Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

SUY NIỆM TIN MỪNG LỄ THÁNH TÂM – Trái tim hiền hậu và khiêm nhường

Trái tim hiền hậu và khiêm nhường

Mt 11,25-30    

Vất vả, gian nan, nguy hiểm là những thứ không ai muốn và chẳng ai có thể tránh hết được. Đối diện với hiểm nguy, gian nan, vất vả cũng không ai tự mình vượt thắng hết được. Ai ai cũng cần đến sự giúp đỡ của người khác, cần có nơi nương tựa. Chính Đức Giêsu là nơi nương tựa đáng tín nhiệm và bảo đảm nhất. Bởi lẽ Người có trái tim hiền hậu và khiêm nhường.

1. Đức Giêsu hiền hậu

Đức Giêsu tự giới thiệu mình là người có lòng hiền hậu. Người luôn yêu thương, dịu dàng, tôn trọng và muốn điều tốt lành cho người khác, dù họ có ở trong tình trạng tội lỗi thế nào đi nữa. Điều này được thấy rõ qua cách ứng xử của Người, cách riêng qua hình ảnh người cha trong Tin Mừng Luca chương 15. Đức Giêsu là hiện thân của Chúa Cha. Người mang tâm tình của Chúa Cha. Đối với người cha, con mình trước sau vẫn là con; con ngoan hay con đi hoang vẫn là con. Bởi đó, ngày nào đứa con thứ còn ở nhà, nó ngoan ngoãn hay bướng bỉnh, trái tim của người cha vẫn thể hiện đặc tính hiền hậu đối với con. Chẳng may một ngày nào đó, do suy nghĩ nông cạn, người con thứ đi hoang, thì trong lòng người cha, con vẫn là con. Biết con hư, con rơi vào cảnh cùng cực, người cha lại càng thương. Trái tim của người cha ấy thổn thức, ruột gan của người cha ấy bồi hồi chờ đợi con trở về. Khi thấy con trở về, người cha vui mừng mở rộng vòng tay ôm lấy nó như thể đứa con vẫn là con ngoan như thuở ban đầu.

Đối với người con trưởng ở nhà, bên ngoài xem ra không làm gì mất lòng cha, nhưng trái tim người cha có lẽ đã co thắt đau đớn vì thái độ khinh bỉ, từ chối em và trách móc cha. Người cha vẫn dịu dàng yêu thương, trái tim người cha vẫn quảng đại bao dung đối với người con trưởng, như thể nó không làm điều gì nghịch lòng cha.

Hay như hình ảnh Đức Giêsu trước người phụ nữ phạm tội ngoại tình bị bắt quả tang. Chắc chắn Đức Giêsu không bao giờ tán thành với hành vi phạm tội ngoại tình. Vì Người vẫn dạy về sự chung thủy. Trong trường hợp người phụ nữ bị tố cáo phạm tội ngoại tình, có lẽ Đức Giêsu cũng tin thật người phụ nữ này đã phạm tội như lời người ta tố cáo. Có điều là Đức Giêsu có một trái tim thánh, một trái tim hiền hậu. Bởi đó, Đức Giêsu không la rầy người phụ nữ ngoại tình, cũng không kết án chị ta. Trái tim Đức Giêsu mang đặc tính hiền hậu, nên lời nói xuất phát từ trái tim ấy đầy tính dịu dàng, thương cảm, chỉ mong cho người phạm tội làm lại cuộc đời: “Thôi chị về đi, và đừng phạm tội nữa.”

Trái tim Đức Giêsu nổi rõ đặc tính hiền hậu và đồng thời trái tim ấy cũng rất đỗi khiêm nhường.

2. Đức Giêsu khiêm nhường

Khiêm nhường thường được hiểu theo hai nghĩa.

Nghĩa thứ nhất: Khiêm nhường là sống như mình là. Mình thế nào mình nhận mình như vậy, không tự nâng mình lên, cũng không từ chối con người của mình. Khiêm nhường theo nghĩa này cũng được gọi là sống theo sự thật.

Trong cuộc xét xử Đức Giêsu, quan Philatô hỏi Đức Giêsu: “Ông là vua dân Do Thái sao?” Đức Giêsu đã thẳng thắn trả lời: “Đúng như ngài nói đó” (Mt 27,11; Mc 15,2). Nói ra sự thật này, Đức Giêsu không sợ vua Hêrôđê hay ông quan trần gian nào thù ghét và làm hại mình. Lòng khiêm nhường không cho phép Đức Giêsu nói dối.

Đức Giêsu nói thật và người cũng làm theo sự thật. Người đã từng khẳng định: “Tôi là đường, là sự thật và là sự sống.” Người rất trung thực và trung thành làm theo ý Chúa Cha. Người đến trần gian để làm theo ý Chúa Cha, nên Chúa Cha bảo sao Người làm như thế.

Đức Giêsu cũng rất đỗi khiêm nhường theo nghĩa thứ hai: là hạ mình xuống. Thánh Phaolô trong thư Philipphê mô tả thật sâu sắc sự khiêm nhường tự hủy này: “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2,6-8).

Nếu kiêu ngạo là nâng mình lên, tự cho mình danh dự, địa vị cao hơn mình là, thì với trái tim khiêm nhường, Đức Giêsu đã làm ngược lại: tự hủy mình ra không, đến mức bằng lòng chết ô nhục trên thập giá. Chúa còn để cho lưỡi đòng của tên lính mở rộng cạnh sườn cho nước và máu từ trái tim rất thánh chảy ra. Hình ảnh này biểu lộ đặc nét “hai trong một”: một trái tim vừa khiêm nhường thẳm sâu, vừa yêu thương trào tràn.

Đức Giêsu như thấy trước con người sống ở trần gian thường rơi vào cảnh mệt mỏi vì gánh nặng: gánh nặng gia đình, gánh nặng nghề nghiệp, gánh nặng bệnh tật, gánh nặng đau thương trong quá khứ, gánh nặng lo âu về tương lai. Đức Giêsu đã giới thiệu mình có một trái tim hiền hậu và khiêm nhường, và mời gọi mọi người hãy đến với Thánh Tâm Chúa để được nâng đỡ nghỉ ngơi bồi dưỡng. Chính sức mạnh của tình yêu Chúa sẽ giúp chúng ta vác gánh nặng đời mình mà cảm thấy như nhẹ nhàng.

M. Bosco

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...