Thứ bảy, 7 Tháng mười hai, 2024

Thứ Hai, ngày 26/2, Thánh Stêphanô tử đạo tiên khởi

 NGÀY 26 THÁNG 12

THÁNH STÊ-PHA-NÔ TỬ ĐẠO TIÊN KHỞI

Cv 6, 8-10; 7,54-59; Mt 10,17-22

Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP

Hôm nay chúng ta mừng lễ Thánh Stê-pha-nô, vị tử đạo đầu tiên của Giáo Hội. Với sự tử đạo của Stê-pha-nô, bắt đầu một danh sách dài các vị tử đạo đã hy sinh mạng sống quý giá của mình vì đức tin vào Chúa Giêsu, đối với họ đức tin quan trọng hơn cuộc sống.

Nhiều vị thánh muốn trở thành những vị tử vì đạo như: Khi Thánh Tê-rê-sa thành Avila lên bảy tuổi, cô đã thuyết phục anh trai mình cùng đi lên vùng đất của người Ma-rốc và xin họ, vì tình yêu của Chúa, hãy chém đầu của chúng tôi. Khi hai anh em đang trên đường đi tới Ma-rốc. Một người chú đã bắt gặp và bắt đem trở về nhà. Thánh Tê-rê-sa Hài Đồng thì muốn đi đến vùng đất ngoại giáo và muốn được chết tử đạo vì Chúa Kitô.

Stê-pha-nô được chọn là một trong bảy người phó tế tiên khởi của Giáo Hội nhằm phụ giúp các Tông Đồ phân phát thức ăn cho các góa phụ người Hy Lạp trong số các Kitô hữu đầu tiên. Tên của ông có nghĩa là, vương miện của sự chiến thắng. Sau đó, Stê-pha-nô bắt đầu rao giảng Tin Mừng về Nước Trời. Ông đã có thể thuyết giảng cho những người Do Thái nói tiếng Hy Lạp, từ Hội đường của nhóm nô lệ được giải phóng, thuyết giảng một cách mạnh mẽ và can đảm. Nhóm người này là hậu duệ của những người Do-thái nô lệ bị bắt và đưa đến Rô-ma, bởi Pompey vào năm 63 trước công nguyên. Khi sau đó họ bị trục xuất khỏi Rô-ma, một số người đã đến Giê-ru-sa-lem và thành lập một giáo đường ở đó.

Stê-pha-nô có thể là thành viên của một trong những hội đường này. Các Kitô hữu tiên khởi đã không ngay lập tức rời khỏi các phụng vụ thờ phượng của người Do-thái cho đến khi họ bị đàn áp. Đầu tiên những người Do-thái cố gắng bác bỏ luận điệu niềm tin của Stê-pha-nô qua tranh luận, nhưng họ không địch nổi lời lẽ khôn ngoan mà Thần Khí đã ban cho ông. Họ đã sử dụng các nhân chứng giả, khuấy động mọi người và kéo Stê-pha-nô ra trước tòa công luận. Họ buộc tội ông đã nói chống lại đền thờ. Trong khi Stê-pha-nô đầy ơn Chúa Thánh Thần, mọi người thấy rằng khuôn mặt của ông tỏa sáng giống như khuôn mặt của một thiên sứ. Ông đã có bài diễn thuyết dài và đầy chất khôn ngoan. Sự thất bại của đám đông khiến họ phát cuồng. Họ kéo ông ra khỏi thành phố và ném đá cho đến chết, với sự đồng ý và giúp đỡ của ông Sao-lô.

Chúng ta học được gì từ tính cách qua việc tử đạo của Stê-pha-nô?

Stê-pha-nô là người đầy Thánh Thần. Đó là yêu cầu của một nhà truyền giáo để làm chứng nhân hiệu quả của Chúa Kitô. Chỉ sống trong Chúa thánh thần, đi trong Thần Khí và rao giảng bằng Thần Khí của Thiên Chúa. người ta mới có đủ khôn ngoan chống đỡ lại những sự đối lập bách hại đạo Chúa. Như Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ của Ngài, khi họ bị áp giải tới trước các thượng hội đồng và vua quan: “Vì ngay trong giờ đó, Thánh Thần sẽ dạy cho anh em biết những điều phải nói” (Lc 12,12). Các chứng nhân sống trong Thần Khí và đi trong Thần Khí của Thiên Chúa sẽ trổ sinh những hoa trái như: “Bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ.” (Gl 5,22-23). Những phẩm chất này không được tạo ra qua sự bột phát mà qua nhiều năm bước đi trong Thánh Thần. Sự viên mãn của Thánh Thần là vấn đề tiến bộ và trưởng thành trong đức tin. Vì thế, là người môn đệ của Chúa, ta phải dấn thân hàng ngày để phục tùng và lệ thuộc vào Thánh Thần của Thiên Chúa qua học hỏi Lời Chúa và cầu nguyện. Khi thực hiện các điều đó, Ngài sẽ trồng hoa trái của Ngài trong trái tim và cuộc sống của chúng ta.

Stê-pha-nô đầy ân sủng. Đó là điều hiển nhiên từ phản ứng của ông đối với những kẻ bắt bớ mình. Lời cầu nguyện của ông trùng khớp với lời Thầy Giêsu trên Thập giá, khi Ngài trút hơi thở cuối cùng. Stê-pha-nô đã không nguyền rủa những kẻ bách hại mình khi họ ném đá để giết chết ông, mà chỉ quỳ gối cầu nguyện cho họ, “Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội này!” (Cv 7,60). Quả thật, chỉ có một nhân chứng thực sự của Đức Kitô mới có thể thấm nhuần tinh thần tha thứ của Ngài cách sâu sắc trong cuộc sống của mình, ngay cả vào giờ chết. Những lời cuối cùng của ông như những lời của Thầy Giêsu, lời thương xót và tha thứ. Và chắc chắn điều này đã dẫn đến sự chuyển đổi bên trong của Sao-lô sau này.

Thánh Stê-pha-nô đã gợi lên cho chúng ta là những môn đệ của Chúa những lời chất vấn: Thái độ của tôi với những người đang bách hại tôi trong cuộc sống hàng ngày là gì? Làm thế nào để tôi trả lời khi mọi người phản ứng với tôi một cách thô lỗ và xúc phạm tôi cách công khai? Tôi có thể tha thứ cho họ từ trong trái tim mình và cầu nguyện cho họ không?

Thánh Stê-pha-nô đã can đảm tuyên xưng đức tin vào Đức Giêsu Kitô bất cứ khi nào có thể, còn tôi thì sao? Stê-pha-nô đã để lại cho chúng ta một ví dụ về chứng nhân kiên cường mạnh mẽ. Cái chết của Ngài là một bước chân đi vào bên kia cánh cửa của sự sống. Vì thế, ngay cả khi đối mặt với sự bắt bớ, ngài đã luôn giữ bình an cho tâm hồn mình dưới chân Chúa. Ta hãy cầu nguyện để ước gì cái chết của mình cũng có thể là một thoáng nhìn về thiên đàng, và những tâm tưởng của ta tại thời điểm chết sẽ giống như thánh Stê-pha-nô.

Lạy Chúa Giêsu Kitô, xin nhận lấy linh hồn con trong giờ lâm tử, và vì sự cứu rỗi của mọi người xung quanh, xin giúp con biết tha thứ trước mọi sự bách hại như thánh Stê-pha-nô. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi tìm vinh quang thật

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bản chất của Hội...

Kính thánh Phanxicô Xaviê, Mc 16,15-20

  KÍNH THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử: Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Điên Xaviê thuộc...

Thứ 7, Tuần XXXIV, Kính Thánh Anrê Tồng đồ, Mt 4, 18-22

KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét về tiểu sử: Thánh Anrê quê ở Betsaida và là một...

Ngày 30.11 – Lễ kính thánh Andre Tông đồ

  HÀNH TRÌNH ƠN GỌI (Mt 4, 18-22) M. Kolbe, Phước Hiệp Lễ thánh Andre Tông đồ, là dịp để chúng ta suy niệm về tiếng gọi...

Thứ 6 Tuần XXXIV TN, Lc 21,29-33 Trời mới đất mới

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Với bài diễn từ “Cánh Chung” Đức Giêsu tiên báo thành Giêrusalem...

Thứ Năm Tuần XXXIV TN – Lc 21,20-28 Giêrusalem bị tàn phá

  GIÊRUSALEM BỊ TÀN PHÁ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Để chúng ta biết được phần nào đoạn Tin Mừng của thánh...

Thứ 4 Tuần XXXIV TN – Lc 21,12-19 Vì danh Thầy anh em sẽ bị bắt nộp và ngược đãi

  VÌ DANH THẦY ANH EM SẼ BỊ BẮT NỘP VÀ NGƯỢC ĐÃI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Các môn đệ cũng như...

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi tin có sự sống đời đời

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi Tin Có Sự Sống Đời Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong...

Thứ 6 Tuần XXXIII TN, Lc 19,43-48: Thanh tẩy nhà Cha

THANH TẨY NHÀ CHA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào dịp trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua hơn hai...

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...

Thứ 5 Tuần XXXIII TN, Lc 19,41-44: Chúa Giêsu than khóc thành Giêrusalem

CHÚA GIÊSU THAN KHÓC THÀNH GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ Giêrikhô, Đức Giêsu đã cuốc bộ suốt quãng đường...

Thứ 4 Tuần XXXIII TN – Lc 19, 11-20 Dụ ngôn mười yến bạc

DỤ NGÔN MƯỜI YẾN BẠC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Dụ ngôn mười yến bạc này được Đức Giêsu kể...