VATICAN: Sáng ngày 26 tháng 8 vừa qua Toà Thánh đã công bố đề tài cho Ngày hoà bình thế giới lần thứ 50 cử hành ngày mùng 1 tháng giêng năm 2017 đó là: “Không bạo lực: kiểu của một nền chính trị cho hoà bình”.
Thông cáo viết: “Bạo lực và hoà bình là nguồn gốc của hai kiểu xây dựng xã hội trái nghịch nhau. Sự kiện nhiều tổ chức bạo lực bùng nổ gây ra các hậu quả xã hội tiêu cực và trầm trọng khiến cho ĐTC gọi đó là Đệ tam thế chiến từng mảnh”. Trái lại hoà bình có các hiệu quả tích cực và cho phép thực hiện một tiến bộ thực sự. Vì thế cần phải di chuyển trong các không gian có thể bằng cách thương thuyết các con đường hoà bình, cả tại những nơi các con đường ấy xem ra coong queo hay không thể đi được. Trong kiểu này không bạo lực sẽ có thể có một ý nghĩa rộng rãi và mới mẻ hơn: không chỉ là uớc mong, ngưỡng vọng, khước từ bạo lực, các hàng rào cản, các thúc đẩy tàn phá, mà cũng là kiểu thực thi chính trị thực tiễn, rộng mở cho hy vọng.
Đây là một kiểu làm chính trị dựa trên sự tối thượng của quyền lợi. Nếu quyền lợi và sự bình đẳng phẩm giá của mỗi bản vị con người được cứu vãn không kỳ thị và phân biệt, thì hiệu qủa là bất bạo động được hiểu như đường lối chính trị có thể là một con đường thực tế giúp thắng vượt các xung đột vũ trang. Trong viễn tượng này thật là quan trọng luôn luôn thừa nhận sức mạnh của quyền lợi, chứ không phải quyền lợi của sức mạnh.
Với sứ điệp này một lần nữa ĐTC Phanxicô chỉ cho thấy một bước nữa, một con đường hy vọng thích hợp với các hoàn cảnh lịch sử: đó là giải quyết được các tranh chấp qua đối thoại, tránh cho chúng không trở thành xung đột vũ trang. Đàng sau viễn tượng này cũng có việc tôn trọng đối với nền văn hóa và căn tính của các dân tộc, nghĩa là sự thắng vượt ý tưởng cho rằng một phần cao hơn phần kia trên bình điện luân lý. Đồng thời điều này không có nghĩa là một quốc gia thờ ơ với các thảm kịch của một quốc gia khác. Trái lại nó có nghĩa là thừa nhận quyến tối thượng của ngoại giao trên cả tiếng của súng đạn. Việc buôn bán vũ khí trên thế giới rộng lớn nhưng thường bị đánh giá thấp. Chính việc buôn khí giới lậu yểm trợ cho không ít các xung đột trên thế giới. Chính vì thế bất bạo động như đường lối chính trị có thể góp phần rất nhiều vào việc loại trừ tệ nạn này.
Ngày hoà bình thế giới đã do ĐGH Phaolô VI cử hành lần đầu tiên ngày mùng 1 tháng giêng năm 1968, và sứ điệp của ĐGH được gửi tới các chính quyền trên toàn thế giới (SD 26-8-2016).
Thông cáo viết: “Bạo lực và hoà bình là nguồn gốc của hai kiểu xây dựng xã hội trái nghịch nhau. Sự kiện nhiều tổ chức bạo lực bùng nổ gây ra các hậu quả xã hội tiêu cực và trầm trọng khiến cho ĐTC gọi đó là Đệ tam thế chiến từng mảnh”. Trái lại hoà bình có các hiệu quả tích cực và cho phép thực hiện một tiến bộ thực sự. Vì thế cần phải di chuyển trong các không gian có thể bằng cách thương thuyết các con đường hoà bình, cả tại những nơi các con đường ấy xem ra coong queo hay không thể đi được. Trong kiểu này không bạo lực sẽ có thể có một ý nghĩa rộng rãi và mới mẻ hơn: không chỉ là uớc mong, ngưỡng vọng, khước từ bạo lực, các hàng rào cản, các thúc đẩy tàn phá, mà cũng là kiểu thực thi chính trị thực tiễn, rộng mở cho hy vọng.
Đây là một kiểu làm chính trị dựa trên sự tối thượng của quyền lợi. Nếu quyền lợi và sự bình đẳng phẩm giá của mỗi bản vị con người được cứu vãn không kỳ thị và phân biệt, thì hiệu qủa là bất bạo động được hiểu như đường lối chính trị có thể là một con đường thực tế giúp thắng vượt các xung đột vũ trang. Trong viễn tượng này thật là quan trọng luôn luôn thừa nhận sức mạnh của quyền lợi, chứ không phải quyền lợi của sức mạnh.
Với sứ điệp này một lần nữa ĐTC Phanxicô chỉ cho thấy một bước nữa, một con đường hy vọng thích hợp với các hoàn cảnh lịch sử: đó là giải quyết được các tranh chấp qua đối thoại, tránh cho chúng không trở thành xung đột vũ trang. Đàng sau viễn tượng này cũng có việc tôn trọng đối với nền văn hóa và căn tính của các dân tộc, nghĩa là sự thắng vượt ý tưởng cho rằng một phần cao hơn phần kia trên bình điện luân lý. Đồng thời điều này không có nghĩa là một quốc gia thờ ơ với các thảm kịch của một quốc gia khác. Trái lại nó có nghĩa là thừa nhận quyến tối thượng của ngoại giao trên cả tiếng của súng đạn. Việc buôn bán vũ khí trên thế giới rộng lớn nhưng thường bị đánh giá thấp. Chính việc buôn khí giới lậu yểm trợ cho không ít các xung đột trên thế giới. Chính vì thế bất bạo động như đường lối chính trị có thể góp phần rất nhiều vào việc loại trừ tệ nạn này.
Ngày hoà bình thế giới đã do ĐGH Phaolô VI cử hành lần đầu tiên ngày mùng 1 tháng giêng năm 1968, và sứ điệp của ĐGH được gửi tới các chính quyền trên toàn thế giới (SD 26-8-2016).
Linh Tiến Khải
Nguồn: vietvatican.net
Nguồn: vietvatican.net