Thứ Năm, 28 Tháng Ba, 2024

SUY NIỆM VỀ MÙA VỌNG_Lm. Hoàng Luật

SUY NIỆM VỀ MÙA VỌNG

Năm Phụng vụ Giáo hội bắt đầu bằng Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng. Theo Quy Luật Tổng Quát Về Năm Phụng Vụ và Niên Lịch số 39, Mùa Vọng có hai đặc tính: vừa là mùa chuẩn bị lễ trọng Giáng Sinh, trong lễ này kính nhớ việc Con Thiên Chúa đến lần thứ nhất với loài người; vừa là mùa mà qua việc kính nhớ này, các tín hữu hướng lòng trông đợi Chúa Kitô đến lần thứ hai trong ngày tận thế. Vì hai lý do này, Mùa Vọng được coi như mùa sốt sáng và hân hoan mong đợi. Tại sao gọi là Mùa Vọng. Mùa Vọng có ý nghĩa gì với đời sống người Kitô hữu?

1. Tại sao gọi là Mùa Vọng?

Mùa Vọng, ngày xưa thường gọi là “Mùa Áp”. Tiếng Hy Lạp là “parousia ” được Giáo hội dùng trong những thế kỷ đầu. Sau đó dịch qua tiếng Latinh là Adventus, nhằm nói tới sự đến của ai đó hay ai đó sẽ đến. Hạn từ này được dịch ra tiếng Việt là Mùa Vọng. Trong ngôn ngữ Kitô giáo, adventus nói trước tiên về mầu nhiệm Nhập thể của Thiên Chúa. Mùa Vọng được đặt chung trong chu kỳ của lễ Noël, ý nói đặc biệt đến việc chuẩn bị cho lễ đón Chúa đến[1].

Và theo Hán-Việt chữ Vọng có 2 nghĩa: nghĩa thứ nhất  (gồm chữ Nữ và chữ Vô) là Viễn vông, hư giả. Chữ Vọng này hiểu là vô vọng. Nghĩa thứ hai (gồm chữ Chủ, chữ Nguyệt và chữ Vô) là trông mong, chờ đợi, ngưỡng mộ, hy vọng. Nó còn có nghĩa là ngưỡng vọng, ngửa trông lên Trời với lòng mong mỏi[2]

Theo tiến trình lịch sử, cho đến thế kỷ thứ VI, Mùa Vọng kéo dài 6 tuần như Mùa Chay. Nhưng từ thế kỷ thứ 7 Đức Giáo Hoàng Grêgôriô I ấn định là 4 tuần, tượng trưng cho 4000 năm kể từ khi Adam và Eva phạm tội cho đến khoảng thời gian Chúa Giêsu, Đấng Cứu Chuộc nhân loại giáng sinh. Hoặc tượng trưng thời gian 40 năm dân Do Thái lang thang trong sa mạc trước khi được vào đất Hứa.

Như thế, Mùa Vọng như muốn gợi lên một điều gì đó quan trọng đã xảy ra trong quá khứ và sẽ xảy đến trong tương lai mang nhiều ý nghĩa đối với đời sống đức tin người Kitô hữu. Trong quá khứ Dân Israel trông chờ Đấng Cứu Thế đến suốt mấy ngàn năm, cuối cùng Người đã đến. Người Kitô hữu hôm nay cũng đang trông mong Chúa đến lần thứ hai, Người cũng sẽ đến nhưng không biết ngày giờ phút nào nên phải sống tinh thần tỉnh thức, trông chờ, hy vọng. 

2. Mùa Vọng được chia làm hai giai đoạn

Mùa Vọng được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn thứ nhất từ Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng kéo dài đến hết ngày 16 tháng 12. Ý nghĩa của giai đoạn này là hướng lòng các tín hữu về ngày Chúa Kitô ngự đến lần thứ hai trong vinh quang, tức ngày quang lâm, ngày tận thế. Vì vậy, các bài đọc phụng vụ trong giai đoạn này thường nói tới việc “tỉnh thức và cầu nguyện”(x. Mt 24,37-44); nói tới việc dọn đường đón Chúa đến: quanh co uốn cho ngay, gồ ghề san cho bằng(x. Lc 3,1-6), như muốn thúc dục các tín hữu sửa sang lại đời sống trong khi chuẩn bị tâm hồn mừng kỷ niệm Con Thiên Chúa Giáng sinh làm người, và cũng chuẩn bị đón Chúa đến trong ngày cánh chung, nhất là đón Chúa đến qua giờ chết mỗi người.  Như lần thứ nhất Ngài nói sẽ đến cứu độ và Ngài đã thật sự hạ sinh làm người. Trước khi về trời Ngài nói sẽ đến lần thứ hai thì chắc chắn Ngài cũng sẽ đến với nhân loại như lần thứ nhất mà giai đoạn thứ hai của Mùa Vọng diễn tả. Giai đoạn thứ hai kéo dài một tuần lễ, từ ngày 17 đến 24 tháng 12, nhằm chuẩn bị trực tiếp mừng đại lễ Giáng Sinh, tức tưởng niệm biến cố Con Thiên Chúa đã ngự đến trần gian lần thứ nhất. Các bài đọc Cựu Ước trích lại sách các ngôn sứ, nhắc lại lời hứa ban Đấng Cứu Thế và việc dân Israel chuẩn bị đón nhận Ơn cứu độ. Các bài đọc Tân Ước cho thấy lời các ngôn sứ thuở xưa được ứng nghiệm trong Đức Giêsu.

3. Mùa Vọng với người Kitô hữu

Hằng năm khi khí trời trở lạnh, báo hiệu Mùa Vọng; Năm Phụng Vụ mới sắp đến. Sinh hoạt xã hội, tôn giáo, đặc biệt Kitô giáo trở nên vui tươi, náo nức rộn ràng hướng tới lễ Chúa Giáng sinh. Khắp nơi vang lên những bài thánh ca về Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh, nghe thật linh thiêng, thánh thiện, sâu lắng. Những cánh thiệp, các kiểu hang đá, nhiều ngôi sao xinh xắn, đủ loại cây thông, Ông Già Noel, đồ trang trí … được trưng bày khắp nơi. Các ca đoàn lo tập hát. Các Sr. lo tập múa. Người ta bắt đầu gửi cho nhau những cánh thiệp chúc mừng Chúa Giáng sinh thật đẹp và ý nghĩa. Bầu khí nhộn nhịp hân hoan.

Nếu chỉ dừng lại vẻ bên ngoài qua sinh những sinh xã hội mà thôi chưa đủ, các tín hữu cần phải đi vào chiều sâu của mầu nhiệm và ý nghĩa của việc mong chờ Đấng Cứu Độ. Thật vậy, Mùa Vọng trước tiên là để chúng ta nhớ lại, làm sống lại tình thương của Chúa với nhân nhân loại qua lịch sử cứu độ. Qua việc sống lại biến cố này, chúng ta có kinh nghiệm về sự yếu đuối phận người, về tình thương cao cả của Thiên Chúa, để xứng đáng với ơn cứu độ Chúa thương ban. Để Mùa Vọng trở nên hữu ích, thiết nghĩ mỗi Kitô cần nghe và thực hành lời Chúa và thánh Gioan Tẩy Giả kêu mời.

Trước hết, Chúa mời gọi phải tỉnh thức và cầu nguyện. Tại sao phải tỉnh thức và cầu nguyện? Vì có nhiều người sống như không bao giờ chết. Họ bị ru ngủ bởi những lạc thú trần gian: chè chén say sưa, lo lắng sự đời, bất công, tham nhũng, gian dối, vô tâm, độc ác. Họ bị cuốn hút bởi đam mê danh vọng, quyền lực mà quên đi có những cái bất ngờ sẽ đến đó là sự chết. Cho nên Chúa Giêsu mời gọi hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn: Vậy anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo Ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em(x.Lc 21, 34). Tỉnh thức để nhận ra sự thật, nhận ra những điều sai trái trong cuộc đời để tránh xa vì nó đưa tới sự chết. Muốn nhận ra sự thật, nhận ra điều sai trái thì phải cầu nguyện. Cầu nguyện để xin Thiên Chúa soi sáng, để biết những nguy hiểm của kẻ thù. Chúa Giêsu liệt kê hai kẻ thù nguy hiểm nhất cần phải tránh đó là chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa và lo lắng sự đời. Chè chén say sưa làm cho thân xác nặng nề và tinh thần mệt mỏi. Khi đã mệt mỏi và nặng nề, họ không còn khôn ngoan và nghị lực để làm điều Thiên Chúa muốn. Lo lắng sự đời bao gồm nhiều lãnh vực như: danh vọng, quyền bính, tiền của, ham muốn xác thịt. Tất cả những thứ này có thể làm cho con người không còn mong muốn Nước trời nữa; vì “của cải ở đâu, lòng trí con người ở đó.” Thánh Phaolô cũng khuyên: trong khi chờ đợi Chúa ngự đến, chúng ta hãy sống tốt, không có gì đáng trách(x. 1Tx 5, 23)

Thứ đến, thánh Gioan Tẩy Giả kêu gọi: nơi cao hãy bạt xuống, quanh co hãy uốn lại, lỗi lõm hãy lấp lại cho đầy(x. Lc 3,1-6). Nơi cao, quanh co ở đây có thể là sự kiêu ngạo, sự gian dối, mưu mẹo, hận thù, thiếu sự đạo đức, thiếu niềm tin… Nếu sự quanh co, lồi lõm, gồ ghề của con đường vật chất làm cho người ta khó chịu thế nào, thì những tật xấu của chúng ta cũng sẽ bất kính với Chúa, làm cho Ngài không vui như vậy. Vâng lời thánh Gioan, chúng ta hãy sửa sang lại con đường tâm hồn, tức là chừa bỏ những tật xấu để đón Chúa; đón Chúa qua dịp lễ Giáng sinh, hướng tới ngày Chúa quang lâm và nhất là đón Chúa qua giờ chết của mỗi người.

Ước mong trong Mùa Vọng này, trong khi trông chờ Chúa đến, mỗi người cố gắng hoán cải đời sống bằng những việc làm cụ thể: sống niềm tin, thực thi đức bái ái yêu thương, sống công bình và tôn trọng nhau hơn, vì khi Chúa đến Ngài sẽ dựa trên tiêu chuẩn tình yêu thương và đức ái để xét xử(x. Mt 25, 32-55).

Lm. Louis Gonzaga Hoàng Luật

 

[1] X. Fr. Joseph Nguyễn Hiển, OP. Catechesis.net

[2] X. http://www.simonhoadalat.com/giaoducgd/TuDuc/126SongMuaVong.htm

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hồng Ân Thánh Hiến – Đan Viện Xitô Châu Thủy, 11.07.2023

HỒNG ÂN THÁNH HIẾN - ĐAN VIỆN XITÔ THÁNH MẪU CHÂU THỦY Hôm nay ngày 11.07.2023, Giáo hội mừng lễ thánh Biển Đức viện phụ,...

Thánh lễ An Táng – Đan sĩ Maria Phêrô Hoàng Văn Thành

THÁNH LỄ AN TÁNG - Đan sĩ Maria Phêrô Hoàng Văn Thành Cách đây gần 4 tháng Đan viện Xitô Thánh Mẫu Châu Thủy đã...

Thánh lễ An táng Đan sĩ Lm. M. Clemente Phạm Sĩ Ân 10.02.2023

THÁNH LỄ AN TÁNG  Đan sĩ Linh mục Maria PHẠM SĨ ÂN         Xem hình ảnh tại đây      Bầu khí Đan...

Lễ Phong chức Linh mục tại Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Thủy 19.12.2022

THÁNH LỄ PHONG CHỨC LINH MỤC tại Đan viện Xitô Thánh Mẫu Châu Thủy Thứ ba - 20/12/2022 Xem hình          Gần tới Lễ Chúa...

Xin kính dâng Cha (dâng lễ) St: Lm. Hoàng Luật, Tb: Tốp ca MTG Vinh

https://youtu.be/ZzbEenqJrn0      

LỊCH SỬ ĐAN VIỆN XITÔ THÁNH MẪU CHÂU THỦY

  ĐAN VIỆN XITÔ THÁNH MẪU CHÂU THỦY(Phần I)     I....

Lịch sử Đan viện Xitô Thánh Mẫu Châu Thủy(Phần II)

  LỊCH SỬ ĐAN VIỆN XITÔ THÁNH MẪU CHÂU...

Lễ Phong Chức linh mục và Phó Tế, Cộng Đoàn Châu Thủy

LỄ PHONG CHỨC LINH MỤC VÀ PHÓ TẾ Đan...

Khấn Dòng Đan viện Xitô Thánh Mẫu Châu Thủy

ĐAN VIỆN XITÔ THÁNH MẪU CHÂU THỦY: HỒNG...

Cảm nghiệm của một linh mục khi đến tĩnh tâm tại Đan Viện Xitô Châu Thủy

CẢM NGHIỆM TUẦN TĨNH TÂM TẠI ĐAN VIỆN XITÔ...