Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

TUÂN PHỤC THÁNH Ý THIÊN CHÚA – ĐẾN HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC

 

TUÂN PHỤC THÁNH Ý THIÊN CHÚA

    ĐẾN HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC

 Bằng Lăng – Cộng Đoàn Thiên Phước

 Quý bạn đọc rất thân mến!

Gia đình là tế bào của xã hội nói chung và Giáo Hội nói riêng. Mỗi gia đình là một trường dạy đức tin cho các thành viên. Năm vừa qua, Giáo Hội lấy chủ đề mục vụ gia đình là: “đồng hành với những gia đình gặp khó khăn.” Hình ảnh gia đình Thánh Gia được xem là mẫu gương toàn thiện, vâng theo thánh ý Chúa Cha cho mỗi một gia đình, dòng tu noi gương để theo chân ba Đấng trên mọi nẻo đường mục vụ. Nhìn lại một năm mục vụ vừa qua và bước vào năm mục vụ mới, chúng ta cùng nhìn lại hình ảnh Thánh Gia trong Tin Mừng (Mt 2, 13-15. 19-23).

Có câu chuyện kể rằng: Vào một buổi trưa hè nóng bức, trên chuyến xe buýt từ thành phố về miền quê bằng con đường nhiều gập ghềnh và lắm khúc khuỷu, hầu hết hành khách đều mệt lả, nên chẳng ai còn có thể nói với người bên cạnh lấy một lời. Bỗng nhiên, xe dừng lại đón thêm một cặp vợ chồng cùng với đứa con kháu khỉnh dễ thương. Người thiếu phụ trẻ trông có vẻ hiền hòa lễ độ cùng với người chồng đứng tuổi phúc hậu, nhìn qua ai cũng cảm mến. Sự hiện diện của ba người khách ấy như có thêm một sức sống kỳ diệu đã làm cho bầu khí trong xe thay đổi hẳn. Và nhờ tiếng cười giòn giã hồn nhiên với những câu nói ngây thơ ngộ nghĩnh của cậu bé kèm theo thái độ dịu dàng đầy vẻ âu yếm và ân cần lắng nghe để trả lời của hai vợ chồng đã làm cho mọi người như quên đi cái mệt mỏi chán chường từ sáng tới giờ. Kể từ đó, mọi người trên xe không những đã trao đổi nụ cười mà còn trò chuyện với họ một cách thân thiện như bạn bè thân hữu vậy.

Vâng, có thể ví hình ảnh gia đình mới lên xe ấy chính là gia đình Thánh Gia gồm đủ màu sắc, hình ảnh và âm thanh trong trẻo của những con người rất bình dị trong cuộc sống. Chuyến xe đó chính là trần gian nói chung và các gia đình nói riêng đang đi trên đường lữ hành của trần gian. Họ không thoát khỏi những gian nan thử thách chồng chất tư bề. Và đó là lí do Chúa Giê-su hạ thế Cứu Độ trần gian. Ngài hiện hữu trong thân phận con người với tấm giả phả và gia đình Thánh gia. Ngài đến không phải để thay đổi lối tư duy triết lý một cách chung chung hay lập ra một hệ thống tổ chức hữu hình ở trần gian, để cho các vị lãnh đạo hưởng thụ và cai trị thiên hạ. Nhưng ở đây là một cuộc nhập sát sâu rộng mang tính toàn diện cho đời sống con người, từ những tư tưởng thầm kín trong lòng đến những lời nói và qua mọi việc làm hầu giúp cho từng người canh tân được niềm vui và hưởng được sự thanh thản trong tâm hồn.

Phải nghĩ ngay rằng, một thực tế hiện nay, trong cuộc sống mà ai cũng phải đối phó và trải qua đó là cuộc sống với trăm ngàn nỗi lo âu trong gia đình. Một cuộc sống mà chắc chắn ai cũng nhận thấy có nhiều phiền toái nặng nề, mệt mỏi và lắm cơ cực. Thật là khó cho những tình huống nhả ra không được nuốt vào không trôi như thế. Vậy, chúng ta phải làm gì để giảm bớt cho nhau những nỗi khổ thể xác lẫn tinh thần để mọi thành viên trong gia đình vượt qua được những buồn phiền cùng cực ấy? Lẽ dĩ nhiên, đối với những ai không tin vào tình thương và sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa thì không thể tìm ra được phương thế giải quyết vấn đề cho thỏa đáng.

Có cả những lúc gặp phải thử thách gian nan như gia đình Na-da-rét lúc đứng trước án lệnh của vua Hê-rô-đê sắp sửa tìm kiếm Hài Nhi để sát hại Người. Hoặc khi được Thiên Thần báo mộng hãy trỗi dậy đem Hài Nhi và Mẹ Người về đất Is-ra-en. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là mặc dù các đấng đã gặp phải những tình huống tiến thoái lưỡng nan, khó xử đến thế nhưng các thành viên trong gia đình Na-da-rét đặc biệt là thánh Giu-se vẫn luôn một lòng tìm Thánh Ý Thiên Chúa để thi hành một cách triệt để. Nên ngài đã kịp thời đưa Chúa Giêsu và Mẹ Người sang Ai-cập để trú ẩn an toàn và sau khi vua Hê-rô-đê băng hà và lại biết được A-kê-lao thay cha mình làm vua xứ Giu-đa, để bắt chước vua cha tiếp tục lòng độc ác để giết hại dân Do Thái nên thánh Giu-se ái ngại không dám trở về đó nữa. May thay, với lòng kính sợ Chúa, thánh Giu-se tiếp tục lắng nghe tiếng Chúa trong giấc mộng rồi đưa gia đình lánh sang địa phận xứ Ga-li-lê thuộc quyền Hê-rô-đê An-ti-pa, em của A-kê-lao, có vẻ ôn hòa hơn. Việc Giu-se đi theo sự chỉ dẫn của Thiên Thần báo trong giấc mộng đã chứng tỏ thánh nhân hoàn toàn quyết định theo sự hướng dẫn thần linh qua lời của Thiên sứ. Vì vậy, thánh Giu-se bỏ Giu-đa, vùng đất cứng lòng tin mà về Ga-li-lê, vùng đất dân ngoại sẽ tin vào Chúa Giêsu (x. Mt 4,12-16) và ngài đã lập cư trong thành gọi là Na-gia-rét (x. Mt 2,13-15.19-23).

Thế nhưng, đối với những người có niềm tin vào Thiên Chúa đầy quyền năng và rất mực yêu thương hết thảy mọi người cùng với lòng kính mến Chúa nồng nàn thắm thiết của từng người trong chúng ta thì chắc chắc sẽ có phương pháp hữu hiệu để giúp người ta an vui mà sống hạnh phúc thực sự ở đời này lẫn đời sau. Phương pháp linh nghiệm ấy chính là mời gia đình Chúa đến ở cùng. Phải nói được rằng, có Chúa Giê-su là Chúa tể trời đất và là Đấng hằng yêu thương chăm sóc hết thảy mọi người, có Mẹ Maria là người chuyên chăm ghi nhớ và suy niệm để vâng phục tất cả mọi Lời của Thiên Chúa truyền dạy, có thánh Giu-se là người lặng lẽ để lắng nghe cho rõ mọi điều Chúa truyền mà thi hành đúng thời đúng buổi thì lẽ nào ba đấng ấy lại để cho chúng ta phải thất vọng sao được. “(14) Ông Giuse liền chỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập” (Mt 2,14). Thật ra, các đấng đã nêu gương tuân phục thánh ý Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh nhất là biết bình tĩnh biện phân rồi quyết định bỏ ý riêng mình đúng lúc để kịp thời hoàn toàn vâng phục thánh ý Thiên Chúa. Nhờ đó, ba đấng đã tạo nên một gia đình mẫu mực xứng đáng là gia đình thánh đích thực.

Cũng cần nói thêm rằng, mặc dầu Chúa đã đi bước trước là sẵn lòng đến ở với gia đình nhân loại để cứu những gì đã hư mất. Thế nhưng, nếu chúng ta không đón tiếp thì Chúa cũng chịu thôi. Giả như ba vị khách mới lên xe trong câu chuyên trên đây có đem đến cho hành khách nhiều niềm vui đến đâu đi nữa mà họ vẫn cố tình dửng dưng, coi thường và cứ ôm lấy cái mệt nhoài vốn có từ sang đến trưa thì họ vẫn còn mệt mỏi chán chường rồi sẽ thất vọng.

Thiết nghĩ rằng, điều cần và đủ để có được hạnh phúc đích thực trong đời sống gia đình là mỗi phần tử trong gia đình chúng ta phải luôn nỗ lực làm sao cho mình giữ được niềm tin vào Thiên Chúa một cách vững mạnh. Đồng thời, phải đáp trả bằng một tình yêu trung thành mà theo Chúa đến cùng. Sở dĩ phải lấy tình yêu Chúa làm căn bản là vì chỉ có tình yêu ấy mới giúp con người chúng ta dễ dàng thông cảm và tha thứ cho nhau những lỗi lầm và xúc phạm. Hơn nữa, mọi người đều biết hy sinh và chịu đựng những khác biệt của nhau để cùng nhau tiến về một hướng. Có như thế mới thuận với lời Chúa trong bài đọc thứ hai:“Anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau”(Cl 3,12-13). Thật vậy, nếu tất cả mọi thành viên trong gia đình đều cố gắng để Chúa ở cùng để Ngài làm chủ bản thân mình và luôn có lòng tuân phục và kính sợ Chúa, biết đối đãi với Chúa như vị thượng khách thì Chúa sẽ không để một ai bơ vơ khốn khổ. Lúc đó thì chẳng còn nước mắt, buồn bã và đau khổ nữa. Vì có Chúa là có tất cả, có bình an, có hạnh phúc, có lòng kính trọng mọi người, có tôn ti trật tự và ắt sẽ có hòa thuận trong mái ấm gia đình. Con cái sẽ luôn vâng phục cha mẹ và cha mẹ luôn yêu thương và quý trọng con cái. Vì như lời Chúa ở bài đọc thứ nhất trong thánh lễ này đã khẳng định :“Ai vâng lệnh Đức Chúa sẽ làm cho cha mẹ an lòng”(Hc 3,6). Quả thật, gia đình nào luôn có Chúa ở cùng thì sẽ được an vui hạnh phúc. Một khi được an vui hạnh phúc thì gia đình ấy sẽ trở thành mái ấm tựa như những ca từ thắm thiết đượm tình yêu thương của nhạc sĩ … trong bài ca …: “Ba thương con vì con giống mẹ. Mẹ thương con vì con giống ba. Cả nhà ta đều thương yêu nhau. Xa là nhớ, gần nhau là mừng”. Đó là một gia đình hạnh phúc mà người đời ai cũng hằng ước mong!

Hơn ai hết, chúng ta là thành viên của Hội Dòng Xi-tô Thánh Gia, mỗi người luôn được mời gọi sống theo mẫu gương tuân phục thánh ý Thiên Chúa của các đấng. Vậy, dẫu ở trong hoàn cảnh nào chúng ta cũng cần phải bắt chước các đấng trong gia đình Thánh Gia để bỏ ý riêng mình đúng lúc và kịp thời tuân phục cách triệt để Thánh Ý Thiên Chúa. Nếu mọi thành viên trong Hội Dòng luôn biết tuân phục Thánh Ý Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh thì chắc chắn sẽ luôn có Chúa ở cùng, để giúp từng người sống an vui hạnh phúc đích thực trong bậc sống đan tu chiêm niệm, để phụng sự Chúa và mưu ích cho phần rỗi linh hồn của bản thân và tha nhân. Bởi vì, ai luôn tuân phục ý Chúa thì có được hạnh phúc đích thực muôn đời.

 

 

 

 

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...