Chủ Nhật, 8 Tháng mười hai, 2024

THIÊN CHÚA KHÔNG BỎ RƠI TÔI (Bài Suy niệm lễ Thứ 5 tuần IV MV- sáng 24-12/2015) – Mai Thi

THIÊN CHÚA KHÔNG BỎ RƠI TÔI

(Bài Suy niệm lễ Thứ 5 tuần IV MV- sáng 24-12/2015)

 

Mỗi khi gặp khó khăn thử thách hay đau khổ, người ta và có thể cả chúng ta hay trách móc Thiên Chúa. Trái lại, khi được thành công, xuôi thuận trong công việc, không gặp khó khăn trắc trở gì…. thường người ta (có khi cả chúng ta nữa) lại chẳng nhớ ân huệ của Thiên Chúa. Mười người phong cùi trong Tin mừng đều được chữa khỏi, nhưng chỉ có 1 người quay trở lại tạ ơn và tôn vinh Thiên Chúa, mà kẻ đó lại là người ngoại, là 1 minh chứng cụ thể về thực trạng cuộc sống con người. Vâng, thói đời vẫn thế: vì cứ nghĩ rằng những thành quả mình có được là do công sức, do tài cán hay cố gắng của mình, chẳng ai giúp tạo nên thành công đó. Nhưng các nhân vật trong hai bài đọc Lời Chúa ngày hôm nay lại cho chúng ta thái độ sống ngược lại, khi họ ý thức rằng tất cả những gì mình có đều do ân huệ của Thiên Chúa ban cho; đồng thời ước mong đền đáp phần nào hồng ân nhưng không Chúa đã thương ban cho mình.

 Trong bài đọc thứ nhất (2Sm 7,1-5.8b-12.14a.16), tác giả giới thiệu David với một tấm lòng chân thành, muốn xây cho Thiên Chúa một đền thờ, vì biết rằng Thiên Chúa ban muôn ơn lành cho mình ngoài sự mong đợi. Dưới triều đại của David, Israel được thống nhất, mọi người được yên cửa yên nhà, đất nước được thái bình – nhân dân được an vui hạnh phúc… David vào đời chỉ là một kẻ chăn chiên, nghĩ rằng cuộc đời chỉ có thế, vậy mà Thiên Chúa đã cất nhắc ông lên làm vua, ban cho ông tất cả những gì thế gian mong ước. Chính vì thế David ý thức được mọi ân huệ mình đang có đều do Thiên Chúa ban cho.

Nếu như ước muốn của David là xây cho Thiên Chúa một Đền thờ, thì sự quảng đại của Thiên Chúa còn vượt xa hơn khi Thiên Chúa thề hứa sẽ xây “nhà” cho ông (nhà ở đây là dòng dõi của David). Nhà Thiên Chúa muốn xây cho David không phải là ngôi nhà bằng gạch đá nhưng là một ngôi nhà sống động, nghĩa là Đấng Cứu Thế sẽ sinh ra từ dòng dõi của Vua. Đây cũng là lời được Giacaria hát lên trong bài Tin mừng (Lc 1, 67-79) chúng ta vừa nghe: “Từ dòng dõi trung thần David, Người đã cho xuất hiện Vị Cứu Tinh quyền thế để giúp ta”. Như vậy David và dòng giống ông đóng một vai trò đặc biệt trong chương trình cứu độ: từ David Thiên Chúa dần chuẩn bị cho Đấng Cứu Thế đến cứu chuộc nhân loại.

Thiên Chúa làm tất cả mọi điều kỳ diệu cho con người và vì con người, nên lời chúc tụng lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa không những được vang lên từ môi miệng của Giacaria sau những tháng ngày bị câm mà lời ca ngợi ấy cần tất cả mọi người ghi nhớ cho tới muôn muôn thế hệ.  

“Bài ca chúc tụng của ông Giacarica” là mẫu số chung của mọi lời tán dương Thiên Chúa, với nội dung nhấn mạnh đến lòng thương yêu vô bờ của Thiên Chúa dành cho tất cả nhân loại: “Thiên Chúa ta đầy lòng trắc ẩn”. Lòng trắc ẩn, lòng nhân nghĩa hay lòng thương xót đều là những hạn từ diễn tả cùng một thực tại, một nội dung về bản tính của Thiên Chúa. Quả vậy, chính vì lòng nhân nghĩa mà “Thái Dương từ trời cao đến viếng thăm ta”. “Thái Dương” chính là Đấng Mêsia, Đấng Kitô của Thiên Chúa. Giavê là Thiên Chúa của Israel đã viếng thăm cứu chuộc dân Ngài, ngang qua sự xuất hiện của “Vị Cứu Tinh quyền thế” (c. 68-69) – Đức Giêsu Kitô, nhờ đó Người sẽ soi sáng những kẻ ngồi trong bóng tối sự chết, đó là thân phận tội lỗi của chúng ta cũng như của cả và nhân loại.

Nếu cuộc đời David từ không mà có tất cả, khi ông chưa nghĩ ra cách để trả ơn Thiên Chúa hoặc sự kiện ông Dacaria bị câm, là những thông điệp và dấu chỉ nhắc nhớ các ông rằng, có một lúc nào đó các ông đã không tin vào quyền năng Thiên Chúa, đã có những lần các ông không nhận ra ân huệ của Thiên Chúa trong cuộc đời. Thiên Chúa nhắc nhở David hoặt phạt Giacaria phải câm để các ông khám phá sự hiện diện liên tục và yêu thương của Ngài. Giavê Thiên Chúa là Đấng yêu thương, quan phòng và luôn thi ân giáng phúc cho con người, mà một trong những ơn trọng đại nhất là lên kế hoạch, sắp đặt và hoàn thành nó ngang qua Ngôi Lời Nhập Thể mà tối nay chúng ta sẽ hân hoan vang lời ngợi khen tình thương Thiên Chúa cứu độ dành cho nhân loại đang trong tình trạng đau khổ và tội lỗi.

Cách hành động nhân từ của Thiên Chúa không bị giới hạn vì bất cứ lý do gì, không chỉ riêng đối với cá nhân các ông mà cả lịch sử thánh của Dân Chúa và toàn thể nhân loại. Chính vì vậy Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết trong tông sắc Misericordiae Vultus rằng: “Thiên Chúa muốn điều tốt lành cho chúng ta, và Ngài muốn được nhìn thấy chúng ta hạnh phúc, tràn đầy niềm vui và thanh thản” (MV 9).

Để áp dụng sứ điệp Lời Chúa vào đời sống mỗi người chúng ta hôm nay, chúng ta cũng được nhắc nhở và mời gọi gia tăng lòng tin để nhận ra sự hiện diện yêu thương, quyền năng vô biên và ân sủng dạt dào của Thiên Chúa trong cuộc đời chúng ta. Viện phụ Cả dòng Xitô trong thư mùa Giáng sinh gởi cho chúng ta năm nay đã trích lại lời của thánh Bênađô trong một bài giảng như sau: “Tất cả chúng ta thường than rằng mình thiếu ân sủng; nhưng có lẽ đúng hơn phải nói là ân sủng than rằng chúng ta quên lãng ân sủng” (De diversis, 17,1).

Cùng với tâm tình đó chúng ta tha thiết cầu xin Thiên Chúa xót thương cuộc đời bết bát của chúng ta, ngõ hầu mỗi khi đón nhận những món quà của Thiên Chúa, cho dù món quà đó không như lòng chúng ta ước mong, thì cũng đọc ra được đó là dấu chỉ, là ân huệ do tình Chúa thương yêu ban tặng, để mỗi ngày có đủ can đảm chấp nhận và đón nhận trong tâm tình tạ ơn đối với Thiên Chúa – Đấng chúng ta đã hết lòng tin tưởng và yêu mến.

 

Mai Thi

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi tìm vinh quang thật

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bản chất của Hội...

Kính thánh Phanxicô Xaviê, Mc 16,15-20

  KÍNH THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử: Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Điên Xaviê thuộc...

Thứ 7, Tuần XXXIV, Kính Thánh Anrê Tồng đồ, Mt 4, 18-22

KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét về tiểu sử: Thánh Anrê quê ở Betsaida và là một...

Ngày 30.11 – Lễ kính thánh Andre Tông đồ

  HÀNH TRÌNH ƠN GỌI (Mt 4, 18-22) M. Kolbe, Phước Hiệp Lễ thánh Andre Tông đồ, là dịp để chúng ta suy niệm về tiếng gọi...

Thứ 6 Tuần XXXIV TN, Lc 21,29-33 Trời mới đất mới

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Với bài diễn từ “Cánh Chung” Đức Giêsu tiên báo thành Giêrusalem...

Thứ Năm Tuần XXXIV TN – Lc 21,20-28 Giêrusalem bị tàn phá

  GIÊRUSALEM BỊ TÀN PHÁ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Để chúng ta biết được phần nào đoạn Tin Mừng của thánh...

Thứ 4 Tuần XXXIV TN – Lc 21,12-19 Vì danh Thầy anh em sẽ bị bắt nộp và ngược đãi

  VÌ DANH THẦY ANH EM SẼ BỊ BẮT NỘP VÀ NGƯỢC ĐÃI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Các môn đệ cũng như...

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi tin có sự sống đời đời

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi Tin Có Sự Sống Đời Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong...

Thứ 6 Tuần XXXIII TN, Lc 19,43-48: Thanh tẩy nhà Cha

THANH TẨY NHÀ CHA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào dịp trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua hơn hai...

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...

Thứ 5 Tuần XXXIII TN, Lc 19,41-44: Chúa Giêsu than khóc thành Giêrusalem

CHÚA GIÊSU THAN KHÓC THÀNH GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ Giêrikhô, Đức Giêsu đã cuốc bộ suốt quãng đường...

Thứ 4 Tuần XXXIII TN – Lc 19, 11-20 Dụ ngôn mười yến bạc

DỤ NGÔN MƯỜI YẾN BẠC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Dụ ngôn mười yến bạc này được Đức Giêsu kể...