Thứ Tư, 25 Tháng 6, 2025

Thứ sáu, Tuần XVIII TN, Mt 16,24-28: Các điều kiện làm môn đệ Chúa Kitô

THỨ SÁU TUẦN XVIII THƯỜNG NIÊN

Mát-thêu 16,24-28

Các điều kiện làm môn đệ Chúa Kitô

Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP

Một tác giả vô danh đã nói tất cả về những gì một Ki-tô hữu là, ông nói:

Một Ki-tô hữu, tư duy của họ là suy nghĩ của Chúa Ki-tô

Trái tim của họ mà qua đó Chúa Ki-tô sống.

Tiếng nói của họ mà qua đó Chúa Ki-tô giảng dạy.

Bàn tay của họ mà qua đó Chúa Ki-tô phục vụ.

Phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu nói: “Bất cứ ai muốn theo tôi phải từ bỏ chính mình, vác thập giá của mình và theo” (c.24). Do đó, việc theo Chúa Giêsu là một vấn đề quan trọng. Tin Mừng diễn tả về kế hoạch của Thiên Chúa cho chúng ta, đó là sống trọn vẹn cho Ngài. Nhưng làm thế nào để chúng ta sống một cách trọn vẹn?

Đức cha Soc Villegas trong cuốn sách suy niệm của ngài, Yêu Như Chúa Giêsu (tr. 66-67) đã cho chúng ta biết cách sống của một Ki-tô hữu là:

  1. Cách sống tròn đầy. Sống tròn đầy nghĩa là một cách sống anh hùng. Cũng có nghĩa sẵn sàng thực hiện tốt hơn ngay cả khi luật pháp không yêu cầu. Mỗi Ki-tô hữu được kêu gọi trở nên anh hùng, họ được mời gọi sống quảng đại, không ngại gian khó trong mọi lúc mọi nơi. Đó là chìa khóa cho chủ nghĩa anh hùng, chìa khóa của sự thánh thiện: sống quảng đại, sống trọn vẹn, là tôn trọng sự sống, thưởng thức cuộc sống, tận hưởng cuộc sống, vì cuộc sống là món quà vô giá Thiên Chúa ban cho chúng
  2. Yêu sâu đậm. Rằng chúng tôi nói mình yêu bằng cả trái tim. Một số người trong chúng ta thốt ra những câu như: “Tôi không yêu cô ấy nữa” hay “tôi không yêu anh ấy nữa” Thật ra, điều chúng tôi muốn nói là “Tôi không cảm thấy niềm vui và thỏa mãn trong tình yêu nữa”. Khi Chúa nói với chúng ta rằng chúng ta phải yêu sâu đậm, Chúa đang dạy ta đi sâu hơn trái tim, để đi sâu hơn những cảm giác, những kiểm soát trong cấu trúc của thể xác. Đi sâu hơn trái tim có nghĩa là đi sâu vào tâm hồn và lý trí. Trên thực tế, trong các tôn giáo phương Đông, trọng tâm của cơ thể, cốt lõi của cơ thể không phải là trái tim mà là ‘LÒNG, DẠ’. Nó là cốt lõi. ‘Yêu nhau ở tại tấm lòng thủy chung’. Khi Chúa yêu cầu chúng ta yêu sâu đậm, Chúa đang yêu cầu chúng ta yêu nhiều hơn cảm giác, yêu bằng tấm lòng, bằng bụng dạ của chúng ta, ngay cả khi điều đó trở nên trống rỗng, không được hồi đáp, không phải đối tượng của mình dễ thương mà vì tấm lòng rộng lượng và bao dung, và tha nhân là đối tượng của tấm lòng bao dung ấy. Chúng ta biết rằng chỉ khi yêu sâu đậm, cũng là lúc chúng ta có thể sống trọn vẹn.
  1. Vui vẻ lên đường. Rằng chúng ta phải vác thập giá cách vui vẻ. Chúa đang yêu cầu chúng ta sống vui sướng, không nhất thiết phải vui vẻ mọi lúc. Sống vui vẻ không chỉ là hát ca và nhảy múa và mỉm cười mọi lúc hoặc nô đùa diễu cợt. Cho dù thập giá có đó nhưng chúng ta vẫn có thể hạnh phúc, chúng ta vẫn có thể vui mừng vì có Chúa trong lòng. không bao giờ được nghi ngờ rằng, chúng ta là tạo vật quý giá nhất của Thiên Chúa. Bởi vì tất cả những nơi mà Thiên Chúa có thể chọn để cư ngụ, Thiên Chúa đã chọn chúng ta làm nơi ở của Ngài.

Như Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã nói: “không thể là môn đệ của Chúa Ki-tô mà không có thập giá, chúng ta có thể là Giáo Hoàng, Giám Mục hay Linh Mục nhưng nếu không có thập giá thì chúng ta không phải là môn đệ của Chúa Ki-tô.” Hay nói cách khác, Ki-tô giáo không có thập tự giá sẽ chỉ là một phong trào phục hưng nào đó. Hơn nữa, thập giá vén mở cho chúng ta thấy rằng lòng tốt của chúng ta chưa đủ. Tin vào Chúa Ki-tô không nhằm để thăng tiến hoặc xây dựng hoàn thiện những hình ảnh về bản thân, nhưng để biến chúng ta thành một tạo vật mới (2Cr 5,17). Tạo vật mới ở đây, không phải bằng cách cải thiện thành quả của riêng mình, mà phải đạt tới cùng đích của nó. Chúng ta được mời gọi để chết cho chính mình. Theo một nghĩa nào đó, chúng ta được kêu gọi thất bại, nhưng thất bại đó tốt hơn bất kỳ thành công nào. Đây là mô hình của cuộc sống Chúa Giêsu, và đó cũng sẽ là mô hình của cuộc sống cho các môn đệ của Ngài là chúng ta.

Lạy Chúa Giêsu, xin Giúp chúng con biết từ bỏ những hào nhoáng của thế gian, những thứ chóng phai tàn theo thời gian. Biết vui vẻ vác thập giá của mình mà hân hoan đi theo Chúa, vì chính Ngài đã dùng cây thập giá để cứu độ chúng con. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ Tư Tuần XII, Thường niên, Mt 7,15-20 Kitô hữu – Người sinh quả tốt trong đời

Thứ Tư Tuần XII, Thường niên, Mt 7,15-20 Kitô hữu – Người sinh quả tốt trong đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Trong một thế giới ngày...

Thứ Hai, Tuần XII, Thường niên, Mt 7,1-5: Đừng xét đoán – Đừng lấy cái rác trong mắt anh em

Thứ Hai Tuần XII, Thường niên, Mt 7,1-5 Đừng Xét Đoán – Đừng Lấy Cái Rác Trong Mắt Anh Em Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Một câu...

Thứ Bảy, Tuần XI Thường Niên (Mt 6,24-34): Tìm Nước Thiên Chúa và sự công chính

Thứ Bảy Tuần XI Thường Niên (Mt 6,24-34) Tìm Nước Thiên Chúa và Sự Công Chính Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Trước hết, hãy tìm kiếm Nước...

Thứ Sáu, Tuần XI Thường Niên (Mt 6,19-23): Đi tìm kho tàng bất diệt

Thứ Sáu Tuần XI Thường Niên (Mt 6,19-23) Đi Tìm Kho Tàng Bất Diệt Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Từ ngàn xưa đến nay, con người vẫn...

Thứ Năm, Tuần XI Thường Niên (Mt 6,7-15): Tình con thảo đối với Cha

Thứ Năm, Tuần XI Thường Niên (Mt 6,7-15) Tình Con Thảo Đối Với Cha Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Khi lần giở Tin Mừng, chúng ta ngạc...

Thứ Tư, Tuần XI Thường Niên (Mt 6,1-6.16-18): Làm việc phúc đức với thái độ nào?

Thứ Tư, Tuần XI Thường Niên (Mt 6,1-6.16-18)  Làm việc phúc đức với thái độ nào? Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. “Khi làm việc lành phúc đức,...