Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Suy niệm Tin Mừng LỄ SINH NHẬT ĐỨC TRINH NỮ MARIA (Hiền Lâm)

Ngày 8/9

LỄ SINH NHẬT ĐỨC TRINH NỮ MARIA

 

I. BÀI TIN MỪNG: Mt 1,1-16.18-23

Đây là gia phả Đức Giê-su Ki-tô, con cháu vua Đa-vít, con cháu tổ phụ Áp-ra-ham:
Ông Áp-ra-ham sinh I-xa-ác; I-xa-ác sinh Gia-cóp; Gia-cóp sinh Giu-đa và các anh em ông này; Giu-đa ăn ở với Ta-ma sinh Pe-rét và De-rác; Pe-rét sinh Khét-xơ-ron; Khét-xơ-ron sinh A-ram; A-ram sinh Am-mi-na-đáp; Am-mi-na-đáp sinh Nác-son; Nác-son sinh Xan-môn; Xan-môn lấy Ra-kháp sinh Bô-át; Bô-át lấy Rút sinh Ô-vết; Ô-vết sinh Gie-sê; ông Gie-sê sinh Đa-vít.1 Vua Đa-vít lấy vợ ông U-ri-gia sinh Sa-lô-môn Sa-lô-môn sinh Rơ-kháp-am; Rơ-kháp-am sinh A-vi-gia; A-vi-gia sinh A-xa; A-xa sinh Giơ-hô-sa-phát; Giơ-hô-sa-phát sinh Giô-ram; Giô-ram sinh Út-di-gia; Út-di-gia sinh Gio-tham; Gio-tham sinh A-khát; A-khát sinh Khít-ki-gia; Khít-ki-gia sinh Mơ-na-se; Mơ-na-se sinh A-môn; A-môn sinh Giô-si-gia; Giô-si-gia sinh Giơ-khon-gia và các anh em vua này; kế đó là thời lưu đày ở Ba-by-lon.
Sau thời lưu đày ở Ba-by-lon, Giơ-khon-gia sinh San-ti-ên; San-ti-ên sinh Dơ-rúp-ba-ven; Dơ-rúp-ba-ven sinh A-vi-hút; A-vi-hút sinh En-gia-kim; En-gia-kim sinh A-do; A-do sinh Xa-đốc; Xa-đốc sinh A-khin; A-khin sinh Ê-li-hút; Ê-li-hút sinh E-la-da; E-la-da sinh Mát-than; Mát-than sinh Gia-cóp; Gia-cóp sinh Giu-se, chồng của bà Ma-ri-a, bà là mẹ Đức Giê-su cũng gọi là Đấng Ki-tô.

Sau đây là gốc tích Đức Giê-su Ki-tô: bà Ma-ri-a, mẹ Người, đã thành hôn với ông Giu-se. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. Ông Giu-se, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo. Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: “Này ông Giu-se, con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giê-su, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ.” Tất cả sự việc này đã xảy ra, là để ứng nghiệm lời xưa kia Chúa phán qua miệng ngôn sứ: Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là “Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta.”

 

II. SUY NIỆM 

 

CHIÊM NGẮM THIÊN CHỨC LÀM MẸ

       

Bài Tin Mừng về lễ sinh nhật của Mẹ Maria hôm nay, thánh ký Mátthêu kể cho chúng ta nghe về gia phả của Chúa Giêsu xuyên suốt lịch sử cứu độ. Lịch sử đó bắt đầu từ Thiên Chúa sáng tạo con người đầu tiên cho đến Thiên Chúa nhập thể làm người và cứu độ con người. Trong đó, A-đam và E-va trong cuộc Sáng Tạo đã sa ngã, thì đây cần một A-đam mới cùng với sự cộng tác của E-va mới để phục hồi nhân loại trong cuộc Tân Sáng Tạo. Mẹ Maria chói sáng trong vai trò E-va mới, Mẹ có phúc hơn mọi người phụ nữ và đem lại vinh dự cho mọi phụ nữ trên đời.

 

1. Người nữ trong công trình sáng tạo.

       Bản gia phả và việc sinh hạ Chúa Cứu Thế đưa ra một cái nhìn mới về chỗ đứng của người nữ trong việc cộng tác sáng tạo và cứu độ của Thiên Chúa, trong đó, Mẹ Maria là người nữ tuyệt hảo được Thiên Chúa sủng ái và có thần thế trước mặt Người.

       Giữa một xã hội Do Thái trọng nam khinh nữ, thậm chí người phụ nữ được xếp hàng thứ sáu, đứng sau cả vật nuôi. Người phụ nữ Do Thái hầu như không có tiếng nói, đến cả việc cưới xin và ly hôn cũng do quyết định của người nam.

       Xuyên suốt Thánh Kinh Cựu Ước, hầu như lãng quên bóng dáng của người phụ nữ, rải rác một ít chỗ nhắc tới một số phụ nữ, nhưng phần lớn thường là những chuyện chẳng vẻ vang gì (trừ Giuđitha, Etthe và vài ngôn sứ), thậm chí còn coi họ như là cạm bẫy cho đàn ông.

       Các kinh sư Do Thái tuyệt đối không nhận phụ nữ làm đồ đệ, họ phân biệt đối xử trong mọi sinh hoạt xã hội, kể cả việc phụng tự và các nghi lễ thanh tẩy.

       Thế nhưng, trong thời đại Tân Ước, thánh Matthêu đã bắt đầu với việc kể tới bốn người phụ nữ trong gia phả của Chúa Giêsu (Tharma, Rakhap, Rút, Maria) xuyên suốt lịch sử cứu độ và đỉnh điểm của mẫu phụ nữ tuyệt vời là Mẹ Maria.

       Dù Thánh Kinh không để lại cho chúng ta một dấu tích nào về ngày sinh nhật của Mẹ Maria, cũng không cho biết tên song thân của Mẹ, nhưng truyền thống cho biết song thân của Mẹ là thánh Gioakim và Anna, và việc mừng kính ngày sinh nhật của Mẹ đã có rất lâu trong Phụng Vụ Giáo Hội.

 

2. Ý nghĩa việc sinh hạ Chúa Giêsu

       Việc mừng sinh nhật của Mẹ Maria cũng là dịp để chúng ta chiêm ngắm chức năng Mẹ là Mẹ Nhân Loại – là mọi người chúng ta, đồng thời mừng chúng ta được Mẹ sinh ra cách huyền nhiệm dưới chân thập giá Chúa Giêsu và chúng ta được làm con của Mẹ.

       Mẹ Maria được mời gọi và ưng thuận làm Mẹ Chúa Chúa Kitô, Đầu của nhân loại. Nếu làm Mẹ của Đầu thì cũng là Mẹ của toàn thể. Đó là nền tảng đầu tiên của mẫu tính thiêng liêng đối với loài người. Nhưng Chúa Kitô đã thực hiện viên mãn ơn gọi của nhân loại mới, còn đa số nhân loại thì đang trên đường thực hiện ơn gọi của mình. Mẹ Maria là Mẹ của nhân loại đã hoặc đang trên đường lãnh nhận ơn cứu độ .

       Mẹ Maria là Mẹ của nhân loại vì đã chuyển đạt cho nhân loại sự sống thần linh, sự sống vĩnh cửu, khởi đi từ việc sinh Đấng Cứu Thế được trao ban cho nhân loại. Vì Mẹ Maria chỉ có ý nghĩa trong tương quan với Chúa Kitô, nên mẫu tính của Người cũng chỉ có nền tảng khi được nối kết với Chúa Kitô. Khi sinh ra Chúa Kitô, tác giả sự sống thần linh, cho thế gian, Mẹ Maria thực sự là Mẹ nhân loại, nhưng là một nhân loại mới. Là “Eva mới”, Mẹ Maria cũng là Mẹ các chúng sinh (x. St 3, 20).

       Sứ mệnh làm mẹ của Mẹ Maria thiết yếu gắn liền với sự sống siêu nhiên. Mẹ Maria là mẹ của loài người bằng cách làm cho đời sống ân sủng, sự sống của Chúa Kitô được nảy sinh và triển nở nơi các tâm hồn. Đối với các tâm hồn sống trong ân sủng, Mẹ Maria dẫn đưa họ đến một đời sống ngày càng mật thiết hơn với Chúa Giêsu, còn đối với các tâm hồn tội lỗi, Mẹ là hiện thân của sự khoan dung nhân hậu. Có thể nói, việc sinh ra Chúa Giêsu cho nhân loại, cũng có nghĩa là Mẹ Maria đã cho nhân loại sự sống siêu nhiên, điều đó cũng thật như những người mẹ cho con cái mình sự sống tự nhiên vậy. Mẹ Maria nuôi nấng, phù hộ, làm lớn lên và phát triển sự sống siêu nhiên của nhân loại để đưa nó tới chỗ hoàn hảo .

       Giáo huấn của thánh Phaolô hướng mọi người Kitô hữu về chức làm mẹ thiêng liêng của Mẹ Maria, khi thánh nhân thích diễn tả những điều kỳ diệu của mầu nhiệm, nhờ đó Kitô hữu chỉ trở thành một thân thể với Đức Kitô: là chi thể của Đức Kitô, nên phải tham dự vào những đoạn đời khác nhau của Đức Kitô (x. Rm 6). Nói cách khác, các Kitô hữu là con cái và thừa tự của cùng một Chúa Cha với Đức Kitô. Cũng theo dòng tư tưởng đó, có thể kết luận rằng: các Kitô hữu cũng được cưu mang và sinh ra bởi Mẹ Maria với Đức Kitô và có cùng một mẹ với Người.

 

       Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết noi gương Mẹ Maria,  tôn trọng phẩm giá người nữ, đồng thời biết cộng tác vào việc sinh ra nhiều con cái cho Chúa qua việc loan báo Tin Mừng đem nhiều người về cho Chúa. Amen.

 

Hiền Lâm.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...