Thứ Tư, 27 Tháng Chín, 2023

THẦN KHÍ HAY XÁC THỊT-SỐNG HOẶC CHẾT- TUẦN XXIX-thứ Bảy- VP Duyên Thập Tự

TN-204-TUẦN XXIX-thứ Bảy

THẦN KHÍ HAY XÁC THỊT-SỐNG HOẶC CHẾT
(Rm 8,1-11 ; Lc 13,1-9)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Hai bài đọc Lời Chúa hôm nay đề cập đến sự chết. Đó là cái chết thể lý trong trường hợp một số người Ga-li-lê bị tổng trấn Phi-la-tô giết chết hoặc mười tám người bị tháp Si-lô-ác đổ xuống đè chết, mà trích đoạn Tin Mừng theo thánh Lu-ca chương 13 từ câu 1 đến 9 thuật lại. Đó là sự chết về phương diện thiêng liêng hay linh hồn, khi thánh Phao-lô, trong trích đoạn thư Rô-ma chương 8 từ câu 1 đến 11, khẳng định: “Hướng đi của xác thịt là sự chết”. Nhưng trong hai trích đoạn Lời Chúa, sự sống cũng được nêu lên. Như vậy, sự sống và cái chết là hai thực thể con người phải đối diện. Nhưng điều đó cũng hàm chứa sự chọn lựa nào cần thiết để đạt tới sự sống chân thật.
Xin được chia sẻ về THẦN KHI HAY XÁC THỊT-SỐNG HOẶC CHẾT, để chúng ta chọn lựa hướng đi nào cho cuộc sống.

1. HƯỚNG ĐI CỦA XÁC THỊT LÀ SỰ CHẾT
Thánh Phao-lô nói đến xác thịt và Thần Khí. Xác thịt đây diễn tả thực thể tội lỗi, hư hèn. Thần Khí đây là Thần Khí của Thiên Chúa. Hai thực thể này đối nghịch nhau và loại trừ nhau. Nhưng xác thịt và Thần Khí không là những ý niệm trừu tượng, mà thấm nhập vào con người, để định hướng cuộc sống.
Thánh Phao-lô quả quyết: “Những ai sống theo tính xác thịt, thì hướng về những gì thuộc tính xác thịt”. Vậy đâu là hướng đi của xác thịt? Hướng đi của xác thịt dẫn đến tội lỗi. Chính vì thế, “hướng đi của tính xác thịt là sự phản nghịch cùng Thiên Chúa, vì tính xác thịt không phục tùng luật của Thiên Chúa và cũng không thể phục tùng được”. Thánh Phao-lô còn tuyên bố: “Những ai bị tính xác thịt chi phối thì không thể vừa lòng Thiên Chúa”. Bị tính xác thịt chi phối có nghĩa là sống dưới sự điều khiển của tính xác thịt. Chúng ta cũng cần biết rõ hơn những việc làm của tính xác thịt, mà thánh Phao-lô gọi là những việc làm do tính xác thịt: “Những việc làm do tính xác thịt gây ra thì ai cũng rõ: dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hoà, ghen tương, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén và những điều khác giống như vậy” (Gl 5,19-21). Vậy đâu là hậu qủa của việc sống theo tính xác thịt? Trong thư Rô-ma, thánh Phao-lô khẳng định: “Hướng đi của xác thịt là sự chết” (Rm 8,6). Còn trong thư Ga-lát, ngài nói rõ: “Tôi bảo trước mà cho biết, như tôi đã từng bảo: những kẻ làm các điều đó không được thừa hưởng Nước Thiên Chúa” (Gl 5,21). Đó là cái chết mà không được hưởng ơn cứu độ, không được thừa hưởng Nước Thiên Chúa.
Chính vì hướng đi của xác thịt và việc làm của xác thịt mang tính chất nguy hiểm đưa tới diệt vong, nên thánh Phao-lô mong muốn các Ki-tô hữu “không bị tính xác thịt chi phối, mà được Thần Khí chi phối, bởi vì đã được Thần Khí của Thiên Chúa ngự trong”.

2. HƯỚNG ĐI CỦA THẦN KHÍ LÀ SỰ SỐNG VÀ BÌNH AN
Thánh Phao-lô trình bày song song hai hướng đi: hướng đi của tính xác thịt và hướng đi của Thần Khí. Chúng ta vừa nói đến hướng đi của xác thịt. Bây giờ đến hướng đi của Thần Khí. Thánh Phao-lô quả quyết: “Còn ai sống theo Thần Khí, thì hướng về những gì thuộc Thần Khí”. Thần Khí của Thiên Chúa cũng chính là Thần Khí của Chúa Ki-tô. Đây là chính Chúa Thánh Thần và linh hứng của Người trong cuộc sống con người. Là Ki-tô hữu, chúng ta đã nhận được Chúa Thánh Thần ngày chịu bí tích Thánh Tẩy – phép Rửa Tội – và bí tích Thêm Sức – phép Thêm Sức. Chúng ta có Chúa Thánh Thần và sống dưới sự hướng dẫn của Người, dưới sự chi phối của Người. Chính Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta được sống và nên công chính hoá. Điều quan trọng là chúng ta có sống và bước đi dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần không. Nghĩa là ngoan ngoãn với Chúa Thánh Thần. Thánh Phao-lô khuyên nhủ: “Nếu chúng ta đã sống nhờ Thần Khí, thì cũng hãy nhờ Thần Khí mà tiến bước” (Gl 5,25). Thánh nhân cũng nêu lên những hoa trái của Thần Khí: “Còn hoa trái của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ” (Gl 5,22-23). Và nếu chúng ta để Chúa Thánh Thần hướng dẫn và thực hiện những việc làm trên, chắc chắn chúng ta được sống, vì “hướng đi của Thần Khí là sự sống và bình an”. Đây là sự sống thần linh và ngay cả thân xác cũng được một sự sống mới, như thánh Phao-lô quả quyết trong câu cuối của trích đoạn thư Rô-ma hôm nay. Khi ấy, chính thân xác của chúng ta trở thành đền thờ Chúa Thánh Thần (x.1Cr 6,19), là nơi thánh Thiên Chúa ngự.

3. KHẨN THIẾT CỦA SÁM HỐI VÀ SINH HOA KẾT TRÁI
Hai hướng đi trên: hướng đi của xác thịt và hướng đi của Thần Khí đối nghịch nhau, mà chúng ta phải chọn lựa, phải dứt khoát chọn lựa hoặc là Thần Khí hoặc là tính xác thịt.
Trong bài Tin Mừng, nhân dịp nêu lên trường hợp những người bị chết hoặc do tổng trấn Phi-la-tô ra lệnh giết hay do tháp Si-lô-ác sập xuống đè lên, Chúa Giê-su nhấn mạnh đến việc hoán cải với thông điệp: “nếu các ông không sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy”. Rồi để minh hoạ cho việc sám hối, nghĩa là phải trổ sinh hoa trái, Chúa dùng dụ ngôn về một cây vả đã được trồng ba năm mà vẫn chưa có trái. Ông chủ muốn chặt đi, nhưng người làm vườn xin gia hạn một năm để vun sới chung quanh và bón phân với hy vọng nó sẽ cho trái. Bằng không nó sẽ bị chặt.
Sứ điệp của Chúa về việc sám hối và dụ ngôn về cây vả cho chúng ta thẩm định việc hết sức hệ trọng, khẩn thiết, là phải thay đổi. Sám hối phải đi đôi với sinh hoa trái. Thánh Gio-an Tẩy Giả đã nói thẳng với những người thuộc phái Pha-ri-siêu và Xa-đốc đến chịu phép rửa: “Các ông hãy sinh hoa quả xứng với lòng sám hối” (Mt 3,8).
Đối với chúng ta “sinh hoa quả xứng với lòng sám hối”, đó là bẻ ngược lại hướng đi. Nếu chúng ta đang theo hướng đi của tính xác thịt, hãy bẻ ngược lại để theo hướng đi của Thần Khí. Nếu chúng ta đang làm những công việc của tính xác thịt, hãy làm ngược lại, bằng cách thực hiện những hoa trái của Thần Khí. Đó là việc chăm sóc chung quanh gốc rễ của đời sống chúng ta – như người làm vườn vun sới chung quanh gốc cây vả. Gốc rễ của chúng ta là Thần Khí. Hãy chăm sóc gốc rễ này. Và kết quả chắc chắn là sự sống, sự sống thần linh, dồi dào, viên mãn.
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta dừng lại để xét xem chúng ta đang tiến bước theo hướng đi nào: tính xác thịt hay Thần Khí? Chính hướng đi nào đó cho chúng ta biết mình là ai, như Chúa Giê-su đã quả quyết với ông Ni-cô-đê-mô: “Cái gì bởi xác thịt mà sinh ra, thì là xác thịt; còn cái gì bởi Thần Khí mà sinh ra, thì là thần khí” (Ga 3,6). Ước gì chúng ta đừng hứng theo tính xác thịt để phải chết, nhưng hứng theo Thần Khí để được sống và bình an.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ Tư, Tuần XXV TN, Lc 9,1-6: Đức Giêsu sai mười hai Tông Đồ đi giảng

THỨ TƯ TUẦN XXV THƯỜNG NIÊN Lu-ca 9,1-6 Đức Giêsu Sai Mười Hai Tông Đồ Đi Giảng Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP Tin Mừng hôm...

Thứ Ba, Tuần XXV TN, Lc 8,19-21: Những ai thực sự thuộc gia đình của Đức Giêsu

THỨ BA TUẦN XXV THƯỜNG NIÊN Lu-ca 8,19-21 Những Ai Thực Sự Thuộc Gia Đình Của Đức Giêsu Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP Nguồn gốc...

Thứ Hai, Tuần XXV TN, Lc 8,16-18: Lãnh nhận và truyền bá giáo huấn của Đức Giêsu

THỨ HAI TUẦN XXV THƯỜNG NIÊN Lu-ca 8,16-18 Lãnh Nhận Và Truyền Bá Giáo Huấn Của Đức Giêsu Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP Ở giữa...

Thứ Bảy, Tuần XXIV TN, Lc 8,4-15: Dụ ngôn người gieo giống

THỨ BẢY TUẦN XXIV THƯỜNG NIÊN Lu-ca 8,4-15 Dụ Ngôn Người Gieo Giống Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP Một nghiên cứu về truyền thông đã...

Thứ Sáu, Tuần XXIII TN, Lc 8,1-3: Những người phụ nữ đi theo Đức Giêsu

THỨ SÁU TUẦN XXIV THƯỜNG NIÊN Lu-ca 8,1-3 Những Người Phụ Nữ Đi Theo Đức Giêsu Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP Tin Mừng hôm nay...

Thứ Năm, Tuần XXIV TN, Lc 7,36-50: Người nhụ nữ tội lỗi đã được tha thứ và đã yêu mến Chúa nhiều

THỨ NĂM TUẦN XXIV THƯỜNG NIÊN Lu-ca 7,36-50 Người Phụ Nữ Tội Lỗi Đã Được Tha Thứ Và Đã Yêu Mến Chúa Nhiều Cha M. Basilio...

Thứ Tư, Tuần XXIII TN, Lc 7,31-35: Đức Giêsu phán đoán về thế hệ của ngài

THỨ TƯ TUẦN XXIV THƯỜNG NIÊN Lu-ca 7,31-35 Đức Giêsu Phán Đoán Về Thế Hệ Của ngài Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP “Không gì nham...

Thứ Ba, Tuần XXIV TN, Lc 7,11-17: Đức Giêsu cho con trai bà góa thành Na-in sống lại

THỨ BA TUẦN XXIV THƯỜNG NIÊN Lu-ca 7,11-17 Đức Giêsu Cho Con Trai Bà Góa Thành Na-in Sống Lại Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP Tin...

Thứ Hai, Tuần XXIV TN, Lc 7,1-10: Chúa Giêsu chữa người nô lệ của một đại đội trưởng

THỨ HAI TUẦN XXIV THƯỜNG NIÊN Lu-ca 7,1-10 Chúa Giêsu Chữa Người Nô Lệ Của Một Đại Đội Trưởng Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP Chuyện kể...

Thứ Bảy, Tuần XXIII TN, Lc 6,43-49: Cây nào quả ấy

THỨ BẢY TUẦN XXIII THƯỜNG NIÊN Lu-ca 6,43-49 Cây Nào Quả Ấy Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP “Không có câu nào tốt mà lại sinh...

Thứ Năm, Tuần XXIII TN, Lc 6,27-38: Yêu thương kẻ thù

THỨ NĂM TUẦN XXIII THƯỜNG NIÊN Lu-ca 6,27-38 Yêu Thương Kẻ Thù Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP Tổng thống Abraham Lincoln đã từng được chất...

Thứ Tư, Tuần XXIII TN, Lc 6,20-26: Bài giảng khai mạc các mối phúc và các mối họa

THỨ TƯ TUẦN XXIII THƯỜNG NIÊN Lu-ca 6,20-26 Bài Giảng Khai Mạc Các Mối Phúc Và Các Mối Họa Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP Chuyện...