Thứ bảy, 7 Tháng mười hai, 2024

Thứ Ba Tuần III Mùa Chay – Mt 18,21-35

 

CAO ĐIỂM YÊU THƯƠNG LÀ THA THỨ

Lm M.Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn

Bối Cảnh:

Bài Tin Mừng hôm nay là lời giải đáp cho những vấn đề nóng bỏng thế giới xưa nay. Làm sao nhân loại có thể sống yên ổn được trước sự leo thang của hận thù, khiêu khích, đe dọa, bạo lực, khủng bố bùng nổ khắp nơi trên thế giới? Chúng ta không cần tìm kiếm những xung đột chính trị, kinh tế xã hội đâu đâu xa lắc xa lơ, mà phải dám nhìn thật gần vào chính chúng ta trong cuộc sống hằng ngày: gia đình, cộng đoàn, giao tế xã hội… hầu như xung đột, bạo lực đang ngấm ngầm, tiềm ẩn đầu độc bao mối tương quan nhân loại chúng ta mọi nơi mọi lúc!

Suy Niệm:

Với nội dung đoạn Tin Mừng theo Thánh Matthêu tường thuật hôm nay, chúng ta nhận thấy có ba điểm nhấn:

Một vấn nạn và giải đáp.

Một gương mẫu tuyệt vời.

Nền tảng sự tha thứ.

Và sau đây chúng ta cùng nhập cuộc:

Một vấn nạn và một giải đáp:

Vừa năng động, vừa thẳng thắn, ông Phêrô đã đặt vấn đề với Đức Giêsu: Tha thứ cho anh em mấy lần đây? Bảy lần được chưa? Vì thời đó, trong các trường học của các kinh sư, người ta nhượng bộ đến bốn lần; phần Phêrô, ông nghĩ rằng Giáo Huấn của Thầy Giêsu về Giới Răn Yêu Thương tha thứ cho nhau dĩ nhiên là vượt số lượng của Trường học các kinh sư thời đó, thì chắc chắn tới mức bảy lần là hoàn hảo tối đa rồi. Tuy nhiên, ông vẫn chưa tự tin, nên phải hỏi Thầy Giêsu cho chắc!

Câu phúc đáp của Đức Giêsu đã làm cho Phêrô hết sức ngỡ ngàng, đồng thời làm vỡ tung mọi tính toán của con người chúng ta và mời gọi mọi người chúng ta phải tha thứ luôn luôn, khi Ngài đáp: “Thầy không bảo phải tha thứ bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy” (x. Mt 18,22).

Một gương mẫu tuyệt vời:

Lòng thương xót, tha thứ hẳn là một giá trị độc đáo của thái độ mà Đức Giêsu nêu cao! Theo ý Ngài, sự tha thứ bao la của Thiên Chúa, tình yêu vô bờ bến và lòng thương xót không mỏi mệt và vô giới hạn của Người phải lôi kéo thái độ của chúng ta đối với anh em mình như Thiên Chúa giàu lòng xót thương, chậm bất bình và hay tha thứ! Và cái mới đặc biệt của Đức Giêsu chính là cuộc khổ nạn của Ngài! Ngài vốn là Đấng vô tội mà bị các lý hình hành hạ và giết chết trên Thập Giá, thế mà Ngài đã nhịn nhục những kẻ đóng đinh mình, để tha thứ cho họ và cầu xin cùng Chúa Cha: “Lạy Cha xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm” (x.Lc 23,33).

Để minh họa về lòng yêu thương thứ tha của Chúa, Đức Giêsu kể Dụ Ngôn về “Hai Con Nợ” mà Thánh Matthêu tường thuật: “Nước Trời cũng giống như chuyện một ông vua kia muốn đòi các đầy tớ của mình thanh toán sổ sách. Khi nhà vua vừa bắt đầu, thì người ta dẫn đến một kẻ mắc nợ vua mười ngàn yến vàng. Y không có gì để trả, nên tôn chủ ra lệnh bán y cùng tất cả vợ con, tài sản mà trả nợ. Bấy giờ, tên đầy tớ ấy sấp mình xuống bái lạy: “Thưa Ngài, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả hết”. Tôn chủ của tên đầy tớ ấy liền chạnh lòng thương, cho y về và tha luôn món nợ. Nhưng vừa ra đến ngoài, tên đầy tớ ấy gặp một người đồng bạn, mắc nợ y một trăm quan tiền. Y liền túm lấy, bóp cổ mà bảo: “Trả nợ cho tao! “. Bấy giờ, người đồng bạn sấp mình xuống năn nỉ: “Thưa anh, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả anh”. Nhưng y không chịu, cứ tống anh ta vào ngục cho đến khi trả xong nợ…”

Chúng ta nhận thấy trong Dụ Ngôn: Số lượng món nợ chênh lệch một trời một vực: Mười ngàn yến vàng: 60.000.000 đồng và 100 đồng. Nhà Vua rộng lòng thương xót và tha bổng cho con nợ thứ nhất. Thế mà con nợ thứ nhất này không biết chạnh lòng thương người đồng bạn chỉ mắc nợ một trăm đồng, cũng đã xin y hoãn lại thời gian sau sẽ lo trả hết mà y không chịu, cứ tống anh bạn vào ngục cho đến khi trả hết…

Nội dung Dụ Ngôn nói lên lòng thương và thứ tha của Thiên Chúa đối với nhân loại chúng ta một cách quảng đại bao la khôn kể xiết! Còn loài người chúng ta xử sự với nhau quá hẹp hòi và thô bạo, không biết chạnh lòng thương và tha thứ cho nhau…

Nền tảng sự tha thứ:

Như Đức Giêsu dạy: Sự tha thứ được đặt trên nền tảng chính yếu là nhân loại chúng ta được Thiên Chúa ban ơn tha thứ. Vậy muốn có khả năng tha thứ, hòa giải, chúng ta phải hướng nhìn về phía Thiên Chúa: Có lẽ chúng ta có thể tha thứ cho những ai xúc phạm đến chúng ta khi chúng ta có ý thức rất nhiều về sự tha thứ mà chúng ta đã nhận được…

“Ấy vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình” (Mt 18, 35).

Đây cũng là điều mà Đức Giêsu dạy chúng ta trong “Kinh Lạy Cha”: “Xin tha nợ cho chúng con như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con” (x. Mt 6,12-14).

Thiên Chúa không trừng phạt ai. Chính con người tự trừng phạt mình. Hỏa ngục chính là nơi không có tình thương. Đức Giêsu đã lấy lòng nhân hậu mà báo cho chúng ta biết rằng không yêu thương thật là khủng khiếp. Mà cao điểm của yêu thương là tha thứ. Tóm lại, Lời Chúa hôm nay bảo chúng ta tha thứ. Nhưng Lời Chúa cũng bảo chúng ta làm một việc khác khó hơn, đó là biết xin lỗi. Muốn thế, chúng ta phải khiêm tốn hạ mình, đối với cuộc sống chung nó hàn gắn những vết thương do những va chạm gây ra và giúp cho cuộc sống chung được ấm êm hạnh phúc hơn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi tìm vinh quang thật

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bản chất của Hội...

Kính thánh Phanxicô Xaviê, Mc 16,15-20

  KÍNH THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử: Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Điên Xaviê thuộc...

Thứ 7, Tuần XXXIV, Kính Thánh Anrê Tồng đồ, Mt 4, 18-22

KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét về tiểu sử: Thánh Anrê quê ở Betsaida và là một...

Ngày 30.11 – Lễ kính thánh Andre Tông đồ

  HÀNH TRÌNH ƠN GỌI (Mt 4, 18-22) M. Kolbe, Phước Hiệp Lễ thánh Andre Tông đồ, là dịp để chúng ta suy niệm về tiếng gọi...

Thứ 6 Tuần XXXIV TN, Lc 21,29-33 Trời mới đất mới

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Với bài diễn từ “Cánh Chung” Đức Giêsu tiên báo thành Giêrusalem...

Thứ Năm Tuần XXXIV TN – Lc 21,20-28 Giêrusalem bị tàn phá

  GIÊRUSALEM BỊ TÀN PHÁ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Để chúng ta biết được phần nào đoạn Tin Mừng của thánh...

Thứ 4 Tuần XXXIV TN – Lc 21,12-19 Vì danh Thầy anh em sẽ bị bắt nộp và ngược đãi

  VÌ DANH THẦY ANH EM SẼ BỊ BẮT NỘP VÀ NGƯỢC ĐÃI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Các môn đệ cũng như...

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi tin có sự sống đời đời

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi Tin Có Sự Sống Đời Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong...

Thứ 6 Tuần XXXIII TN, Lc 19,43-48: Thanh tẩy nhà Cha

THANH TẨY NHÀ CHA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào dịp trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua hơn hai...

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...

Thứ 5 Tuần XXXIII TN, Lc 19,41-44: Chúa Giêsu than khóc thành Giêrusalem

CHÚA GIÊSU THAN KHÓC THÀNH GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ Giêrikhô, Đức Giêsu đã cuốc bộ suốt quãng đường...

Thứ 4 Tuần XXXIII TN – Lc 19, 11-20 Dụ ngôn mười yến bạc

DỤ NGÔN MƯỜI YẾN BẠC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Dụ ngôn mười yến bạc này được Đức Giêsu kể...