Thứ Ba, 25 Tháng 3, 2025

Vâng Lời Thầy – Cứ ra khơi, thả lưới bắt cá

 CN V, TN Năm C

VÂNG LỜI THẦY

                                                              ( Is 6,1-2a.3-8; 1Cr 15,1-11; Lc 5,1-11)

M. Têrêxa Avila Thảo – Đan viện Phước Hải

 Vâng lời là một hành vi mang tính nhân bản và nhân linh của con người, cho nên việc con cháu cần biết vâng lời ông bà, cha mẹ và thầy cô hoặc bề dưới vâng lời những lời với bề trên là điều rất quan trọng. Vì, vâng lời là hành vi của lòng hiếu thảo, yêu mến, kính trọng đối người lớn tuổi và với người có trách nhiệm trên mình; mặt khác vâng lời còn nói lên tôn ti trật tự trong luân thường đạo lý của con người ở mọi thời đại. Vì thế mà, Lời Chúa hôm dạy chúng ta về cách thức vâng lời “vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới” (Lc 5,5).

  1. Vâng lời trong sự khiêm tốn

Vâng lời trong sự  khiêm nhường là cội nguồn của những điều tốt đẹp, hay nói cách khác vâng lời trong khiên tốn là khởi nguồn của những điều vĩ đại. Thật vậy, chỉ khi nào chúng ta biết khiêm nhường thì chúng ta mới có thể trưởng thành và phát triển cách tích cực hầu vươn tới tầm cao nhất của chính mình. Chính vì thế, trong bài đọc I cho chúng thấy ngôn sứ  Isaia đã mau mắn vâng lời trong sự khiêm tốn “Lạy Chúa, xin hãy sai con” (Is 6,8); và trong bài đọc II thánh Phaolô cũng chỉ dạy cho chúng ta biết cách vâng lời trong sự khiêm tốn: “Thật vậy, tôi là người hèn mọn nhất trong số các tông đồ, vì tôi đã ngược đãi Hội Thánh của Thiên Chúa” (1Cr 15,9). Ngài đã khiêm tốn thú nhận mình hèn mọn nhất trong các Tông đồ và là người trước đây đã bắt bớ Đạo Chúa, nhưng  nay trở nên một vị tông đồ nhiệt thành truyền bá giáo lý của Chúa là nhờ ơn Chúa ban. Cho nên, người biết sống vâng lời trong sự khiêm tốn là người biết rõ thân phận của mình, điều này chính thánh Phêrô trong bài Tin Mừng hôm nay đã thốt lên với Chúa “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi” (Lc 5,8). Bên cạnh đó thánh Phaolô cũng cho chúng ta thấy rõ về sự vâng lời trong sự khiêm tốn của Chúa Giêsu, một sự vâng lời trong khiêm tốn thẳm sâu của tình yêu, đến nổi “Người lại còn hạ mình vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2,8). Đây chính là sự vâng phục trong khiêm tốn tột đỉnh của Kitô giáo. Như vậy, vâng phục trong sự khiêm tốn mang lại cho chúng ta tự do đích thực và giải thoát chúng ta khỏi chủ nghĩa cái tôi, óc vị kỷ, các yếu đuối và ảo tưởng cùng các đam mê… Nhờ đó mà chúng ta biết sử dụng tự do một cách tốt nhất và cao thượng nhất để đạt tới điều toàn hảo nhất, đó là được liên kết trọn vẹn với thánh ý Thiên Chúa. Hơn nữa, vâng lời trong khiêm tốn dẫn chúng ta đi vào vâng lời trong sự tin tưởng.

  1. Vâng lời trong sự tin tưởng

Trong cuộc sống của chúng ta, nếu thiếu đi sự tin tưởng vào người khác, thì cuộc đời chúng ta sẽ như cánh cửa bị đóng kín. Bởi vì, niềm tin là nền tảng để xây dựng cuộc đời, xây dựng mối tương quan giữa con người với con người, không thể xây dựng bất cứ cái gì mà không cần đến nền tảng ấy. Vì thế, hôm nay Phêrô đã vâng lời trong sự tin tưởng “vâng lời Thầy tôi sẽ thả lưới”(Mr 5,5), dầu ông là một ngư phủ giàu kinh nghiệm và đêm qua ông cũng đã thất bại, chẳng bắt được con cá nào dù đã vất vả suốt đêm. Theo lẽ thường, lời đề nghị của Thầy thật chẳng hợp lý chút nào. Nhưng chính sự vâng lời trong tin tưởng mà ông đặt nơi Thầy của mình lại cho chúng ta sự kinh ngạc và vỡ oà trong vui mừng về kết quả Thầy mang lại cho ông cũng như các bạn của ông hôm nay: “Quả vậy, thấy mẻ cá vừa bắt được, ông Simôn và tất cả những người có mặt ở đó với ông đều kinh ngạc. Cả hai người con ông Dêbêđê, là Giacôbê và Gioan, bạn chài với ông Simôn, cũng kinh ngạc như vậy” (Lc 5,9-10). Chính sự vâng lời trong tin tưởng mà Phêrô và các bạn của ông đã nhận ra quyền năng vô song, khôn lường của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu, nên các ông tuyệt đối tin tưởng vào Người. Hơn nữa, mẻ cá diệu kỳ ấy đã giúp Phêrô nhận ra quyền năng cao vời và sự bất lực, yếu đuối của mình trước quyền năng vô biên của Thiên Chúa được thể hiện nơi Đức Giêsu. Đây cũng là kinh nghiệm của thánh Phaolô khi ngài cảm nghiệm được quyền năng và tình thương của Chúa dành cho Ngài: “Tôi có gì cũng là nhờ ơn Thiên Chúa” (1Cr 15,10). Thật vậy, vâng phục trong sự tin tưởng là hoàn toàn phó thác cuộc đời mình cho ý định và tình yêu của Thiên Chúa một cách trọn vẹn.

3. Vâng lời với một con tim biết lắng nghe

Vâng lời với một con tim biết lắng nghe là luôn có thái độ sẵn sàng “Đức Giêsu xuống một chiếc  thuyền, thuyền đó của ông Simon, và người xin ông chèo ra xa bờ một chút” (Lc 5,3). Phêrô đã vâng lời với một trái tim biết lắng nghe qua sự hướng dẫn của Chúa Giêsu trong khiêm nhường và tin tưởng. Cũng từ đây ông biết phó thác tất cả cho Chúa để sẵn sàng ra đi và lên đường “Vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới” (Lc 5,5). Lên đường ra khơi thả lưới là chấp nhận đối đầu với phong ba bão táp, chấp nhận gian lao thử thách. Hơn thế nữa, sự vâng lời với một trái tim biết lắng nghe là Phêrô và các bạn của ông đã đáp lại lời mời gọi của Chúa “Thế là họ đưa thuyền vào bờ, rồi bỏ hết mọi sự mà theo Người” (Lc 5,11). Ra đi theo Chúa là bỏ lại tất cả: gia đình, thuyền bè, chài lưới… Bỏ cả nghề nghiệp cũ đã thành thạo để bắt tay vào nghề mới còn chập chững. Thật vậy, một khi đã vâng lời với một con tim biết lắng nghe thì sẵn sàng phó trọn cuộc đời cho Chúa. Vì thế mà, Chúa đã dùng Phêrô và các bạn của ông để nói về Chúa và thể hiện quyền năng của Ngài cho anh chị em mình. Hơn thế nữa, Thiên Chúa cũng đã bước vào cuộc đời của Phêrô và các bạn của ông là để Ngài đã mượn chiếc thuyền cuộc đời của ông và các bạn ông để làm việc của Ngài “từ nay anh sẽ là người thu phục người ta” (Lc 5,10). Đàng khác, Ngài muốn ông và các bạn của ông chèo thuyền ra khỏi đám đông một chút để mỗi người thoát khỏi sự ồn ào của cuộc sống bên ngoài, nhờ đó mà dễ dàng truyện trò với Chúa, qua cầu nguyện và tâm sự riêng tư với Người. Nhất là để có thể nghe được tiếng Chúa trong từng giây phút của cuộc đời họ “Chính anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút” (Mc 6,31) một sự vâng lời với một trái tim lắng nghe dẫn con người đi sâu vào mối tình vĩnh cửu. Như vậy, vâng lời với một con tim lắng nghe là cảm nghiệm được Thiên Chúa là Đấng quyền năng, yêu thương và con người là bất xứng, để  những người được gọi sẽ đi từ ngỡ ngàng đến vâng phục; từ vâng phục đến niềm tin và rồi ý thức mình chẳng là gì vì bất xứng, nên chỉ là dụng cụ Chúa dùng để ra đi thi hành sứ vụ của Người mà thôi! “Ngài đã quyến rủ con và con đã để cho ngài quyến rũ. Ngài mạnh hơn con, và Ngài đã thắng” (Gr 20,7).

Sống đức vâng phục là của lễ toàn thiêu nhờ thực thi tình yêu liên lỉ. Đó là một hành vi thờ phượng, nên cần được thực hiện với một sự phục tùng khiêm nhường, tôn kính và mến yêu, đón nhận những gì được giao phó, như một biểu hiện của tình yêu. Hơn nữa, vâng lời là ước muốn tìm kiếm và thi hành ý Chúa, noi gương Chúa Giêsu, trong sự tự do của con cái Chúa với một lòng mến quảng đạị là mọi kitô hữu hãy bước đi trong niềm tín thác nơi Chúa thì Chúa sẽ trợ giúp chúng ta và Chúa sẽ dẫn chúng ta đến chỗ thành toàn. Vì, nơi Thiên Chúa không có gì mà Ngài không làm được “đối với Thiên Chúa không có gì là không thể được” (Lc 1,37), bởi Ngài có đủ quyền năng để hoàn tất chương trình của chúng ta.

Ước gì mỗi người chúng ta dầu ở trong hoàn cảnh nào, cũng luôn xin thưa ‘vâng lời Thầy’ nghĩa là luôn tin tưởng vào ơn trợ giúp của Chúa sẽ dẫn chúng ta đi qua những thăng trầm của cuộc đời. Nhờ đó mà chúng ta luôn sẵn sàng ra khơi cùng Đức Kitô, để ‘chài lưới người’ trong tin tưởng và vâng lời thuyền trưởng Giêsu, hầu có thể bắt được nhiều cá, nghĩa là đưa được nhiều linh hồn trở về với Chúa. Amen

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chọn?

  CHỌN...? Cũng như bao thiếu nữ, lúc đó tôi mới...

Chúa Nhật 32 TN, B, Mc 12,38-44: Tấm lòng sẻ chia của bà góa nghèo

      Tấm lòng chia sẻ của bà góa nghèo M. Phaolô...

Chúa Nhật I Mùa Chay, B, Mc 1,12-15: Vào hoang địa

VÀO HOANG ĐỊA (St 9,8-15; 1Pr 3,18-22; Mc 1,12-15) FM. JB....

Chúa Nhật III Mùa Vọng, Lc 3,10-18: Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế

    Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế  (Lc 3,10-18)    ...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 25/3, Lễ Truyền Tin (Lc 1,26-38) Xin Mẹ dạy con hai tiếng “Xin Vâng”

Ngày 25/3, Lễ Truyền Tin (Lc 1,26-38) Xin Mẹ Dạy Con Hai Tiếng “Xin Vâng” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Đọc Kinh Thánh, chúng ta thấy mỗi...

Lễ Truyền Tin 25/03, Lc 1,26-38: Xin vâng

  XIN VÂNG (Is 7,10-14; 8,10; Hr 10,4-10; Lc 1,26-38)   Trường Kha, Phước Lý Trong cuộc sống của con người luôn có những biến cố xảy ra, những...

Lễ Truyền Tin: Xin vâng trong niềm tín thác

    XIN VÂNG TRONG NIỀM TÍN THÁC  (Lc 1,26-28) M. Catherine Labouré, Phước Thiên “…Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Người thực hiện cho tôi...

Chúa nhật III, Mùa chay, Năm C (Lc 13,1-9): Hồng ân sám hối

Chúa nhật III, Mùa chay, Năm C (Lc 13,1-9) Hồng Ân Sám Hối Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Có một thực tế chúng ta cần nhìn nhận...

Chúa Nhật III Mùa Chay, C, Lc 13,1-9: Sám hối trở về với Chúa

    SÁM HỐI TRỞ VỀ VỚI CHÚA (Lc 13,1-9) M. Phêrô Bình, Phước Lý Trong Mùa Chay, chúng ta được mời gọi: “Hãy sám hối và tin...

Chúa nhật III Mùa Chay – C: Hãy thật lòng trở về với Chúa

  Chúa nhật III Mùa Chay - C HÃY THẬT LÒNG TRỞ VỀ VỚI CHÚA M. Gioan Bosco Thật, Phước Hải Chúa Nhật II Mùa Chay vừa qua, Đức Giêsu...

Ngày 19/03, Lễ Thánh Giuse Bạn Trăm Năm Đức Maria: Mt 1,16.18-21.24 Thánh Giuse Ngủ

Ngày 19/03, Lễ Thánh Giuse Bạn Trăm Năm Đức Maria: Mt 1,16.18-21.24 Thánh Giuse Ngủ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong ngày lễ Thánh Giuse Bạn Trăm...

Ngày 19-3, Thánh Giuse, Bạn Trăm Năm Đức Maria: Thánh Giuse – Đấng đầy uy quyền

Ngày 19-3, Thánh Giuse Bạn Trăm Năm Đức Maria - Thánh Giuse - Đấng Đầy Uy Quyền Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Hợp với Hội Thánh toàn...