Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

TẤM BÁNH ĐỜI THƯỜNG – TUẦN V PHỤC SINH (TGM GIUSE NGÔ QUANG KIỆT)

THỨ HAI TUẦN V PHỤC SINH

BỎ ĐIỀU HÃO HUYỀN

Cv  14, 5-18; Ga 14, 21-26

  Con người thiện chí. Nhưng dễ rơi vào những điều hão huyền. Dân chúng và các tư tế đền thờ  thần Dớt tại Ly-cao-ni-a là một bằng chứng. Họ nghĩ tưởng về thần thánh theo phạm trù khái niệm họ tự đặt ra. Quả quyết Phao-lô và Bar-na-ba là thần Dớt và thần Hẹc-mét. Trong khi đó không tin lời của chính đương sự nói. Nên Phao-lô khuyên nhủ họ phải từ bỏ những điều hão huyền để trở về với Thiên Chúa là đường ngay nẻo chính.

 Thực ra không ai có thể biết Thiên Chúa. Trừ khi Thiên Chúa tỏ mình cho. Thiên Chúa vượt xa mọi tầm hiểu biết của con người. Vượt xa mọi khái niệm của con người. Vượt xa mọi điều con người có thể suy nghĩ và mường tượng ra. Nhưng Thiên Chúa cũng không thể tỏ mình cho bất cứ ai. Thiên Chúa không tỏ mình một cách vô lý cưỡng ép. Nhưng chỉ có thể tỏ ra với những điều kiện phải có. Điều kiện đó là tình yêu.

 Thiên Chúa là Tình Yêu. Chỉ những ai yêu mới đón nhận được Thiên Chúa. Không phải yêu lý thuyết nhưng là yêu thực sự cụ thể. Đó là tuân giữ giới răn như Chúa Giêsu đòi hỏi: “Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ đượ Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy”. Thiên Chúa tình yêu tỏ mình ra cho người có tình yêu. Và chỉ người có tình yêu mới hiểu và đón nhận được Thiên Chúa là Tình Yêu.

 Còn hơn cả tỏ mình ra, Thiên Chúa sẽ ở lại và kết hợp với ta trong tình yêu. “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy”. Đó chính là lúc ta cảm nhận được tình yêu thực sự. Đó chính là ta đón nhận được tình yêu thực sự. Tình yêu cụ thể. Tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa. Tình yêu tuyệt hảo giữa Cha và Con trong sự hợp nhất của Chúa Thánh Thần.

 Ta hãy từ bỏ những điều hão huyền. Lối sống hão huyền. Mơ ước hão huyền. Tình yêu hão huyền. Hạnh phúc hão huyền. Yêu mến và tuân giữ Lời Chúa ta sẽ có tình yêu thực sự. Được Thiên Chúa Ba Ngôi Tình Yêu đến ở với ta, ta sẽ cảm nhận được tình yêu thực sự. Sẽ có niềm vui chan chứa. Sẽ hưởng hạnh phúc vĩnh cửu.

 

 THỨ BA TUẦN V PHỤC SINH

 TÂM BẤT BIẾN

Cv 14,19-28; 14,27-31a

Cuộc đời luôn có mâu thuẫn. Vì thế phải chiến đấu. Như Chúa Giê-su.

 Mâu thuẫn đi – đến. Chúa ra đi nhưng không vắng mặt. Mà để hiện diện. Vắng mặt thể lý. Nhưng hiện diện mầu nhiệm. Hiện diện bí tích. Hiện diện thực sự tích cực hơn.

 Mâu thuẫn thế gian – Chúa Cha. Chúa đi vì Thủ lãnh thế gian đến. Không phải Chúa chịu thua ác thần. Nhưng chỉ vì muốn làm trọn thánh ý Chúa Cha.

 Mâu thuẫn chiến đấu – bình an. Từ bỏ thế gian để làm theo ý Chúa Cha. Đây là cuộc chiến đấu quyết liệt. Vì trong thế gian có ta. Ý riêng của ta giống với thế gian. Trái với ý Cha. Chỉ khi từ bỏ chính mình ta mới bình an.

 Mâu thuẫn biến động – bất biến. Cả thế gian xao động. Toa rập nhau chống lại Chúa. Từ vua chúa đến thượng tế. Từ dân chúng đến môn đệ. Và ý riêng. Chúa Giê-su giữ tâm hồn bất biến. Luôn kết hợp với Chúa Cha. Luôn vâng lời Cha.

 Chúa đạt đến bình an. Chúa để lại bình an đó cho ta. Bình an là chính Chúa. Vì thế ta phải chiến đấu để đạt tới Chúa. Như thánh Phao-lô vượt qua mâu thuẫn.

 Đi – đến. Khi Chúa còn ở dương gian, thánh nhân chưa hề gặp Chúa. Nhưng khi Chúa đã ra đi, thánh nhân gặp Chúa sống động, mãnh liệt. Thay đổi cả cuộc đời.

 Thế gian – Nước Trời. Hôm nay người ta đã ném đá. Để ngài thoi thóp ngoài thành. Nhưng ngài không sợ đau khổ, vất vả. Vì ngài làm theo ý Chúa.

 Chiến đấu – bình an. Thánh nhân đã chiến đấu quyết liệt. Với ác thần. Với công việc. Với thiên nhiên. Với chính mình. Để đạt tới bình an trong tâm hồn.

 Biến động – bất biến. Cuộc đời ngài đầy xáo động. Vì vua chúa kết án. Vì thượng tế tố cáo. Vì dân chúng hành hung. Nhưng tâm hồn ngài bất biến. Giứ được tâm bất biến giữa giòng đời vạn biến.

 Xin cho con nhận được bình an của Chúa. Cho con biết vượt qua mọi mâu thuẫn trong đời. Để con đạt tới chính Chúa. Là nguồn bình an đích thực.

 

 THỨ TƯ TUẦN V PHỤC SINH

SINH NHIỀU HOA TRÁ

Cv 15,1-6; Ga 15,1-8

Cây nho là hình ảnh quen thuộc của Kinh Thánh. Để diễn tả Dân Chúa, nhà Ít-ra-en. Nhưng Chúa Giê-su dùng cây nho để nói lên đời sống thiêng liêng thâm sâu nhiệm mầu.

 Trước hết đó là đời sống kết hợp với Chúa. Hình ảnh cây nho và cành nho nói lên cuộc kết hợp thâm sâu. Nên một. Không chỉ là hình thức. Nhưng còn là sự sống. Cành và cây không chỉ liền lạc với nhau mà còn sống nhờ cùng một dòng nhựa, một sự sống. Sự sống từ thân cây chuyển sang cành cây. Thiên Chúa ban cho ta sự sống của Người.

 Kế đến là đời sống kết hợp với anh em. Cây nho và cành nho là một toàn thể. Tất cả các cành, cùng với gốc rễ và thân, tạo thành một cây nho duy nhất. Sống bằng một dòng nhựa duy nhất. Dân Chúa là một cộng đồng. Không thể có tính cá nhân ích kỷ. Phải có hiệp thông. Với Chúa. Và với anh em.

 Sau cùng là kết quả của đời sống kết hợp. Trổ sinh hoa trái. Cây cung cấp nhựa sống. Nhưng cành trổ sinh hoa trái. Để hoa trái tốt đẹp đòi hai điều kiện. Cành phải gắn chặt với thân. Và không được phung phí nhựa vào những cành lá dư thừa. Như thế bên trong ta phải kết hợp mật thiết với Chúa. Bên ngoài phải cắt tỉa những gì dư thừa. Thanh luyện những ô uế. Để sinh nhiều hoa trái.

 Cộng đoàn tín hữu sơ khai là một Dân Mới của Chúa. Dân cũ chỉ có người Do thái. Dân Mới gồm cả người gốc Do thái và người gốc dân ngoại. Dân cũ là cây nho. Nhưng Dân Mới có Chúa Giê-su là cây nho thật. Dân cũ sống bằng Lề Luật. Dân Mới sống bằng Thánh Thần của Chúa Giê-su. Dấu chỉ của dân cũ là phép cắt bì. Dấu chỉ của dân mới là phép rửa trong Thánh Thần.  Dân cũ cho rằng tự mình nên công chính bằng Lề Luật. Nhưng thực ra đó là những cành nho không gắn liền với thân nho. Nên không sinh hoa kết quả. Dân mới được thành hình và được sống nhờ kết hợp với Chúa Giê-su. Chính trong Chúa Giê-su mà dân mới sinh nhiều hoa trái.  Điều đó được chứng nghiệm. Vì dân ngoại chỉ cần chịu phép rửa là nhận được Thánh Thần. Không cần đến phép cắt bì.

 

 THỨ NĂM TUẦN V PHỤC SINH

  NIỀM VUI TRONG CHÚA

Cv 15, 7-21; Ga  15, 9-11

Chúa Giêsu không  bảo ta hãy yêu Chúa. Nhưng bảo ta hãy ở lại trong tình yêu của Chúa. Ở lại trong tình yêu là lời mời gọi tha thiết hơn nhiều, thân thiết hơn nhiều. Yêu ở đây không phải là một tình cảm, một thái độ, nhưng là một đời sống. Ở trong tình yêu là sống trong tình yêu. Sống nhờ tình yêu. Sống cho tình yêu. Tình yêu của Chúa là một bầu trời. Thiên Chúa ấp ủ ta trong tình yêu. Ta hít thở tình yêu. Ta hấp thụ tình yêu. Ta lớn lên trong tình yêu. Ta hạnh phúc trong tình yêu.

 Chúa có kinh nghiệm vì đã ở lại trong tình yêu của Chúa Cha. Ở lại trong tình yêu của Chúa Cha làm cho Chúa được phong phú, được bình an và vui tươi vì tràn ngập hạnh phúc. Nên Chúa muốn ta cũng ở trong Chúa để được sống, được phong phú, được bình an và được vui tươi hạnh phúc như thế. “Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh  em hãy ở lại trong tình thương của Thầy… như Thầy ở lại trong tình thương của Cha”.

 Ở lại là một kết hợp sâu xa. Kết hợp đó khiến ta nên một với Chúa. Chúa sống trong ta. Chúa biến đổi ta. Để ta suy nghĩ như Chúa. Nói năng như Chúa, Hành động như Chúa. Cũng như Chúa nên một với Chúa Cha. Nên không làm theo ý mình. Nhưng làm theo ý Cha. Người nói là nói lời đã nghe nơi Chúa Cha. Người làm là làm theo ý Chúa Cha.

 Khi ta hoàn toàn ở lại trong Chúa, hoàn toàn kết hợp với Chúa, hoàn toàn nên một với Chúa, ta sẽ có niềm vui tràn đầy. Niềm vui đó chính Chúa đã cảm nghiệm khi ở trong Chúa Cha, nên Chúa truyền lại cho ta để ta cũng được hưởng niềm vui trong Chúa: “Các điều ấy, Thầy đã nói với anh  em để anh  emđược hưởng niềm vui của Thầy, và niềm vui của anh  em được nên trọn vẹn”.

 Ở trong tình yêu Chúa biến đổi ta cho ta được sống và được phong phú. Chứ không phải nhờ những nghi thức bên ngoài như phép cắt bì. Chính vì thế các Tông đồ đã quyết định bỏ phép cắt bì với những luật lệ của người Do thái. Chỉ trong tình yêu Chúa Kitô ta được biến đổi nên người mới. Được sống. Được hạnh phúc. Và tràn đầy niềm vui

 

 THỨ SÁU TUẦN V PHỤC SINH

  NHƯ THẦY YÊU THƯƠNG

Cv 15,22-31; Ga 15,12-17

Đơn sơ, rõ ràng và cụ thể. Đó là Lời Chúa. Là Luật Chúa. Là Luật Mới: Yêu Thương. Đơn sơ vì vắn gọn và tập trung vào một điểm. Rõ ràng vì ai cũng hiểu được và làm được. Cụ thể vì chính Chúa đã thực hành trước khi truyền dạy cho ta. Yêu thương nhưng phải yêu thương như Chúa yêu thương. Có 3 điểm.

Chúa nâng ta lên. “Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết”. Tôi tớ được nâng lên ngang hàng với chủ nhân. Môn sinh được nâng lên thành bạn hữu của Thầy. Ở mức cao nhất. Vì được cùng Thầy chia sẻ tâm tư tình cảm. Kể cả chương trình hành động.

Chúa chết vì ta. “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình”. Chúa đã làm như vậy.

Chúa tuyển chọn và sai ta đi. “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái”. Đó là tình bạn ở mức độ cao. Tin tưởng. Đồng hoá. Coi người bạn là đại diện cho mình. Cũng như Chúa Cha và Chúa Con là một.

Thật đáng mừng. Vì các môn đệ và các tín hữu đầu tiên đã thực hành Giới Luật Yêu Thương của Chúa. Đã coi nhau là bạn hữu. Kể cả người dân ngoại. “Thánh Thần và chúng tôi đã quyết định không đặt lên vai anh em một gánh nặng nào khác ngoài những điều cần thiết”. Đã hi sinh tính mạng cho nhau. “Ông Ba-na-ba và ông Phao-lô, những người đã cống hiến cuộc đời vì danh Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta”. Vì anh em mà chấp nhận hiểm nguy, kể cả hi sinh tính mạng. Đã tin tưởng, cắt đặt và sai đi. Cộng đoàn đặt tay sai Ba-na-ba và Phao-lô đi. “Vì thế, chúng tôi đã đồng tâm nhát trí quyết định chọn một số đại biểu, và phái họ đến với anh em”.

Các ngài đã thực hành Giới Răn Mới của Chúa. Vì thế cộng đoàn tràn đầy niềm vui: “họ vui mừng vì lời khích lệ đó”. Ta hãy Yêu Thương Như Chúa. Sẽ được niềm vui. Và đem niềm vui cho mọi người.

 

 THỨ BẢY TUẦN V PHỤC SINH

THẾ GIAN GHÉT BỎ

Cv 16, 1-10;  Ga 15, 18-21

 Ta thường băn khoăn bực dọc không hiểu tại sao người ta o ép người có đạo, gây khó dễ cho sinh hoạt đạo, tịch thu tài sản đất đai của Giáo hội. Ta đau buồn vì thấy tại nhiều nơi trên thế giới cuộc bách hại vẫn tiếp diễn. Các nhà thờ bị đốt phá. Các thừa sai bị giết chết. Các tín hữu chịu đối xử bất công. Ta thắc mắc tại sao người ta gian dối không bao giờ nói sự thật. Giáo hội bị vu khống là theo nước ngoài, là đi với thực dân phản bội dân tộc. Nhà thờ không được xây dựng vì không có nhu cầu. Linh mục không được bổ nhiệm vì lý do an ninh.

 Thực ra sau cùng chỉ còn một cuộc chiến giữa Thiên Chúa và ma quỉ. Giữa những người tin Chúa và những tay sai của ma quỉ. Hôm nay Chúa Giê-su nhắc nhở ta điều đó. Đừng băn khoăn thắc mắc làm gì. “Nếu thế gian ghét anh em, anh em hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước”.

 Vậy nếu ta bị ghét bỏ, bị đối xử bất công thì đừng lạ và cũng đừng buồn. Vì đó là dấu hiệu ta thuộc về Chúa. Đó là dấu hiệu ta không thuộc về thế gian. “Vì Thầy đã chọn, đã tách anh em khỏi thế gian, nên thế gian ghét anh em”.

 Trái lại khi nào ta được thế gian ưu đãi yêu chiều hãy lo sợ. Đừng tưởng rằng như thế là thuận lợi cho việc truyền giáo, là vinh danh cho Chúa, là phát triển Giáo hội. Ông Lưu bách Niên, chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo Trung quốc đã nói: Chúng tôi vẫn có đức tin. Chúng tôi mới làm cho Giáo hội phát triển. Đó là dấu hiệu ta thuộc về thế gian. Lời Chúa hôm nay cảnh báo ta: “Giả như anh em thuộc về thế gian, thì thế gian đã yêu thích cái gì là của nó”.

 Thánh Phao-lô là người hiểu rõ điều đó hơn ai hết. Vì theo Chúa Giêsu ngài đành mất tất cả những ưu quyền đặc lợi trước kia. Thuộc về Chúa Kitô, ngài không còn sống theo xác thịt nữa, chỉ tuân theo ơn Chúa Thánh Thần soi sáng. Nên ngài không vào Axia hay Bithynia, nhưng lại vào Ma-kê-đô-nia.

 Một cuộc sống theo ơn Chúa Thánh Thần soi sáng sẽ được bình an và hoan lạc. Dù bị thế gian ghét bỏ, bạc đãi. Dù gặp rất nhiều nghịch cảnh trên đời. Niềm bình an hoan lạc vì biết mình thuộc về Chúa, được sống trong Chúa và có Chúa trong mình.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 26-7, thánh Gioakim và thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17: Mối phúc được thấy được nghe

Ngày 26-7, Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17 Mối phúc được thấy được nghe Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm...

Ngày 25-7, thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28: Chọn chỗ nhất trong nước Chúa

Ngày 25-7, Thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28 Chọn chỗ nhất trong nước Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đoạn Tin mừng hôm nay có liên hệ...

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18: Tôi đi tìm Đấng tôi yêu

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18 Tôi đi tìm Đấng tôi yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 3/6/2022 Đức thánh cha Phanxicô đã...

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30: Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30 Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay gợi lên...

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn): Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn) Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta   Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu ví...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bài trích sách ngôn...

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15: Được cho không phải cho không

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15 Được cho không phải cho không Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sai...

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, tường thuật việc...

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38: Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt”

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38 Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay thuật lại...

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26: Chạm vào Chúa

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26 Chạm vào Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay thuật lại hai phép lạ của lòng...

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17: Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17 Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người ta ăn chay với nhiều mục...