Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

SUY NIỆM TIN MỪNG XXVI TN NĂM C, THIÊN ĐÀNG HAY HỎA NGỤC?

Kết quả hình ảnh cho nha phu ho va lazaro

THIÊN ĐÀNG HAY HỎA NGỤC?

Lc 16,19-31

Có câu chuyện kể như sau: Bàn ăn trên Thiên Đàng và dưới Hỏa Ngục đều giống nhau. Người ta dùng những đôi đũa dài hai mét để gắp thức ăn. Các món ăn trên Thiên Đàng cũng giống như dưới Hỏa Ngục. Nhưng có một sự khác biệt, những người trên Thiên Đàng đều béo tốt, còn những người ở Hỏa Ngục thì gầy gòm, ốm yếu, lại thêm những gương mặt cáu bẳn. Bạn có biết vì sao không?

Những người ở Hỏa Ngục chỉ lo gắp thức ăn cho mình thôi, nhưng với đôi đũa dài hai mét làm sao họ có thể đưa thức ăn vào miệng của mình được. Trái lại, trên Thiên Đàng người này quan tâm đến người kia, họ gắp thức ăn cho nhau. Chỉ có cách đó họ mới có thể ăn được.

Đúng vậy, Thiên Đàng là nơi ở cho những ai biết mở lòng đón nhận tha nhân, quan tâm đến tha nhân. Còn Hỏa Ngục là nơi ở cho những ai khép kín, chỉ biết lo nghĩ đến mình. “Chất” Hỏa Ngục – Thiên Đàng hiện hữu trong chính cảnh sống của chúng ta. Nó cũng đã thể hiện trong dụ ngôn “Ông nhà giàu và Lazarô”.

Hai cảnh đời

Ông nhà giàu mặc toàn lụa là, gẫm vóc, Lazarô nghèo nàn rách nát. Ông nhà giàu ở lầu son gác tía, Lazarô lê lết, vật vã ngoài cổng ông nhà giàu. Ông nhà giàu ngày ngày yến tiệc linh đình, Lazarô không  mẩu bánh vụn độ thân. Ông nhà giàu khách khứa tấp nập, Lazarô cô đơn một mình, chỉ có mấy con chó làm bạn. Hai con người, hai cảnh đời, ông nhà giàu sống trong Thiên Đàng dương thế, Lazarô như ở Hỏa Ngục trần gian.

Không gian giữa họ chỉ là một cánh cổng, nhưng họ xa nhau vời vợi. Lazarô chẳng thể gặp được lòng trắc ẩn của ông nhà giàu. Cái mà anh gặp chỉ là mấy con chó đến liếm ghẻ chốc. Ông nhà giàu khép kín trong giàu sang, nhung lụa, yến tiệc linh đình, để rồi ông chẳng bao giờ gặp được những người nghèo với lòng thương xót. Lazarô nằm trước cửa nhà ông, chắc chắn ông này biết Lazarô. Vì khi thấy Lazarô trong lòng tổ phụ Ápraham, ông ta đã gọi chính xác tên của anh. Nhưng ông đã chẳng thể gặp được Lazarô nghèo khó, vì ông không có lòng xót thương. Đúng thật! Gần mặt xa lòng. Đây cũng là hiện trạng của xã hội ngày nay.

Người ta sống cùng nhau trong một khu chung cư, nhưng hai nhà sát vách chẳng hề biết nhau. Người ta sống chung trong một mái nhà nhưng chẳng nhớ ngày sinh nhật của người thân. Cùng khu chung cư, cùng một mái nhà mà còn như thế, nói chi đến những người nghèo bên vệ đường. Làm sao chúng ta có thể động lòng trắc ẩn với những người vô gia cư, những thai nhi bị vứt trong sọt rác… Những vô tâm, vô tình của chúng ta, khiến cái hố phân cách giữa chúng ta với tha nhân, với Thiên Chúa ngày càng lớn thêm. Cái vực thẳm này sẽ đảo ngược ở đời sau.

Tình thế đảo ngược

Cái chết sẽ chẳng chừa ai, nó chiếu cố đến Lazarô và cả ông nhà giàu. Cái chết đã làm thay đổi tình thế. Lazarô nghèo khổ trên trần gian, nay được ở trong lòng tổ phụ Ápraham. Đó là nơi người lành mơ ước khi sống lại. Lazarô được đồng bàn với các tổ phụ, bên lòng Ápraham, tổ phụ đầu tiên, có nghĩa là hạnh phúc anh được thừa hưởng. Trái lại, ông nhà giàu chịu cực hình trong nơi âm phủ, chịu lửa thiêu đốt. Ngày xưa ông yến tiệc linh đình, nay mong có một giọt nước nhỏ vào lưỡi cho đỡ nóng nhưng chẳng được. Bởi vì giữa ông và Lazarô đã có một vực thẳm, chẳng ai có thể qua.

Vực thẳm này không phải là mới, nhưng nó đã có ở ngay trần gian. Bởi thế Hỏa Ngục cũng là một tình trạng xa cách Thiên Chúa và tha nhân kéo dài. Trên dương gian ông nhà giàu quên luật Chúa (mến Chúa yêu người), ông xa cách Thiên Chúa. Ông chẳng đoái hoài Lazarô rách nát ngoài cổng nhà ông. Ông xa cách tha nhân. Nay khi cái chết ập đến, ông cũng xa cách Thiên Chúa và những người lành. Nhưng chỉ khác là tình trạng này là mãi mãi. Vậy ngay bây giờ, nếu chúng ta không dùng sự giàu sang của mình để thu hẹp vực thẳm kia, chúng ta cũng sẽ rơi vào tình cảnh của ông nhà giàu mà thôi.

Có lẽ J.Paul Sarte có lý khi nói: “Tha nhân là hỏa ngục”. Nếu con người chỉ biết lo cho mình, khép kín trong thế giới của riêng mình thì quả là hỏa ngục ngay trần gian. Vậy tôi là hỏa ngục hay thiên đàng của anh em tôi?

Thiên Đàng hay Hỏa Ngục?

Trên dương gian, ông nhà giàu có tất cả mọi thứ cần không do ông bóc lột hay ăn cướp… Nói cách khác ông không hề vi phạm luân lý. Vậy tại sao ông phải trầm luân trong Hỏa Ngục? Còn Lazarô, Chúa Giê-su không trình bày ông với khuôn mặt và hình mẫu của một người tốt. Chúa Giê-su chỉ trình bày ông là một người ăn mày, bên cổng ông nhà giàu. Phải chăng giàu là cái tội, nghèo là tấm vé vào thẳng Thiên Đàng?

Giàu không phải là cái tội để ông nhà giàu phải sa hỏa ngục. Mà vì ông đã không biết xót thương, không biết liên đới, nên ông phải chịu kết cục đó. Nhưng tại sao ông phải liên đới với một người xa lạ? Xa lạ nhưng không xa lạ! Vì chính khi ông gọi tổ phụ Ápraham là cha, ông đã xác nhận giữa ông và Lazarô có mối liên hệ anh em thân thiết. Hơn nữa, Thiên Chúa đã ban trái đất và mọi thứ trong đó cho con người sử dụng (Gaudium et Spes, số 69). Của cải thuộc về mọi người.  Nên “không chia sớt của cải với người nghèo là ăn cắp của họ và lấy đi kế sinh nhai của họ. Của cải chúng ta giữ không phải của riêng chúng ta, mà là của họ” (Evangelii Gaudium, số 57). Cái tội của ông nhà giàu chính là lỗi đức yêu thương. Nghiêm trọng hơn, ông đã không tuân giữ giới răn quan trọng nhất: “Mến Chúa yêu người”.

Còn Lazarô, không phải vì cái nghèo mà anh có tấm vé vào thẳng Thiên Đàng. Nhưng bởi tâm tình phó thác và tin cậy vào Chúa. “Lazarô có nghĩa là được Chúa phù trợ”. Ngay ở trần gian, anh tin tưởng vào Chúa. Sống trong cảnh nghèo nhưng anh không than van kêu trách, không trộm cướp lưu manh, nhưng chỉ một mực cậy trông. Chính vì thế, anh được Chúa phù trợ. “Kẻ nghèo đói Chúa ban của đầy dư” (Lc 1, 52-53).

Trong chúng ta có người giàu, người nghèo. Nhưng chúng ta đã làm gì? Những người giàu có thực tình chia sẻ với những người nghèo hay không? Có tránh hai mối nguy của sự giàu có (khép kín với Thiên Chúa, vì cậy vào những an toàn giả tạo; khép kín với tha nhân vì những tiện nghi, không muốn chia sẻ) để lắng nghe Lời Chúa: Mến Chúa yêu người không? Hay những người giàu chỉ biết nghĩ đến mình, nới rộng hố ngăn cách giàu nghèo.

Còn những người nghèo có thực sự cậy trông vào Thiên Chúa, hay cậy vào chút sức riêng? Những người nghèo có tín thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa, hay chỉ biết kêu ca, phản kháng, làm mọi cách để có thể thỏa mãn nhu cầu… ?

Mỗi người trong chúng ta, đều có thể là người giàu, cũng có thể là kẻ nghèo khó. Nhưng chúng ta sống tâm tình nào? Giàu biết thương xót, chia sẻ; nghèo biết tín thác cậy trông, hay chúng ta làm thể khác? Người giàu biết thương xót chia sẻ, thì trần gian cũng chính là Thiên Đàng. Người nghèo biết cậy trông thì hỏa ngục trần gian cũng là Thiên Đàng. Vì cả hai đều kết hợp với Thiên Chúa. Nơi đâu có Chúa chính đó là Thiên Đàng, nơi đâu vắng Chúa chính đó là Hỏa Ngục. Thiên Đàng hay Hỏa Ngục, chỉ là tình trạng có Chúa (Tình thương) hay không mà thôi!

Lạy Chúa! Nơi nào có yêu thương, đó là Thiên Đàng, xin giúp con yêu thương mọi người, chia sẻ và đồng cảm với mọi người, để cảnh sống của chúng con là Thiên Đàng và làm chứng cho cuộc sống mai sau. Nơi nào vắng yêu thương, đó chính là Hỏa Ngục. Xin Chúa giúp con bớt đi những hiềm thù, kích động… để “chất” Hỏa Ngục nhường chỗ cho không khí Thiên Đàng.

Ân Tâm – Cộng Đoàn Phước Vĩnh

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...