Thứ hai, 14 Tháng mười, 2024

Tìm hiểu: “NGƯỜI NỮ KHẢI HUYỀN”

NGƯỜI NỮ KHẢI HUYỀN

 

Hôm nay Lễ Đức Maria linh hồn và xác lên trời, Phụng vụ Giáo hội cho đọc bài đọc I, sách Khải Huyền kể về điềm lạ người phụ nữ mặc áo mặt trời, chúng ta cùng dừng lại suy tư một vài điểm về ý nghĩa mà “văn chương Gioan” muốn chuyển tải.

 

Hình ảnh người nữ mặc áo mặt trời trong sách Khải Huyền chương 12 có nhiều cách hiểu. Nếu nói sách Khải Huyền là cuốn sách khó hiểu nhất và khó giải thích nhất, thì chương 12 của sách này là một thập giá của những nhà chú giải Kinh Thánh. Hình ảnh người nữ trong chương 12 lúc thì được hiểu là Hội Thánh, khi thì được hiểu là Đức Maria, hoặc đôi khi cùng hiểu người nữ đó vừa là Đức Maria vừa là Hội Thánh. Từ thời các giáo phụ đến thời Trung Cổ, người nữ mặc áo mặt trời được trình bày theo nhãn quan Giáo Hội Học (ecclesiologique) nhiều hơn; giữa thời Trung Cổ, các học giả đan tu, nhất là trong truyền thống phụng vụ (đến nay vẫn giữ trong lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời) và trong nghệ thuật, lại nhìn theo Thánh Mẫu Học (mariologique); còn ngày nay vẫn tồn tại hai lập trường song song và mỗi nhà thần học đều có cái lý riêng của họ: các nhà thần học Đức như K. Rhaner và các cộng sự viên của ông coi hình ảnh người nữ mặc áo mặt trời là Israel và Hội Thánh[1], nhưng các nhà thần học Pháp như Réne Laurentin… lại xem đó là hình ảnh Đức Maria.

Những tìm hiểu sau đây không có tham vọng đưa ra một lập trường nào mới, hoặc ủng hộ theo một giải thích thiên về Thánh Mẫu Học hay Giáo Hội Học, nhưng chỉ là những suy tư  về khía cạnh truyền giáo nơi Đức Maria được tìm thấy trong hình ảnh người nữ mà tác giả sách Khải Huyền mô tả trong chương 12 mà thôi.

Khải huyền chương 12, 5 viết: “Bà sinh hạ một người con trai, người con này sẽ dùng trượng sắt mà chăn dắt muôn dân… và sau đó được đưa về ngai Thiên Chúa trên trời” như trong Thánh Vịnh 2, 9 đã tiên báo về Đấng Messia, nếu Đức Giêsu là Đấng Messia ấy, thì trước khi ám chỉ cái gì khác, người phụ nữ sinh hạ ấy phải là Đức Maria và rõ ràng các Tin Mừng cũng đã khẳng định điều đó. Theo đó cũng có thể nói rằng, tác giả sách Khải Huyền đã dựa vào hình ảnh Đức Maria tại thế mà mô tả Đức Maria trong ngày khải thắng. Cũng dựa vào Tin Mừng, chúng ta gặp thấy một số hình ảnh song song:

 

Tin Mừng

Khải Huyền

– Đức Maria là Mẹ Chúa Giêsu

(x. Ga 2, 1; 19, 25).

– Mẹ Đấng Messia

(x. Kh 12, 2-5)

– Đức Maria là Mẹ các tín hữu

(x. Ga 19, 27).

– Mẹ các môn đệ của Đấng Messia

(x. Kh 12, 17).

– Đức Maria được gọi là “Đàn Bà”

(x. Ga 2, 4; 19, 26).

– Người mẹ ấy cũng được gọi là “đàn bà”

(x. Kh 12, 4.6…)

theo nghĩa St 3, 15 – Eva – mẹ chúng sinh

– Đức Maria như hòm bia Thiên Chúa

(x. Lc 1, 35.39.43.56…)

– Người đàn bà ấy cũng được ví như “hòm bia Thiên Chúa” (x, Kh 11, 19 so với 12, 1).

 

Ngoài ra, hình ảnh người nữ mặc áo mặt trời đội trên đầu triều thiên 12 ngôi sao, vừa tượng trưng cho dân Israel với 12 chi tộc, nhưng cũng tượng trưng cho “Israel mới” trước hết là 12 Tông Đồ. Điều này cũng cho thấy hình ảnh tông đồ của Đức Maria, hay nói đúng hơn đó là đặc trưng truyền giáo. Những hình ảnh biểu tượng về “người nữ mặc áo mặt trời” được Thiên Chúa trang bị bằng những gì là cao cả nhất cho thấy việc Thiên Chúa đặc biệt ưu tuyển sủng ái Đức Maria cũng như với Hội Thánh. Ngoài ra, theo quan niệm phương Đông, mặt trời hay các tinh tú có tính bền vững, còn mặt trăng là dấu chỉ thay đổi (từ hình lưỡi trai, lưỡi liềm, đến tròn trịa… theo từng ngày trong tháng), điều này cho thấy, Đức Maria cũng như Hội Thánh được bao bọc bảo vệ bằng sự bền vững (mặt trời và ngôi sao), nhưng đạp trên mặt trăng nghĩa là vượt lên trên mọi sự thay đổi. Dù thử thách hiểm nguy bởi những mưu kế của Con Mãng Xà (quyền lực sự dữ thế gian…), đặc biệt như dòng nước hung dữ (Kh 12, 15-16), nhưng không bị cuốn trôi vì có Thiên Chúa ban cho những phương thế và ân sủng gìn giữ (đôi cánh phương hoàng… Kh 12, 14) cùng với sự cộng tác chiến đấu từ chính mình… Đó là tất cả ý nghĩa của đặc trưng chiến đấu và chiến thắng.

 

a, Đặc trưng chiến đấu.

“Con Mãng Xà nổi giận với người Phụ Nữ và đi giao chiến với những người còn lại trong dòng dõi Bà, là những người tuân theo các điều răn của Thiên Chúa và giữ lời chứng của Đức Giêsu” (Kh 12, 17).

Hình ảnh con mãng xà căm giận người phụ nữ và giao chiến với dòng dõi bà cho thấy một cuộc chiến đấu trường kỳ giữa hai thế lực thiện và ác. Hình ảnh người phụ nữ vừa được hiểu là Đức Maria sinh ra Đấng Cứu Độ chiến thắng Satan, đồng thời cũng là hình ảnh của Hội Thánh đang phải trường kỳ chiến đấu với thế lực sự dữ. Các Kitô hữu (dòng dõi Bà) là con cái của Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo và là con cái của Hội Thánh đang luôn phải can đảm chống lại quyền lực của Satan. Thật vậy, Satan tấn công Hội Thánh vì đó là Nhiệm Thể của Đức Kitô (mà Đức Kitô đã chiến thắng nó). Mỗi Kitô hữu một khi đã được chia sẻ với Đức Kitô cũng sẽ chia sẻ số phận của Người, tức là phải chịu sự tấn công của Satan. Cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác cứ tiếp tục; cái ác đè nặng trên các tôi tớ Đức Giêsu, máu chứng nhân cứ tuôn đổ, người “Phụ Nữ” đau đớn và quằn quại, mọi tín hữu kiên nhẫn vì Thiên Chúa đã và sẽ chiến thắng bởi Thiên Chúa mới có trọn chủ quyền và nói tiếng nói cuối cùng.

Thông điệp chính của sách Khải Huyền, đặc biệt nơi chương 12 này là ai kiên vững chiến đấu đến cùng sẽ được cứu và được thông phần chiến thắng. Đặc trưng chiến đấu là một thực tế trong cuộc lữ hành đức tin, các tín hữu, đặc biệt các chứng nhân rao giảng Tin Mừng phải đương đầu. Noi gương Đức Maria, các thừa sai phải chiến đấu hy sinh chống lại vương quốc Satan hầu làm cho Nước Thiên Chúa hiển trị… Và sự kiên cường chiến đấu đến cùng sẽ đạt đến chiến thắng cùng với “Chiên Con” là Đức Kitô.

 

b, Đặc trưng chiến thắng

Nếu “người nữ đạp đầu con rắn” là hình ảnh của ơn cứu độ vào lúc khởi nguyên, thì cũng có thể nói hình ảnh “người nữ mặc áo mặt trời” là dấu hiệu chiến thắng trong thời cuối cùng.

“Một điềm lớn xuất hiện trên trời: một người Phụ Nữ mình khoác mặt trời, chân đạp mặt trăng, và đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao” (Kh 12, 1). Câu Kinh Thánh này đã trở nên quen thuộc, nhất là từ khi Phụng Vụ Hội Thánh dùng làm bài Ca Nhập Lễ lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời (1950). Có thể nói, sách Khải Huyền là bản trường ca của Hội Thánh trên trần gian. Hay nói đúng hơn, đó là một bài hùng ca mô tả cuộc chiến đấu gian lao của Hội Thánh để luôn trung thành với Chúa Kitô. Tuy nhiên, đặc điểm của sách Khải Huyền là hướng về sự vinh thắng cuối cùng của Hội Thánh, sau khi trải qua nhiều nỗi gian truân thử thách và bách hại. Giờ chiến thắng được tiên báo bằng dấu chỉ “người phụ nữ”[2].

Với lối nhìn Thánh Mẫu Học, Người Phụ Nữ đối lập với Con Mãng Xà được đồng hoá với Đức Maria trong cuộc chiến chống lại con “Rắn” (Kh 12, 19)  vốn là biểu tượng của Satan. Điều này cho thấy một sự tương ứng khi so sánh với những hình ảnh trong sách Sáng Thế: chương trình của Thiên Chúa đã đặt Đức Maria trong một sự tham dự vào ơn cứu chuộc từ khởi nguyên đến tận cùng trong Đức Giêsu Kitô.

Trong cuộc lữ hành đức tin, mọi kitô hữu đều hướng đến sự chiến thắng cuối cùng cùng với Đức Kitô và đó là động lực cho sự chiến đấu chống lại quyền lực của Satan (mà Satan đó được nguỵ trang dưới nhiều hình thức). Hình ảnh Người Phụ Nữ khoác trên mình áo mặt trời cũng là hình ảnh của các chứng nhân Tin Mừng luôn mang trên mình chiến thắng của Chúa Kitô và hướng về chiến thắng cuối cùng của triều đại Thiên Chúa.

 

c, Chiều kích vũ trụ (Đặc trưng tôn trọng phẩm giá phụ nữ).

Khi đem thêm chiều kích vũ trụ vào đây chỉ nhằm làm nổi bật lên hình ảnh đức maria như là biểu tượng của một sự tôn trọng phẩm giá người phụ nữ, giữa một thế giới mà phẩm giá người phụ nữ đang bị xúc phạm do chế độ nam quyền cũng như dùng phụ nữ như là công cụ thoả mãn xác thịt, đồng thời ngay cả không ít những phụ nữ cũng đã tự đánh mất chính mình theo trào lưu văn hóa hưởng thụ.

Khi tín điều hồn xác lên trời được công bố vào năm 1950, nhiều người lo ngại nó có thể là một ngăn trở lớn cho sự hiệp nhất Kitô giáo. Nghịch lý thay, chính nhà phân tâm học Tin Lành Carl Jung cũng nói, Giáo Hội cần một biểu tượng nữ tính. Ông nhận thấy rằng một ý thức mới về phẩm giá của phụ nữ phải nhìn nhận cách có ý thức; và phẩm giá đó phải được nhận lấy một tuyên bố biểu tượng. Ông quan tâm đến sự kiện rằng qua việc tôn vinh nữ giới (thường bị cho là biểu tượng của sự dữ) đến mức độ của thần tính, Giáo Hội đã và đang thực hiện một tuyên xưng biểu tượng mạnh mẽ. Thấy Đức Maria đội vương miện và được tôn vinh trên thiên đàng, nghĩa là thấy được nữ giới trong một ánh sáng mới.

Ngay lúc “khởi nguyên”, người phụ nữ – cũng như người đàn ông – đều được Thiên Chúa tạo dựng và được người đặt vào trật tự tình yêu. Nguyên tội không phá huỷ trật tự này. Điều này được “Tiền Tin Mừng St 3, 15” minh chứng cho thấy vị trí duy nhất của người phụ nữ trong bản văn then chốt của mặc khải. Ngoài ra khi tuyên bố tín điều Đức Maria hồn xác lên trời, một cách nào đó, đặc biệt qua phụng vụ, cảm hứng về “người nữ” trở thành “nguyên mẫu” của Thánh Kinh được nhìn thấy trong chiều kích cánh chung của vũ trụ và con người trong sách Khải huyền. Nơi đó, bà là “một người phụ nữ mình khoác mặt trời, chân đạp mặt trăng và đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao” (Kh 12, 1). Có thể nói, hình ảnh này về người phụ nữ trong chiều kích vũ trụ và trong chiều kích toàn thể công trình sáng tạo[3].

Hình ảnh phục sinh thân xác của người nữ cũng đánh tan mọi quan niệm về người nữ là biểu tượng đem sự dữ vào trần gian. Trong thân xác vinh quang của Đức Maria, thọ tạo vật chất bắt đầu tham dự vào thân xác phục sinh của Đức Kitô.  Hồn xác Đức Maria lên trời, không chỉ báo trước về thân xác được phục sinh của các Kitô hữu, nhưng còn nói về tình trạng được cứu chuộc của vũ trụ, một vũ trụ đang bị con người huỷ diệt vào thời đại hôm nay:

Tình trạng được cứu chuộc trọn vẹn của thế giới vật chất cũng phải phản chiếu trong Đức Maria như là Nguyên Mẫu của Giáo Hội… tình trạng được cứu chuộc của vũ trụ vật chất vào thời chung cuộc toả chiếu từ thân xác của Mẹ. Hình ảnh Đức Maria hồn xác về trời cũng có ý nói lên rằng, sau Đức Kitô, hình ảnh một nữ giới được cất nhắc lên như là một sự tiến lên trong sự bình đẳng hiểu theo cả nghĩa tinh thần lẫn thể xác.

Đức Maria lên cao và được nâng lên trên hàng thiên thần và chư thánh và cùng ngự trị với Đức Kitô. Từ thời cổ, các  Giáo Phụ đã ca tụng Đức Maria là Bà Chủ, là Nữ Vương mọi thọ tạo (Jean Damascène, De fide orth. IV, 14), Nữ Vương loài người (André de Crète, Hom, 2 in Dormit. ss. Deeiparae). Phụng vụ cũng ca ngợi Đức Maria là Nữ Vương thiên đàng. Các Đức Giáo Hoàng trong các thông điệp đã gọi Mẹ là Nữ vương trời đất (Pio IX), Nữ Vương thế giới (Pio XII), đặc biệt gọi Mẹ là Nữ Vương vũ trụ (Leo XIII).

Trong một thế kỷ có những cuộc chiến tranh khủng khiếp, những cuộc huỷ diệt sự sống con người, huỷ diệt nhiều trung tâm văn minh, huỷ diệt môi sinh, và sự đe doạ liên tục của vũ khí hạt nhân, Giáo Hội Công Giáo khẳng định rằng, trong một phụ nữ, Đức Maria, Mẹ của Thiên Chúa, ý nghĩa sau cùng của toàn bộ thực tại đã được nhận diện. Chúng ta cảm thấy bất lực trước nghèo khổ, đói kém, áp bức đưa đến chết chóc cho nhiều người, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Tuy nhiên, chúng ta được khuyến khích chống lại những điều đó, để bảo vệ hành tinh của chúng ta. Đây là những dấu chỉ của hi vọng giữa những bất công và đàn áp. Vô nhiễm nguyên tội và hồn xác về trời nói đến sự viên mãn cuối cùng của Nước Thiên Chúa và thách thức chúng ta làm việc để biến đổi hiện tại trong khi chúng ta hướng về thời viên mãn, thời quy tụ “mọi sự trong Ngài, những điều trên trời và dưới đất” (Eph 1,10).

 

Hiền Lâm.

 

[1] Ob das Weib in Apk M. meint, ist schwer zu sagen. Zunãchst ist wohl Israel und sodam die Kirche selbst unter ihm zu verstehen.

[2] x. S. Bernadus, DE MARIA NUNQUAM SATIS… p. 102.

[3] x. Tông thư Mulieris Dignitatem, số 30.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 1/5, thánh Giuse thợ, Mt 13,54-58: Phục vụ trong yêu thương

Ngày 1/5, Thánh Giuse thợ, Mt 13,54-58 Phục Vụ Trong Yêu Thương Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, Giáo Hội mừng kính Thánh Giuse với tước...

Mồng Ba Tết – Thánh hóa công ăn việc làm

Mồng Ba Tết – Thánh Hóa Công Ăn Việc Làm St 2,4-9.15; Cv 20,32-35; Mt 25,14-30 Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thánh lễ Mồng Ba tết...

Mồng Hai Tết: Thờ cha kính mẹ

Mồng Hai Tết: Hc 44,1.10-15; Ep 6,1-4.18-23; Mt 15,1-6 Thờ Cha Kính Mẹ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thật là ý nghĩa ngày Mồng Một Tết chúng...

Thánh Lễ Tất Niên, Lc 1,39-55: Khúc ca tạ ơn

Thánh Lễ Tất Niên (Is 63,7-9; 1Cr 1,3-9; Lc 1,39-55) Khúc Ca Tạ Ơn Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Chúng ta đang sống trong một thời khắc đặc...

Năm mới theo ý nghĩa Thánh Kinh

NĂM MỚI THEO Ý NGHĨA THÁNH KINH Lm. Giuse Phạm Đình Ngọc SJ Trên thế giới hiện nay có nhiều niên lịch khác nhau. Trong số...

Chúa đến cho con niềm vui và hạnh phúc

  https://www.youtube.com/watch?v=NRt7uNbYsBo

Nghĩa trang theo niềm tin Kitô giáo

NGHĨA TRANG THEO NIỀM TIN KITÔ GIÁO Xuân Giang Theo Từ điển Tiếng Việt, nghĩa trang (hay nghĩa địa) là danh từ chỉ khu đất chung...

Chúa Nhật XXII TN, Mt 16,21-27: Nghịch lý đời người môn đệ

“Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai đành mất mạng sống mình vì Ta thì sẽ được sống”. NGHỊCH LÝ ĐỜI...

Lao động là vinh quang – Suy niệm Lời Chúa Thánh lễ Mồng Ba Tết – Thánh hóa công ăn việc làm

LAO ĐỘNG LÀ VINH QUANG Suy niệm Lời Chúa: St 2,4-9.15; Cv 20,32-35; Mt 25,14-30 ; Thánh lễ Mồng Ba Tết – Thánh Hóa Công...

“Ngươi phải thờ cha kính mẹ” – Suy niệm Lời Chúa Thánh Lễ Mồng Hai Tết

“NGƯƠI PHẢI THỜ CHA KÍNH MẸ” Suy niệm Lời Chúa: Huấn ca 44,1.10-15; Êphêxô 6,1-4.18-23; Mt 15,1-6 - Mồng Hai Tết Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thật...

Bình an đích thực – Suy niệm Lời Chúa Thánh Lễ Tân Niên

BÌNH AN ĐÍCH THỰC Suy niệm Lời Chúa: Isaia 11,1-9; Côlôxê 3,12-17; Ga 14,23-27 ; Thánh Lễ Tân Niên Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Đất...

Của cải không hư nát – Suy niệm Tin Mừng Mt 5,1-10 – Thánh lễ giao thừa

CỦA CẢI KHÔNG HƯ NÁT Suy niệm Tin Mừng Mt 5,1-10 - Thánh lễ Giao Thừa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thánh lễ hôm nay chúng ta...