Thứ bảy, 7 Tháng mười hai, 2024

Tin Mừng, Vọng Phục sinh, Năm A, Mt 28,1-10: “Mừng vui lên!”

Tin Mừng, Vọng Phục sinh, Năm A: Mt 28,1-10

“Mừng Vui Lên!”

Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist

Ước mơ sống lâu, sống mãi hay sống lại, là ước mơ của toàn nhân loại. Alexande đại đế đã làm mọi cách để được sống lâu, Tần Thủy Hoàng lệnh cho các danh y chế linh đơn cho mình được trường thọ. Nhưng họ đều đã chết. Chúa Kitô của chúng ta, với bản tính nhân loại, Người đã chết, chết tất tưởi trên thánh giá, lúc mới có 33 tuổi đời. Nhưng với bản tính Thiên Chúa, Người đã phục sinh. Đó là một sự thật lịch sử, một mầu nhiệm khôn dò, đã diễn ra cách đây hơn 2000 năm.

Mầu nhiệm cao trọng này, không một tôn giáo nào trên thế giới có, mà chỉ có ở Kitô Giáo. Các tôn giáo lớn như: Lão Giáo, Nho Giáo, Phật Giáo được các bậc thánh thiện như: Đức Lão Tử, Đức Khổng Tử, Đức phật Thích Ca Mâuni sáng lập ra, nhưng các vị đều đã chết mà không thể tự mình sống lại và không thể làm cho người khác sống lại. Còn Đức Giêsu Kitô – Thiên Chúa nhập thể, đã chết vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh và tự mình sống lại vào ngày Chúa nhật. Đó là mầu nhiệm vĩ đại chúng ta đang mừng kính.

Phụng vụ đêm cực thánh này, khởi đầu với nghi thức thắp nến và rước nến phục sinh. Trước đó tất cả đèn điện trong nhà thờ cúp hết, bóng tối bao trùm tất cả. Bóng tối tượng trưng cho sự chết, cho quyền lực tối tăm đang thống trị con người. Trái lại, nến Phục sinh cháy sáng tượng trưng cho Chúa Kitô phục sinh, Chúa Kitô phục sinh đi tới đâu, thì bóng tối bị đẩy lui và ngôi thánh đường lại tràn ngập ánh sáng. Điều ấy, có ý nghĩa rằng: Chúa Kitô đã đến giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và sự chết đời đời. Chúng ta được phục hồi phẩm giá làm con Thiên Chúa rực rỡ vinh quang. Chính vì thế, bài thánh ca tin mừng phục sinh: Exultet kêu mời dân Chúa, mừng vui lên!

Với lòng hoan hỷ, chúng ta nghe các bài đọc Kinh Thánh nhắc nhớ ta về tình thương và quyền năng của Thiên Chúa trong lịch sử cứu độ dân Người. Quyền năng và tình thương của Thiên Chúa nay thành toàn viên mãn nơi Đức Giêsu Kitô phục sinh.

Như thế, ta có thể ghi nhớ và sống Lời Chúa gợi lên trong đêm cực thánh này qua các cặp hình ảnh: tội lỗi – cứu độ; bóng tối – ánh sáng; sợ hãi – vui mừng. Loài người chúng ta đã phạm tội, phải sống trong bóng tối, sợ hãi và chết chóc, thì nay Chúa Kitô đến cứu độ, đưa ta vào miền ánh sáng, cho ta hưởng phúc lạc thiên đàng.

Ước chi mầu nhiệm Phục sinh mà chúng ta đang cử hành thấm vào lòng trí, biến thành hành động chết đi những đam mê tội lỗi, để sống cuộc đời lành thánh.

Ước chi ánh sáng Chúa Kitô Phục Sinh sẽ sáng mãi trong chúng ta, để “Trong nơi hận thù, con gieo tình thương. Trong nơi gian dối con gieo chân tình. Trong nơi chinh chiến, con gieo an bình. Trong nơi buồn sầu, con gieo niềm vui. Trong nơi tranh chấp, con gieo giao hòa. Trong nơi tăm tối, con gieo huy hoàng”.

Ước chi niềm vui Phục sinh tăng cường Đức tin, phá tan sợ hãi, khơi dậy nhiệt tâm “loan truyền Chúa chịu chết, tuyên xưng Chúa sống lại, cho tới khi Chúa đến”. Amen

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

“Ánh trăng” trong đan viện

“ÁNH TRĂNG” TRONG ĐAN VIỆN Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Thuở...

“Ngươi phải thờ cha kính mẹ” – Suy niệm Lời Chúa Thánh Lễ Mồng Hai Tết

“NGƯƠI PHẢI THỜ CHA KÍNH MẸ” Suy niệm Lời Chúa:...

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm)

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng...

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19: Hai cách làm chứng

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19 HAI...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón ngày tận thế

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón Ngày Tận Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật áp chót năm...

Chúa Nhật XXXIII TN, B, Mc 13,24-32: Không biết ngày giờ tận thế vẫn tốt hơn?

    KHÔNG BIẾT NGÀY GIỜ TẬN THẾ VẪN TỐT HƠN? (Mc 13,24-32) M. Eugenio Nguyên, Phước Lý Có một bí mật, mà bất cứ thời đại nào, cho...

Chúa Nhật 32 TN, B, Mc 12,38-44: Tấm lòng sẻ chia của bà góa nghèo

      Tấm lòng chia sẻ của bà góa nghèo M. Phaolô Thụy, Châu Thủy Ý nghĩa và giá trị của việc dâng cúng như thế nào? Bài...