Chủ Nhật, 16 Tháng 3, 2025

SUY NIỆM TIN MỪNG LỄ THÁNH GIA, NĂM C, GIA ĐÌNH THÁNH GIA

GIA ĐÌNH THÁNH GIA

Lc 2,41-51

Gia đình là chủ đề của tông huấn “Niềm Vui và Tình Yêu” do đức thánh cha Phanxicô viết. Tông huấn này gồm chín chương và được chia làm 325 số. Trong đó, số 166 ngài nói: “Gia đình không chỉ là nơi sinh ra, nhưng còn là nơi tiếp đón sự sống mới đến như một quà tặng Thiên Chúa gởi đến… Mỗi sự sống cho phép chúng ta khám phá ra chiều kích vô vị lợi của tình yêu”. Và Giáo Hội Việt Nam năm nay chọn chủ đề “đồng hành cùng gia đình gặp khó khăn.” Chọn chủ đề này, chắc chắn các vị hữu trách trong Giáo Hội đã thấy tầm quan trọng của đời sống gia đình trong sự tồn tại và phát triển Giáo Hội. Cho nên, mừng lễ Thánh Gia một lần nữa Giáo Hội muốn mọi con cái hãy lấy Gia Đình Thánh làm mẫu mực để học hỏi và sống cho đúng nghĩa một gia đình.

Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, khi vào trần gian cũng đến trong một gia đình đích thực, có Đức Maria là mẹ và thánh Giuse là cha. Nơi gia đình này, Đức Giêsu được sống, được làm người, được lớn lên trong sự bao bọc, yêu thương của cha mẹ. Ngài cũng là một đứa trẻ phải học hành, làm việc theo khả năng như mọi đứa trẻ khác. Chính vì vậy, trong sứ vụ công khai người ta đã nói Ngài là con bác thợ mộc (x. Mt 13,55). Rồi hôm nay, trẻ Giêsu cùng cha mẹ lên Jerusalem để tham dự nghi lễ buộc của người Dothái (x. Xh 32,14-17).

Qua Tin Mừng Luca cho ta thấy, cha mẹ của trẻ Giêsu rất nghiêm túc trong việc giữ lề luật. Bởi vậy, ngay khi mới mười hai tuổi Đức Giêsu đã cùng với gia đình lên dự lễ. Và cũng trong dịp này, gia đình trẻ Giêsu đã xảy ra sự cố là sau khi kỳ lễ kết thúc, Đức Giêsu đã ở lại trong Đền Thờ mà cha mẹ Ngài không hay biết gì cả. Một vấn đề được đặt ra là tại sao trẻ Giêsu lại không cùng đi chung với cha mẹ? Có lẽ đã nhiều lần trẻ Giêsu cùng cha mẹ lên Jerusalem dự lễ và đã không có chuyện gì xảy ra. Cho nên lần này cha mẹ Ngài cũng tưởng như những lần trước là Ngài đi chung với bà con lối xóm (x. Lc 2,44).

Không như suy nghĩ quen thuộc, lần này cha mẹ của Ngài đã bị lạc mất con. Họ đang đau khổ bồn chồn, lo lắng. Chắc đã có lúc họ tự trách mình đã không chu đáo trong việc chăm sóc con của mình. Nhưng sau bao lo lắng và bôn ba đi tìm, họ đã được lại người con yêu của mình, đang ngồi chung với các bậc thầy Do thái, trong một tư thế vừa đặt câu hỏi vừa trả lời. Trong thái độ này cho thấy trẻ Giêsu dường như không lo nghĩ gì về cha mẹ trần thế của Ngài, cho nên khi mẹ Ngài hỏi “Sao con lại làm cho cha mẹ như thế?” (Lc 2,48). Ngài đặt lại vấn đề là: “Tại sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà Cha con sao” (Lc 2,49). Một lối hành xử cho thấy sự trưởng thành của Đức Giêsu. Đến lúc Ngài biết mình phải làm gì rồi, Ngài có bổn phận và ơn gọi riêng phải thi hành. Mặc dầu lời Ngài nói với cha mẹ lúc ấy họ chưa hiểu gì cả, nhưng cũng không vì thế mà cha mẹ Ngài thôi không lắng nghe những lời Ngài nói (x. Lc 2,51b). Và rồi sau khi cuộc đối thoại của Ngài với cha mẹ kết thúc, Ngài trở về Nadaret và hằng vâng phục các ngài (x. Lc 2,51).

Những gì đã xảy ra trong mái ấm gia đình Nadaret, cách nào đó cũng đang xảy ra trong mỗi gia đình chúng ta hôm nay, cách riêng là các gia đình công giáo. Vì vậy có thể nói: cách gia đình Thánh Gia xử lý đã trở thành một mẫu mực để tất cả mọi gia đình khác phải noi theo. Bởi trong chính gia đình thánh này, mỗi người đều hết mực tôn trọng và lắng nghe nhau và cùng đồng hành với nhau vượt qua mọi gian khó. Mỗi người luôn sống sứ mệnh là công dân Nước Trời và cũng là công dân trần thế. Và, chúng ta, những người sống đời tu hay đời sống hôn nhân gia đình đều phải đóng vai trò là một Giêsu, một Maira và một Giuse trong sứ mệnh của mình. Để trong từng công việc, chúng ta đều trở thành chi thể của nhau, trong sự vâng phục, yêu mến và trân qúy lẫn nhau. Mỗi người chúng ta phải trở thành những ngọn nến hồng làm ấm lên chính gia đình, cộng đoàn mình đang sống. Và như gia đình Thánh Gia, chúng ta sống cho nhau và vì nhau, cùng nhau tìm đến nguồn ơn cứu độ là Thiên Chúa.

M. Zita Hiển, CĐ Phước Thiên

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa nhật II MC – C: Đức tin biến đổi cuộc đời

Chúa nhật II MC - C Lc 9,28b-36  ĐỨC TIN BIẾN ĐỔI CUỘC ĐỜI Các môn đệ chịu nhiều gian khổ khi đi theo Chúa Giêsu. Các môn đệ...

Chúa Nhật I, Mùa Chay, Năm C (Lc 4,1-13) Ba cơn cám dỗ

Chúa Nhật I, Mùa Chay, Năm C (Lc 4,1-13) Ba cơn cám dỗ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu dù là Ngôi Hai Thiên Chúa, nhưng...

Chúa Nhật I Mùa Chay, Lc 4,1-13: Những cám dỗ

    NHỮNG CÁM DỖ M. Bartholomeo Nguyễn Văn Thời, Châu Thủy Ma quỉ là loài xảo quyết nhất trên đời. Ma quỉ tìm mọi cách, mọi mánh...

Chúa Nhật I Mùa Chay, Lc 4,1-13: Cám dỗ

    CÁM DỖ (Lc 4,1-13) Luân An, Phước Lý Sống giữa xã hội Việt Nam hôm nay, chúng ta đang được chứng kiến một sự thanh lọc mạnh...

Chúa Nhật VIII, Thường Niên, Năm C (Lc 6, 39-45) “Người tốt thì lấy ra cái tốt từ lòng mình”

Chúa Nhật VIII, Thường Niên, Năm C (Lc 6, 39-45) “Người tốt thì lấy ra cái tốt từ lòng mình” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Sàng rồi...

Chúa Nhật VIII TN, C, Lc 6,39-45: Những bài học đáng quý

    NHỮNG BÀI HỌC ĐÁNG QUÝ (Lc 6,39-45) M. Eugenio Nguyên, Phước Lý Không như mọi khi, bài giảng hôm nay Chúa Giêsu không nói với đám đông...

Chúa Nhật VII, Thường niên, Năm C (Lc 6,27-38) “Tha kẻ dể ta”

    Chúa Nhật VII, Thường niên, Năm C (Lc 6,27-38) “Tha kẻ dể ta” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Khoảng 9h sáng, thứ Tư, ngày 2/2/2022, trong thánh...

Chúa Nhật VII TN, C, Lc 6,27-38: Lòng bao dung và tha thứ

    LÒNG BAO DUNG VÀ THA THỨ (1Sm 26,2.7-9.12-13.22-23; 1Cr 15,45-49; Lc 6,27-38) Viết Trung, Phước Lý “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em...

Chúa Nhật VII TN – C: Yêu thương kẻ thù

    Chúa Nhật VII TN - C YÊU THƯƠNG KẺ THÙ (1Sm 26,2.7-9.12-13.22-23; 1Cor 15,45-49; Lc 6,27-38) M. Bosco, Phước Sơn Yêu thương kẻ thù là đặc nét của...

Phúc Thật

Chúa nhật 6 Thường niên năm C (Gr 17, 5-8 ; Tv 1, 1-2. 3. 4 và 6 ; 1 Cr 15, 12. 16-20 ;...