Thứ bảy, 7 Tháng mười hai, 2024

Suy niệm Lời Chúa lễ Thánh Gia Thất

MÁI ẤM GIA ĐÌNH THÁNH GIA

(Hc 3, 3-7. 14-17a; Cl 3, 12-21; Mt 2, 13-15.19-23)

Mai Anh, CĐ Phước Thiên

           Khi Giáo hội mừng lễ Chúa Giáng Sinh là cử hành việc Thiên Chúa nhập thể làm người. Vậy Ngài làm người và sinh ra ở đâu? Thưa! Ngài được sinh ra và lớn lên trong một gia đình. Vì thế, hôm nay Giáo hội cho chúng ta mừng lễ kính Thánh Gia Thất. Bài Tin Mừng theo Thánh Matthêu không thuật lại một cảnh tượng đẹp về gia đình, song lại kể về biến cố gia đình Thánh Gia lánh nạn sang Ai Cập, để tránh sự gian ác của Vua Hêrôđê. Phải chăng, Giáo hội mời gọi chúng ta chiêm ngắm một gia đình thánh thiện và gương mẫu nơi Thánh Giuse, Đức Mẹ và Chúa Giêsu trong sự tuân phục thánh ý của Thiên Chúa, xuyên qua biến cố thử thách mà gia đình Thánh Gia đang phải đối diện.

Trước hết, ta nhìn về mẫu gương Cha Thánh Giuse.

   Thánh Giuse được gọi là người công chính. Người công chính tức là người có đầy đủ mọi nhân đức, luôn sống theo lề luật và thực thi thánh ý Thiên Chúa. Tin Mừng cho ta hay, ngài âm thầm định tâm bỏ Đức Maria cách kín đáo, khi Thai Nhi trong lòng Mẹ không phải là của mình. Nhưng, khi được thiên thần báo mộng, ngài mau mắn chấp nhận thánh ý Chúa và đưa Mẹ về nhà mình. (x.Mt 1,19-24). Từ đó, thánh nhân chu toàn bổn phận của một người chồng và người cha là chăm sóc và bảo vệ Đức Maria và Đức Giêsu một cách chu đáo. Thế nhưng cuộc sống chưa được bình an bao lâu thì thử thách lại tới. Khi sứ thần báo mộng phải đem Chúa Giêsu và Mẹ Người trốn sang Ai Cập vì vua Hêrôđê tìm giết con trẻ, thánh Giuse đã không nghi ngờ, không chất vấn, không phàn nàn, không ngại vất vả, vội vã đem con trốn sang Ai cập. Sau đó lại  được sứ thần báo mộng đưa con trở về Israel, Giuse một lần nữa không chất vấn, không nghi ngờ, vui vẻ nhanh chóng đưa con lên đường trở về. Hơn thế nữa, thánh nhân đã tuân giữ mọi lề luật: chẳng hạn, dâng con vào đền thờ và hằng năm lên Giêrusalem dự những lễ lớn…

   Suốt những năm tháng tại Nazareth, với tư cách là cột trụ trong gia đình, Ngài đã không quản ngại vất vả, khó nhọc trong nghề thợ mộc để nuôi sống gia đình. Thánh nhân để lại cho chúng ta bài học về sự thinh lặng tuyệt đối, đến nỗi trong Tin Mừng không ghi lại một lời nào của ngài.

   Ước chi những người chồng, người cha biết noi gương ngài: Bình tĩnh trước những biến cố để nhận ra thánh ý Thiên Chúa và cũng noi theo mẫu gương thánh Cả trong việc yêu thương bảo vệ vợ con. Như lời của Thánh Phaolô mời gọi: “Người làm chồng, hãy yêu thương chứ đừng cay nghiệt với vợ” (Cl 3,19); “Những bậc làm cha mẹ đừng làm cho con cái bực tức, kẻo chúng ngã lòng” (Cl 3,21).

Thứ đến là mẫu gương nơi Mẹ Maria

   Cuộc sống của Mẹ được dệt nên bởi những giai điệu của tiếng xin vâng. Mẹ xin vâng để đón nhận con Thiên Chúa vào lòng, Mẹ xin vâng để chấp nhận những đau khổ và khó khăn trong cuộc sống, và cuối cùng là tiếng xin vâng khó khăn và đau đớn bên thập giá. Mẹ cũng gặp nhiều khó khăn và thách đố trong đời sống gia đình. Nhưng niềm tin và sự phó thác tuyệt đối vào Thiên Chúa đã giúp Mẹ vượt qua tất cả. Như biến cố bị lạc con và khi tìm thấy con trong đền thờ cho chúng ta thấy rằng, dù Mẹ không hiểu điều Chúa Giêsu nói, nhưng Mẹ không giận dỗi và đòi một lời giải thích, trái lại, Mẹ chìm sâu trong chiêm niêm, thinh lặng và suy đi nghĩ lại trong lòng (x. Lc 2,51). Chính thái độ này mà Mẹ Maria suốt một đời cũng tìm kiếm và thực thi ý Chúa; là tấm gương cách riêng cho những người nữ sống đời thánh hiến, luôn sống khiêm nhường, thánh thiện và vâng phục. Đức Maria cũng là mẫu gương tuyệt hảo cho mọi người mẹ trên thế giới. Thật vậy, để trở thành người vợ tốt thì phải biết lắng nghe chồng trong những điều hợp lẽ. Thánh Phaolô dạy: “Người làm vợ hãy phục tùng chồng, như là điều phải phép trong Chúa” (Cl 3,18). Để trở thành người mẹ tốt thì cần phải thương yêu con cái; chu toàn bổn phận giáo dục con cái nên người, nên con cái Thiên Chúa; sẵn sàng hy sinh vì con cái. Hãy theo sát và nâng đỡ con cái như Mẹ Maria đã cùng đi với Chúa Giêsu trong mọi nẻo đường.

Cuối cùng là mẫu gương nơi Đức Giêsu

   Mặc dầu là Thiên Chúa, nhưng Ngài đã chấp nhận sự săn sóc của con người, chu toàn bổn phận làm con trong gia đình Nazareth. Ngài đã hạ mình xuống vâng phục và đón nhận những lời chỉ bảo của Mẹ Maria và thánh Giuse. Nơi Thánh Gia có một sự đảo lộn đáng cho chúng ta suy nghĩ: Trước mặt người đời thì Thánh Giuse là chủ, rồi đến Mẹ Maria và sau cùng là Chúa Giêsu. Nhưng trước mặt Thiên Chúa, thì trước hết là Chúa Giêsu, rồi đến Mẹ Maria, và sau cùng là thánh Giuse. Thế nhưng, Chúa Giêsu vẫn sống trọn bổn phận là con. Suốt 30 năm ở gia đình, Ngài hấp thụ nền giáo dục đạo hạnh của cha mẹ như Tin Mừng Luca cho biết: “Người theo cha mẹ về Nazareth và hằng vâng phục các ngài, và cậu Giêsu ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa trước Thiên Chúa và người ta” (x. Lc 2,51-52). Chính vì vậy, Đức Giêsu là tấm gương cho những người con trong gia đình noi theo. Là con cái, chúng ta cần phải yêu mến, vâng lời và giúp đỡ cha mẹ trong mọi sự. Bổn phận đó không chỉ thực thi khi cha mẹ chúng ta còn trẻ mà cả khi các ngài đã về già, đặc biệt khi các ngài không còn minh mẫn nữa. Không bao giờ được phép khinh dể các ngài vì bất cứ lý do gì. Sách Huấn Ca mời gọi: “Con ơi!, hãy săn sóc cha con khi ngài đến tuổi già; bao lâu người còn sống, chớ làm người buồn tủi” (Hc 3,12). Dầu là Con Thiên Chúa, nhưng Ngài  luôn tìm kiếm và vâng theo thánh ý Chúa Cha trong  mọi sự. Chẳng ai trong chúng ta có thể quên lời cầu nguyện tha thiết đến đổ mồ hôi máu của Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha trong vườn Cây Dầu: “Ap-ba, Cha ơi! Cha làm được mọi sự, xin cất chén này xa con. Nhưng xin đừng làm điều con muốn, mà làm điều Cha muốn” (Mc 14,36). Cũng như lời thư Do Thái cho ta hay:“Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục” ( Dt 5,8).

   Có thể nói, sứ điệp Lời Chúa gởi đến cho chúng ta qua mẫu gương của gia đình Thánh Gia, chính là xây dựng tương quan Nước Trời bằng cách vượt qua tương quan huyết thống ngay trong gia đình ruột thịt của mình, và từ đó mở rộng ra bên ngoài. Và đặc biệt với ơn gọi sống đời dâng hiến, tuy chúng ta không lập gia đình, nhưng chúng ta thực sự sống sứ điệp rất căn bản của Thánh Gia: trở nên người thân của nhau, trở nên một mái ấm trên nền tảng đặt Chúa làm trung tâm, lắng nghe và thực thi Lời Chúa. Như lời giáo huấn của Cha Biển Đức Thuận đáng kính dòng Xitô : Đan viện là trường học tập làm tôi Chúa. Vào nhà dòng không có ý chi khác là cho được nên thánh, chỉ có ý giúp nhau tấn tới trong đường kính mến Chúa, cùng làm cho nhiều người kính mến Chúa nữa, ( DN số 122). Vì thế, mối tương quan anh chị em với nhau trong cộng đoàn phải là dấu chỉ sống động của Tình yêu Thiên Chúa. Vì thế, mỗi người cần phải loại bỏ cái tôi ích kỷ, trái lại phải có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa và kiên nhẫn chịu đựng và tha thứ cho nhau.” (x.Cl 3,12-13). Đồng thời, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhau và nhất là biết đối thoại với nhau để tìm ra giải pháp tốt nhất cho mọi vấn đề trong cộng đoàn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chọn?

  CHỌN...? Cũng như bao thiếu nữ, lúc đó tôi mới...

Chúa Nhật 32 TN, B, Mc 12,38-44: Tấm lòng sẻ chia của bà góa nghèo

      Tấm lòng chia sẻ của bà góa nghèo M. Phaolô...

Chúa Nhật I Mùa Chay, B, Mc 1,12-15: Vào hoang địa

VÀO HOANG ĐỊA (St 9,8-15; 1Pr 3,18-22; Mc 1,12-15) FM. JB....

Chúa Nhật XIII, Thường Niên, Năm A, Mt 10,37-42: Theo Đạo là bỏ cha mẹ?

Chúa nhật XIII, Thường niên, Năm A, Mt 10,37-42 THEO...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón ngày tận thế

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón Ngày Tận Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật áp chót năm...

Chúa Nhật XXXIII TN, B, Mc 13,24-32: Không biết ngày giờ tận thế vẫn tốt hơn?

    KHÔNG BIẾT NGÀY GIỜ TẬN THẾ VẪN TỐT HƠN? (Mc 13,24-32) M. Eugenio Nguyên, Phước Lý Có một bí mật, mà bất cứ thời đại nào, cho...

Chúa Nhật 32 TN, B, Mc 12,38-44: Tấm lòng sẻ chia của bà góa nghèo

      Tấm lòng chia sẻ của bà góa nghèo M. Phaolô Thụy, Châu Thủy Ý nghĩa và giá trị của việc dâng cúng như thế nào? Bài...