Chủ Nhật, 16 Tháng 3, 2025

Suy niệm Tin Mừng Lễ Thánh Gia: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC THEO GƯƠNG THÁNH GIA

 

 

XÂY DỰNG GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC THEO GƯƠNG THÁNH GIA

(Lc 2,22-40)

 

 M. Damasceno Hùng, PL

 

Có nhiều sự bất hạnh trong cuộc sống, nhưng không có nỗi bất hạnh nào lớn hơn là không có một gia đình để được yêu thương. Gia đình không chỉ là ngôi nhà để che nắng che mưa, nhưng là nơi mà cha mẹ và con cái được sưởi ấm bởi tình yêu, yêu và được yêu. Ở đó, mỗi người biết mình được tôn trọng, cảm thông và chia sẻ. Có thể nói không ở đâu con người được hạnh phúc bằng khi được sống trong gia đình có mẹ có cha và có anh chị em. Thế nhưng, xưa cũng như nay, gia đình luôn phải phải đối mặt với rất nhiều thách đố có thể làm rạn nứt hạnh phúc. Lễ Thánh Gia Thất không những là dịp để tôn vinh các gia đình mà còn là cơ hội để chúng ta nhìn lại mẫu gương của gia đình Nazareth để xây dựng hay vực dậy hạnh phúc linh thiêng của mỗi gia đình chúng ta.

 

Có người đã từng viết rằng: “Mưa nói trời cũng có lúc khóc, hoa hồng nói tình yêu cũng có độ héo tàn, ly biệt nói cô đơn thì buồn tẻ vô vị, cà phê nói đời cũng nên chịu đắng cho quen. Đường đi nhiều cũng mệt, rượu uống mãi cũng say, còn hạnh phúc có giữ được hay không là tùy ở bạn”. Thật vậy, hạnh phúc nhiều khi tùy thuộc vào yếu tố chủ quan hơn là khách quan. Có thể có hai người ở trong một hoàn cảnh tương tự nhau, nhưng có một người cảm thấy hạnh phúc còn người kia chỉ toàn thấy khổ đau bất hạnh. Cũng chỉ là chai nước còn một nửa, người này thì bảo: “vẫn còn nửa chai nước”, còn người kia hốt hoảng: “chỉ còn nửa chai nước thôi”.

 

Người ta cứ tưởng một gia đình thánh thiện như gia đình Nazareth là một gia đình không gặp khó khăn. Đâu phải có Chúa là tránh được những căng thẳng, long đong. Nhưng không ai nói Thánh Gia là một gia đình không hạnh phúc. Ngay từ đầu, mối tình của Giuse và Maria đã có những hiểu lầm bối rối. Sau này, đôi vợ chồng trẻ này phải trải qua biết bao cơ cực: vợ sắp sinh đi tìm một quán trọ để qua đêm nhưng không có, cuối cùng phải vào một chuồng súc vật và sinh con ở đó, và rồi sau đó đã phải vội vã đi lánh nạn trong một cuộc hành trình cam go và sống giữa những người xa lạ (x. Mt 2,13-18).

 

Khi được sứ thần Thiên Chúa báo mộng vua Herode đang tìm cách giết trẻ Giêsu, thánh Giuse và Đức Maria đã đem Đức Giêsu trốn sang Ai cập. Thánh Giuse là trung tâm của câu chuyện. Là chủ gia đình, thánh nhân chịu trách nhiệm bảo vệ gia đình mình, nhưng luôn luôn được giới thiệu như một người vô danh cho hai nhân vật khác là Hài nhi và Mẹ Maria. Nhưng chúng ta phải biết Giuse có tầm quan trọng lớn lao, thánh nhân không nói một lời. Chính ông là người ở phần trước sân khấu, là người nhận trực tiếp các sứ điệp trên trời. Nhưng thánh nhân không nói mà hành động. Chúng ta đã thấy Giuse bối rối trong khi nhận thấy Đức Maria có thai mà không phải của mình, Giuse cũng bối rối không biết phải đối diện với điều đó ra sao. Nhưng bây giờ chúng ta thấy Giuse là con người quyết định nhanh chóng. Ngay khi hiểu sứ mạng của mình là người cha hợp pháp của Đức Giêsu, người biết rằng từ nay về sau cuộc đời của người có một mục đích rõ ràng đó là chăm sóc Con Trẻ và mẹ Ngài. Khi biết Hài Nhi Thánh bị đe dọa, người cha này đã đưa gia đình mình đi trốn ngay trong đêm khuya trắc trở. Mạng sống của Thiên Chúa được trao phó trong tay một con người và người ấy đã không làm ta thất vọng. Niềm tin vào Thiên Chúa và yêu thương vợ con phải là điểm rực sáng nhất của cuộc đời thánh Giuse. Mạng sống của Thiên Chúa được đặt lại trong tay những người có niềm tin và lòng bác ái. Đó là bí quyết lớn nhất của người làm chủ để có thể giữ được hạnh phúc trong gia đình Nazareth.

 

Mối đe dọa lớn nhất trong gia đình là yếu kém đức tin. Bí quyết để giữ được hạnh phúc trong gia đình Thánh là bảo vệ Chúa. Giữ được Chúa ở lại trong gia đình. Có Chúa có thể gia đình không thoát khỏi những khó khăn, nhưng có Chúa sẽ có hạnh phúc. Sự hiện diện của Chúa Giêsu chính là nền tảng của gia đình Nazareth. Bên cạnh đó, thiếu vắng tình yêu cũng là nguyên nhân dẫn đến sự đổ vỡ trong các gia đình. Chúng ta đã thấy được sự yêu thương âm thầm nhưng mãnh liệt của thánh Giuse đối với Đức Giêsu và Đức Maria. Tình yêu ấy rất tế nhị ngay từ đầu, không nói nhiều nhưng hành động nhanh chóng. Tình yêu là nghệ thuật, cho nên có nhiều gia đình không đạt được tình yêu. Một hành động cụ thể, một sự tương trợ hiệu quả, luôn có giá trị gấp trăm ngàn lần lời nói. Ít ra là sự hiện diện, dù ở hình thức nào, sự gần gũi trong lúc người yêu, người bạn, người thân của mình đang gặp khốn khó, đang đau khổ… cũng đủ nói lên sự trung thành, lòng chung thủy. Mà lòng chung thủy là một yếu tố không thể thiếu để có một gia đình hạnh phúc.

 

Có lẽ chưa bao giờ gia đình lại khủng hoảng trầm trọng trong thế giới như chúng ta đang sống hiện nay. Rất nhiều gia đình trong xã hội là những gia đình đổ vỡ, tan nát: nạn ly thân, ly dị và phá thai…Hơn bao giờ hết chúng ta phải chiêm ngắm mẫu gương Thánh gia ngay trong những hoàn cảnh khó khăn riêng của gia đình mình, để xây dựng hạnh phúc vững bền. Cha mẹ hãy kiến tạo cho con cái một mái ấm gia đình. Xin đừng biến nhà mình thành địa ngục. Muốn vậy, giữ lấy Đức tin và tình yêu là điểm căn cốt của một gia đình Công giáo. Một gia đình hạnh phúc phải là một thế giới xung đột khép lại, một thế giới tình thương mở ra. Là nơi chuyện nhỏ thành quan trọng, chuyện quan trọng thành chuyện nhỏ. Là vương quốc của cha, thế giới của mẹ và thiên đàng của con. Là trung tâm của tình thương mà mọi lời ước nguyện của con tim quyện vào đấy. Là nơi duy nhất trên trần gian mà mọi lỗi lầm và thất bại của con người được che đậy dưới chiếc áo vị tha và lòng bác ái.

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa nhật II MC – C: Đức tin biến đổi cuộc đời

Chúa nhật II MC - C Lc 9,28b-36  ĐỨC TIN BIẾN ĐỔI CUỘC ĐỜI Các môn đệ chịu nhiều gian khổ khi đi theo Chúa Giêsu. Các môn đệ...

Chúa Nhật I, Mùa Chay, Năm C (Lc 4,1-13) Ba cơn cám dỗ

Chúa Nhật I, Mùa Chay, Năm C (Lc 4,1-13) Ba cơn cám dỗ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu dù là Ngôi Hai Thiên Chúa, nhưng...

Chúa Nhật I Mùa Chay, Lc 4,1-13: Những cám dỗ

    NHỮNG CÁM DỖ M. Bartholomeo Nguyễn Văn Thời, Châu Thủy Ma quỉ là loài xảo quyết nhất trên đời. Ma quỉ tìm mọi cách, mọi mánh...

Chúa Nhật I Mùa Chay, Lc 4,1-13: Cám dỗ

    CÁM DỖ (Lc 4,1-13) Luân An, Phước Lý Sống giữa xã hội Việt Nam hôm nay, chúng ta đang được chứng kiến một sự thanh lọc mạnh...

Chúa Nhật VIII, Thường Niên, Năm C (Lc 6, 39-45) “Người tốt thì lấy ra cái tốt từ lòng mình”

Chúa Nhật VIII, Thường Niên, Năm C (Lc 6, 39-45) “Người tốt thì lấy ra cái tốt từ lòng mình” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Sàng rồi...

Chúa Nhật VIII TN, C, Lc 6,39-45: Những bài học đáng quý

    NHỮNG BÀI HỌC ĐÁNG QUÝ (Lc 6,39-45) M. Eugenio Nguyên, Phước Lý Không như mọi khi, bài giảng hôm nay Chúa Giêsu không nói với đám đông...

Chúa Nhật VII, Thường niên, Năm C (Lc 6,27-38) “Tha kẻ dể ta”

    Chúa Nhật VII, Thường niên, Năm C (Lc 6,27-38) “Tha kẻ dể ta” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Khoảng 9h sáng, thứ Tư, ngày 2/2/2022, trong thánh...

Chúa Nhật VII TN, C, Lc 6,27-38: Lòng bao dung và tha thứ

    LÒNG BAO DUNG VÀ THA THỨ (1Sm 26,2.7-9.12-13.22-23; 1Cr 15,45-49; Lc 6,27-38) Viết Trung, Phước Lý “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em...

Chúa Nhật VII TN – C: Yêu thương kẻ thù

    Chúa Nhật VII TN - C YÊU THƯƠNG KẺ THÙ (1Sm 26,2.7-9.12-13.22-23; 1Cor 15,45-49; Lc 6,27-38) M. Bosco, Phước Sơn Yêu thương kẻ thù là đặc nét của...

Phúc Thật

Chúa nhật 6 Thường niên năm C (Gr 17, 5-8 ; Tv 1, 1-2. 3. 4 và 6 ; 1 Cr 15, 12. 16-20 ;...