Thứ Sáu, 8 Tháng Mười Hai, 2023

Thánh Lễ Đêm Giáng Sinh: Vinh Danh Thiên Chúa Trên Trời (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Lễ Đêm Giáng Sinh

 

VINH DANH THIÊN CHÚA TRÊN TRỜI

 

 Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt

I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA: Lc 2, 1-14

 Thời ấy, hoàng đế Au-gút-tô ra chiếu chỉ, truyền kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ. Đây là cuộc kiểm tra đầu tiên, được thực hiện thời ông Qui-ri-ni-ô làm tổng trấn xứ Xy-ri. Ai nấy đều phải về nguyên quán mà khai tên tuổi. Bởi thế, ông Giu-se từ thành Na-da-rét, miền Ga-li-lê lên thành vua Đa-vít tức là Bê-lem, miền Giu-đê, vì ông thuộc gia đình dòng tộc vua Đa-vít. Ông lên đó khai tên cùng với người đã thành hôn với ông là bà Ma-ri-a, lúc ấy đang có thai. Khi hai người đang ở đó, thì bà Ma-ri-a đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa. Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ.

Trong vùng ấy, có những người chăn chiên sống ngoài đồng và thức đêm canh giữ đàn vật. Bỗng sứ thần Chúa đứng bên họ, và vinh quang của Chúa chiếu toả chung quanh, khiến họ kinh khiếp hãi hùng. Nhưng sứ thần bảo họ: “Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít, Người là Đấng Ki-tô Đức Chúa. Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ.” Bỗng có muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa rằng:

   “Vinh danh Thiên Chúa trên trời,

   bình an dưới thế cho loài người Chúa thương.”

II. TẤM BÁNH CHIA SẺ

Đêm nay, tại các nhà thờ trên khắp thế giới vang lên lời ca của các thiên thần trong đêm Giáng sinh năm xưa:

“Vinh danh Thiên Chúa trên trời,

Bình an dưới thế cho người Chúa thương.”     

Lời hát của các thiên thần chính là sứ điệp của Chúa từ trời cao gửi xuống. Lời hát này nối kết đất với trời. Lời hát này ràng buộc Thiên Chúa với con người.

Tại sao “Vinh danh Thiên Chúa trên trời “phải đi liền với “Bình an dưới thế cho người Chúa thương”? Thưa vì Thiên Chúa yêu thương con người. Thiên Chúa tự ràng buộc mình với con người.

Vì yêu thương nhân loại, Con Thiên Chúa đã xuống thế làm người. Vì yêu thương nhân loại, Ngài tự nguyện trở nên một trẻ thơ yếu ớt. Vì yêu thương nhân loại, Ngài đã tự nguyện làm con của loài người, sinh ra bởi một người phụ nữ. Vì yêu thương nhân loại, Ngài đã muốn trở nên một thành viên trong gia đình nhân loại, có một gia đình như những người khác.

Thiên Chúa đã tự nguyện làm một người như chúng ta. Thiên Chúa tự đồng hoá với con người đến nỗi từ nay ai khinh miệt một con người là khinh miệt chính Chúa, ai bạc đãi một con người là bạc đãi chính Chúa, ai hà hiếp một con người là hà hiếp chính Chúa. Ai xúc phạm đến con người là xúc phạm đến Chúa.

Hang đá Bê lem là một lời mời gọi tha thiết và cấp thiết cho tương lai nhân loại. Thiên Chúa hóa thân làm một trẻ sơ sinh để mời gọi ta hãy biết tôn trọng sự sống. Thiên Chúa sinh ra làm một trẻ thơ yếu ớt để mời gọi ta hãy biết yêu thương những người bé nhỏ, yếu hèn. Thiên Chúa sinh ra trong cảnh nghèo nàn để mời gọi ta hãy biết nâng đỡ những người nghèo khổ. Thiên Chúa sinh làm con Đức Mẹ Maria để mời gọi ta hãy biết kính trọng phụ nữ. Thiên Chúa sinh ra trong một gia đình để mời gọi ta hãy biết bảo vệ những truyền thống tốt đẹp đem lại hạnh phúc cho gia đình.

Lời mời gọi này có tinh chất quyết định không những cho hạnh phúc chóng qua mà còn cho hạnh phúc vĩnh cửu của con người.

Vì ai tôn trọng con người là tôn trọng chính Chúa. Ai phục vụ con người là phục vụ chính Chúa. Như lời Chúa dạy: mỗi lần ta cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc, viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc, là ta làm cho chính Chúa (x. Mt 25).

Như thế, lễ Chúa giáng sinh là lễ của phẩm giá con người. Chúa xuống trần để nâng cao phẩm giá con người. Chúa làm người để con người được kính trọng. Con người cao quí vì đã được nâng lên làm con Thiên Chúa.

Như thế, lễ Giáng sinh là lễ của niềm vui. Vui vì con người được Thiên Chúa yêu thương. Vui vì con người được nâng lên địa vị cao trọng. Hôm nay khi đọc kinh Tin kính đến câu : “Vì lòai người chúng tôi và để cứu rỗi chúng tôi, Người đã từ trời xuống thế”, ta hãy quì gối trước tình yêu thương cao cả của Chúa dành cho ta. Quì gối để suy niệm sự cao cả của con người vì được Chúa yêu thương.

Vì thế, để mừng lễ Chúa Giáng sinh cho đúng ý nghĩa, tôn thờ Thiên Chúa vẫn chưa đủ, ta còn phải yêu thương kính trọng con người. Dịp lễ Giáng sinh, chỉ đến viếng hang đá thôi chưa đủ, ta còn phải đến viếng những nhà tranh vách đất, giúp dựng lại những túp lều xiêu vẹo. Chỉ đến viếng Chúa Giêsu bé thơ thôi chưa đủ. Ta còn phải đến viếng những trẻ em bị bỏ rơi, vực dậy những tuổi thơ bất hạnh. Chỉ cảm thương Thánh gia trong hang đá nghèo nàn thôi chưa đủ. Ta còn phải cảm thương những anh chị em nghèo khổ, thiếu may mắn ở quanh ta.

Chỉ khi nào tất cả mọi người được yêu thương, ta mới có thể mừng lễ Giáng sinh thật sự vui tươi. Chỉ khi nào tất cả mọi người bé nhỏ, yếu ớt, nghèo hèn được kính trọng, ta mới có thể hát vang lời ca

Vinh danh Thiên Chúa trên trời

Bình an dưới thế cho người Chúa thương.

Trong tâm tình yêu mến và kính trọng, tôi xin gửi tới tất cả anh chị em lời cầu chúc đầy bình an và ân sủng của Chúa Hài nhi giáng sinh. Amen.

III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU

  1. Vinh danh Thiên Chúa trên trời. Bình an dưới thế cho người Chúa thương. Khi hát câu này bạn có ý thức mối liên hệ chặt chẽ giữa Thiên Chúa với con người không?
  2. Tại sao Chúa Giêsu đòi buộc ta phải yêu mến con người nếu ta thực sự yêu mến Chúa?
  3. Lễ Giáng sinh này, bạn sẽ làm việc cụ thể nào để thực sự mừng đón Chúa đến?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

ĐẤNG VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI

ĐẤNG VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI Lc 1,26-38, St 3,9-15.20 M. Bosco-PS. Không có vị thánh nào được Giáo Hội kính nhiều lần trong năm như Đức Maria....

Lễ Đức Maria Vô Nhiễm – Lc 1,26-38

LỄ ĐỨC TRINH NỮ MARIA VÔ NHIỄM Cha M.Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi Nét Lịch Sử: Lễ Đức Trinh Nữ Maria Vô...

Bài Giảng Chúa Nhật I Mùa Vọng, Năm B

https://youtu.be/Iyoo-Pe-h7c?feature=shared
00:09:37

Chúa Nhật I Mùa Vọng, Năm B, Mc 13,33-37: Canh thức đợi chờ

https://youtu.be/Iyoo-Pe-h7c?si=Z5tJUvziDE-fsXMN Canh Thức Đợi Chờ Chúa Nhật I Mùa Vọng, Năm B, Mc 13,33-37 Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Với Chúa nhật thứ I Mùa vọng, Hội thánh...

Chúa Nhật I Mùa Vọng, Năm B, Mc 13,33-37: Tỉnh thức

TỈNH THỨC (Is 63,16b-17, 64,2-7; 1Cr 1,3-9; Mc 13,33-37) Luân An, Phước Lý Sáng sớm ngày 7/10/2023, ước tính 1.000 tay súng Hamas tràn sang lãnh thổ...

Chúa Nhật I Mùa Vọng – B: Canh thức

Chúa Nhật I Mùa Vọng năm B  (Mc 13,33-37) CANH THỨC Hoa Tím Môi trường chúng ta đang sống đầy những ô nhiễm về không khí...

Chúa Nhật XXXIV TN, A: Đức Kitô và kẻ thuộc về Người

ĐỨC KITÔ VÀ KẺ THUỘC VỀ NGƯỜI (1Cr 15,20-28.28) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Tin Mừng về cái chết và sự sống lại của Đức Giêsu Kitô...

Chúa Nhật 34, Thường niên, Năm A, Mt 25,31-46: Chúa Giêsu – Vị Vua phục vụ

Chúa Nhật 34, Thường niên, Năm A: Mt 25, 31-46 Chúa Giêsu - Vị Vua Phục Vụ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay, mô...

Chúa Nhật XXXIV TN, A, Mt 25,31-46: Đức Giêsu – Vua khiêm nhường

ĐỨC GIÊSU - VUA KHIÊM NHƯỜNG (Mt 25,31-46) M. Thomas Aquino Ân, Phước Lý Hôm nay Chúa nhật 34 TN, Chúa nhật cuối cùng của năm Phụng...

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam – Phải chăng tử đạo vì chán đời?

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Không Muốn Sống Nữa? Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn thể...

Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 24.11: Bài ca của người chiến thắng

LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM 24.11 BÀI CA CỦA NGƯỜI CHIẾN THẮNG (Lc 9,23-26) FM. Salesio Ngân (Phước Hiệp)       “Đây bài ca nghìn...

Chúa Nhật 33 Năm A: Làm việc mới được hưởng niềm vui của chủ

Chúa Nhật 33 TN - A (Mt 25,14-30) LÀM VIỆC MỚI ĐƯỢC HƯỞNG NIỀM VUI CỦA CHỦ M. Giacôbê Nguyễn Vĩnh Nghiêm, An Phước Không ai muốn mình...