Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

THÁNH LỄ TIỆC LY (ĐỨC TGM GIUSE NGÔ QUANG KIỆT)

Thánh Lễ Tiệc Ly

RỬA CHÂN ĐỂ ĐƯỢC CHUNG PHẦN

 

Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt

 I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA: Ga 13, 1.4-14

Trước lễ Vượt Qua, Đức Giê-su biết giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng.

nên trong một bữa ăn, Người đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn mà thắt lưng. Rồi Đức Giê-su đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau.

Vậy, Người đến chỗ ông Si-môn Phê-rô, ông liền thưa với Người : “Thưa Thầy ! Thầy mà lại rửa chân cho con sao ?” Đức Giê-su trả lời : “Việc Thầy làm, bây giờ anh chưa hiểu, nhưng sau này anh sẽ hiểu.” Ông Phê-rô lại thưa : “Thầy mà rửa chân cho con, không đời nào con chịu đâu! ” Đức Giê-su đáp : “Nếu Thầy không rửa cho anh, anh sẽ chẳng được chung phần với Thầy.” Ông Si-môn Phê-rô liền thưa : “Vậy, thưa Thầy, xin cứ rửa, không những chân, mà cả tay và đầu con nữa.” Đức Giê-su bảo ông : “Ai đã tắm rồi, thì không cần phải rửa nữa ; toàn thân người ấy đã sạch. Về phần anh em, anh em đã sạch, nhưng không phải tất cả đâu !” Thật vậy, Người biết ai sẽ nộp Người, nên mới nói : “Không phải tất cả anh em đều sạch.”

Khi rửa chân cho các môn đệ xong, Đức Giê-su mặc áo vào, về chỗ và nói : “Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không ? Anh em gọi Thầy là ‘ Thầy ‘, là ‘ Chúa ‘, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau.

 II. TẤM BÁNH CHIA SẺ

Chúa Giêsu yêu thương những kẻ thuộc về mình thì Ngài yêu thương họ đến cùng”. Để thể hiện tình yêu ấy, Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ.

Để rửa chân cho các môn đệ, Chúa Giêsu phải cởi áo. Chiếc áo nói lên địa vị con người. Cởi áo là từ bỏ địa vị. Khi cởi áo, Chúa cởi bỏ cả thân phận làm Chúa, cởi bỏ vinh quang Thiên Chúa, cởi bỏ địa vị làm thày, cởi bỏ cả địa vị làm người, một con người bình thường. Còn hơn thế nữa, Chúa cởi bỏ cả phẩm giá, cởi bỏ cả quyền được công nhận, được kính trọng. Tất cả chỉ với mục đích có thể yêu thương phục vụ con người.

Để rửa chân cho các môn đệ, Chúa Giêsu phải cúi xuống. Chúa đã cúi xuống thân phận con người. Chúa còn cúi xuống sâu hơn cả thân phận con người. Chúa hạ mình xuống làm người nô lệ. Con người sa ngã phạm tội đã chìm xuống bùn đen. Chúa còn hạ mình thấp hơn, xuống dưới chân con người, để có thể rửa chân cho con người.

Thánh Phêrô vì kính trọng Chúa, đã từ chối không để Chúa rửa chân. Nhưng Chúa Giêsu cho biết : “Nếu Thày không rửa chân cho con, con sẽ chẳng được chung phần với Thày”. Như vậy việc rửa chân có ý nghĩa tẩy sạch để được dự phần với Chúa. Theo giải thích của Đức Thánh Cha Bênêđíchtô 16, Chúa rửa chân để thanh tẩy ta, chuẩn bị cho ta được vào ngồi đồng bàn với Chúa trong bàn tiệc của Ngài. Tất cả ý nghĩa này bộc lộ rõ nét trong cuộc Khổ nạn.

Thật vậy, việc Chúa cởi áo trong bữa Tiệc ly chỉ là hình ảnh báo trước việc Chúa bị lột áo trên Núi Sọ. Bị lột áo trước mặt mọi người, Chúa đã chịu tước bỏ mọi vinh quang, mọi địa vị, mọi sự kính trọng. Không còn hình tượng con người nữa.

Việc Chúa cúi xuống rửa chân cho các môn đệ chỉ là hình ảnh báo trước việc Chúa bị hạ nhục trước tòa án, trên đường thánh giá và trên Núi Sọ. Cái chết trên thập giá là hình phạt dành cho người nô lệ. Bị treo trên thánh giá, Chúa Giêsu trở thành hèn hạ thấp kém nhất trong xã hội loài người. Không những bị coi là nô lệ mà còn bị kết án là tội nhân.

Việc Chúa dùng nước rửa chân trong bữa Tiệc ly chỉ là hình ảnh báo trước phép thanh tẩy trong cuộc Khổ nạn. Dòng nước thiên nhiên rửa chân chỉ là hình ảnh của dòng nước và máu từ cạnh sườn Chúa chảy ra, rửa ta sạch mọi tội lỗi. Được rửa sạch, ta mới xứng đáng đồng bàn với Chúa trong bữa tiệc hạnh phúc trên Nước Trời.

Giờ đây, khi đã thấu hiểu ý nghĩa của việc rửa chân, ta hãy tái diễn cử chỉ của Chúa với ý thức sâu xa về tình yêu thương vô biên của Chúa. Yêu cho đến chết vì hạnh phúc của ta. Vâng lời Chúa, ta hãy có lòng yêu thương nhau thành thực và yêu thương cho đến cùng. Noi gương Chúa cởi áo, ta hãy cởi bỏ sự giả dối bề ngoài, cởi bỏ cái tôi cồng kềnh, hống hách, tự kiêu, tự mãn. Noi gương Chúa cúi xuống, ta hãy có lòng khiêm nhường thẳm sâu, ăn năn sám hối và hạ mình phục vụ. Vâng lời Chúa, ta hãy rửa chân cho nhau. Rửa cho nhau sạch mọi tội lỗi xấu xa. Rửa cho nhau sạch mọi mặc cảm, mọi loại trừ, mọi cách biệt. Để chúng ta biến mọi người thành anh em, được chung phần với Chúa, cùng nhau chia sẻ bữa tiệc hạnh phúc Nước Trời.

Lạy Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhường trong lòng, xin uốn lòng con nên giống Trái Tim Chúa. Amen.

III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU

1- Bạn đã được ai rửa chân cho bao giờ chưa? Bạn cảm thấy thế nào?

2- Bạn đã rửa chân cho ai bao giờ chưa?

3- Bạn sẽ thực hành Lời Chúa “các con hãy rửa chân cho nhau” thế nào?

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...