Thứ Ba, 16 Tháng Tư, 2024

VẾT THƯƠNG LÒNG – Suy niệm Thứ Ba, Tuần XIV TN – Vp. Duyên Thập Tự

TN-094-TUẦN XIV-thứ Ba

VẾT THƯƠNG LÒNG

(St 32,22-32 /  Mt 9,32-38)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Ai trong chúng ta cũng mang những vết thương, hoặc trong thân xác hoặc trong tâm hồn. Những vết thương này là hậu quả của những va chạm, những cuộc chiến. Những vết thương thường để lại vết sẹo hoặc những di chứng, để mỗi lần nhìn thấy hay cảm thấy, đều nhắc nhở về trải nghiệm của quá khứ. Thường thì những vết thương, trong một mức độ nào đó, tạo nên những ảnh hưởng trong cuộc sống. Có vết thương có thể giúp định hình cả một tương lai từ ngày vết thương xuất hiện. Có những vết thương làm cho người mang nó sống khép kín trong nỗi lo âu sợ hãi, vì đã có kinh nghiệm bị tổn thương. Vết thương vẫn cứ như rỉ máu. Như chú chim đã bị thương vì viên đá bắn từ chiếc ná cao su, và sau đó, âm thanh cành cây gẫy cũng làm nó giật mình, sợ hãi. Con người cũng có kinh nghiệm tương tự. Nhưng cũng có vết thương lại giúp mở ra công cuộc lớn hơn chính nỗi đau do vết thương gây nên. Và đó là điều tôi muốn chia sẻ trong bài suy niệm Lời Chúa hôm nay.

Hai bài đọc Kinh Thánh hôm nay – với hai trình thuật khác nhau – gợi mở cho tôi về vết thương nơi tâm hồn hơn là vết thương nơi thân xác. Tôi xin được đặt tên là “VẾT THƯƠNG LÒNG”. Vết thương của những người mang nó có một hiệu ứng là “mở ra”.

 1. GIA-CÓP BỊ TRẬT XƯƠNG HÔNG

Chúng ta bắt đầu với câu chuyện của ông Gia-cóp. Sau một thời gian khá dài sống tại nhà cậu La-ban, nay Gia-cóp trở về nhà cha mình. Trong thời gian sống tại đây, với những mánh lới, Gia-cóp đã thu về cho bản thân rất nhiều tài sản: trước hết là hai người vợ và hai tỳ thiếp cùng với 11 người con; tiếp đến là tài sản vật chất gồm một số rất đông các đàn vật cũng như đầy tớ, gia nhân. Tất cả những thứ đó đều từ nhà cậu La-ban. Gia-cóp là như thế: trong mọi tình huống, luôn tỏ ra vượt trội, nắm thế thượng phong trong các cuộc chiến. Ngay trong lòng mẹ, song thai đã đụng nhau (x.St 25,22). Khi sinh ra, tuy ra sau, nhưng cũng cố nắm lấy gót của anh nó (x.St 25,26). Rồi khi E-sau đói quá, xin Gia-cóp chén cháo; Gia-cóp ra điều kiện phải bán quyền trưởng nam trước đã (x.St 25,29-34). Và nhân dịp E-sau đi săn dọn cho cha bữa ăn để cha chúc lành cho, thì thừa cơ hội E-sau chưa về, Gia-cóp đã lừa cha để cha chúc lành cho. Và như chúng ta nói trên, trong thời gian ở nhà cậu La-ban, Gia-cóp luôn chuyển thế thua thành thắng với châm ngôn “vỏ quít dầy, móng tay nhọn”. Sau khi đã đạt được mọi sự, Gia-cóp mang tất cả những gì kiếm được trở về nhà cha, nơi Gia-cóp đã bỏ ra đi vì sợ E-sau giết chết. Trên đường về quê, Gia-cóp vẫn rất sợ E-sau, vì thế, Gia-cóp đã bài binh bố trận, cho những nhóm tiền trạm đi trước với rất nhiều tặng phẩm giá trị để dâng cho E-sau hầu làm cho lòng ông anh hết giận hờn.

Và trích đoạn hôm nay, sách Sáng Thế chương 32 từ câu 22 đến 32, cũng tường thuật về một cuộc chiến. Đây là một kinh nghiệm nhớ đời đối với Gia-cóp và mở ra định hướng tương lai của ông – và qua ông, cho cả dân Ít-ra-en. Đó là kinh nghiệm về một cuộc chiến với một người lạ, trong một đêm tối. Đó là cuộc chiến dai dẳng vì kéo dài cả đêm. Đó là cuộc chiến mà Gia-cóp rất mạnh mẽ và can đảm, đến nỗi đối phương không thắng nổi, và người lạ đó phải điểm vào tử huyệt, nghĩa là ngay khớp xương hông, làm nó nó trật ra. Gia-cóp, dù bị thương nặng, vẫn cố ôm cứng đối phương, để chờ rạng sáng thấy mặt kẻ lạ đó. Gia-cóp là thế, thà chết hay bị thương tật chứ không bao giờ bỏ cuộc. Một chi tiết quan trọng, đó là người lạ đã đặt cho Gia-cóp một tên mới là Ít-ra-en, và sẵn sàng chúc lành cho Gia-cóp, khi Gia-cóp hứa sẽ buông ra. Cuối cuộc chiến, ông mới biết là mình đã đánh nhau với chính Thiên Chúa. Và hậu quả để lại trong thân xác ông, là ông bị trật xương hông và từ đó ông đi khập khễnh. Vết thương này không bao giờ khỏi, không bao giờ được chữa lành. Ông khập khễnh suốt đời, đến nỗi bao nhiêu thế hệ sau ông, “không ăn cái gân đùi ở khớp xương hông (của con vật), để tưởng nhớ khớp xương hông của Tổ Phụ Gia-cóp của họ với thương tật của ông.

Hình ảnh cuộc chiến của Gia-cóp với vết thương – khớp xương hông bị trật – là đối tượng của bao nhiêu suy niệm về nhiều khía cạnh của đời sống thiêng liêng. Đó là cuộc chiến thiêng liêng, cuộc chiến nội tâm. Đó là cuộc chiến của cầu nguyện… Và hôm nay, tôi cùng anh chị em nhìn nơi vết thương đó như là vết thương lòng. Vết thương đó đã đánh vào tự ái, kiêu ngạo, của Gia-cóp. Từ xưa đến nay, ông không thua ai và ông luôn chiến thắng với mánh khoé của mình. Ông luôn mạnh mẽ, tự quyết mọi sự. Với vết thương này, ông trở nên yếu, vì đi khập khễnh, không còn vững mạnh như trước. Nhưng vết thương lòng – nghĩa là ông bị tổn thương về phía mình – lại là nơi của phúc lành của Thiên Chúa: Thiên Chúa chúc phúc cho ông. Với vết thương đó, tên gọi của ông thay đổi, với tên gọi “Ít-ra-en”, nghĩa là của cả một dân tộc tương lai. Với vết thương đó, từ nay, ông bước đi với sự trợ lực của Thiên Chúa, cậy dựa vào Thiên Chúa. Từ nay, ông để Thiên Chúa quyết định hướng đi, chứ không phải tự mình định hướng. Vết thương thể lý mở ra cho vết thương lòng, và vết thương lòng mở ra cho Thiên Chúa, cho định hướng tương lai: dân tộc Ít-ra-en chỉ có thể vững bước với ân sủng của Thiên Chúa, với sự chúc phúc của Người. Buông tay mình khỏi tay Thiên Chúa là té ngã. Bỏ Thiên Chúa là diệt vong. Và điều đó đã được minh chứng trong lịch sử của họ.

 2. CHÚA GIÊ-SU VÀ LÒNG THƯƠNG CẢM

Hôm nay chúng ta đến với Chúa Giê-su khi Chúa gặp gỡ nhiều hạng người: những người bị bệnh, bị quỉ ám và biết bao nhiêu người Người gặp gỡ trên con đường rao giảng Tin Mừng cứu độ. Và khi chứng kiến cảnh sống của họ, thấu hiểu tâm tư và nỗi lòng của họ, Chúa đã bị một vết thương lòng. Một vết thương làm Chúa đau đớn và Chúa kêu gọi các môn đệ Chúa mở ra.

Thánh sử Mát-thêu, trong trích đoạn Tin Mừng chương 9 từ câu 32 đến 38, thuật lại bối cảnh trên, với một ghi nhận thật quan trọng: “Đức Giê-su thấy đám đông thì chạnh lòng thương, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt”. Nhìn thấy đám đông lầm than, vất vưởng – không phải vì đói hay khát vật chất mà là kiệt quệ vì không được nuôi dưỡng trong đời sống tâm linh và thiêng liêng -, Chúa “thương cảm”. Chúa cảm động và thương xót trước tình cảnh này. Tình cảnh đáng thương của họ đã làm chấn động Chúa và trái tim của Người, tạo nên một “vết thương lòng”. Nghĩa là Chúa cảm thấy đau trước những vết thương lòng của họ. Với trái tim con người, Chúa Giê-su chạnh thương; với trái tim Thiên Chúa, Chúa Giê-su quặn đau, vì những người con của Chúa Cha lại bị lầm than, nghĩa là vất vả, cơ cực bị bóc lột đến không còn gì, lại vất vưởng, vì bị bỏ rơi trơ trọi, không ai ngó ngàng tới. Họ như là một thứ đồ vật vô giá trị bị bỏ rơi, bị quăng bỏ. Chúa đau đớn lắm trước tình cảnh đen tối này. Vậy, đâu là phản ứng của Chúa?

Chúa nhiệt tâm rao giảng để nuôi sống đời tâm linh của họ, để giúp họ định hướng cuộc đời, đến nỗi Chúa không có giờ ăn và nghỉ ngơi, đến không có hòn đá để gối đầu. Những lời Chúa giảng dạy như trong “Bài Giảng Trên Núi” là để họ sống hạnh phúc trong tương giao với Thiên Chúa và tha nhân, cũng như ý thức phẩm giá cao quí là con của Thiên Chúa Cha. Chúa chữa lành họ – tâm hồn với ơn tha thứ, bình an, và thân xác được lành bệnh – để cuộc đời họ trở nên nhẹ nhàng, để họ đến với Chúa, trút đi gánh nặng và được Chúa cho nghỉ ngơi (x.Mt 11,28-30). Với vết thương lòng, Chúa đã mở ra tất cả cho nhân loại khổ đau, trao hết cho con người, đến cả mở ra cạnh sườn để cho hết những giọt nước và giọt máu cuối cùng. Đồng thời, Chúa cũng mời gọi các môn đệ Chúa mở ra: mở ra bằng cầu nguyện xin Chúa Cha sai nhiều người đến giúp đỡ những cuộc đời kia. Chúa đã dùng hình ảnh những cây lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít. Đau lắm, nếu cứ để lúa rụng hết, không thu hoạch được. Đau lắm, nếu những cuộc đời con người bị hư đi, không có ai đoái hoài đến. Đúng là vết thương lòng! Hãy cầu nguyện với Chúa Cha. Hãy cầu nguyện với Chúa Cha xin Người gửi thợ gặt đến. Cầu nguyện với tất cả thiết tha, với nỗi đau của vết thuơng lòng.

 3. ĐÂU LÀ VẾT THƯƠNG LÒNG CỦA TÔI?

Mỗi chúng ta có những vết thương ẩn kín trong tâm hồn, những vết thương lòng. Nhưng thường là những vết thương vì bị tổn thương và không được chữa lành hoặc chưa được chữa lành. Chúng hành hạ và kêu gọi trả thù bằng gây nên những vết thương cho tha nhân. Nếu chúng ta chỉ chú tâm đến những vết thương lòng đó, cuộc đời chúng ta sẽ bất hạnh và thu mình trong vỏ ốc để tạo sự an toàn ích kỷ. Chúng ta cần “VẾT THƯƠNG LÒNG” trong mối tương giao với Thiên Chúa và tha nhân, như kinh nghiệm của Tổ Phụ Gia-cóp cũng như của Chúa Giê-su. Đó là những vết thương vượt khỏi cái tôi ích kỷ, mở ra cho những gì cấu thành giá trị của đời ki-tô hữu của chúng ta. Đó là “vinh quang Thiên Chúa” và “phần rỗi các linh hồn”.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ Ba Tuần III Phục Sinh, Ga 6,30-35 : Cuộc sống bất tử cần “bánh trường sinh”

Thứ Ba Tuần III Phục Sinh, Ga 6,30-35 Cuộc sống bất tử cần “bánh trường sinh” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người Việt Nam ta thường dùng...

Thứ Hai Tuần III Phục Sinh, Ga 6,22-29 : Khát vọng Tuyệt Đối

Thứ Hai Tuần III Phục Sinh, Ga 6,22-29 Khát vọng Tuyệt Đối Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng chúng ta nhận thấy có nhiều người tìm...

Thứ Bảy Tuần II Phục Sinh, Ga 6,16-21: “Thầy đây, đừng sợ”

Thứ Bảy Tuần II Phục Sinh, Ga 6,16-21 “Thầy đây, đừng sợ” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay khá ngắn, nhưng tường thuật khá...

Thứ Sáu Tuần II Phục Sinh, Cv 5,34-42; Ga 6,1-15: Chúa cần con cộng tác

Thứ Sáu Tuần II Phục Sinh, Cv 5,34-42; Ga 6,1-15 Chúa Cần Con Cộng Tác Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Sống tâm tình niềm vui Mùa Phục...

Thứ Năm Tuần II Phục Sinh, Ga 3,31-36: Nhân chứng giữa đời

Thứ Năm Tuần II Phục Sinh, Ga 3,31-36 Nhân Chứng Giữa Đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thời gian gần đây, dư luận xôn xao vụ anh...

Thứ Tư Tuần II Phục Sinh, Ga 3,16-21: Thiên Chúa vẫn mãi yêu thế gian

Thứ Tư Tuần II Phục Sinh, Ga 3, 16-21 Thiên Chúa Vẫn Mãi Yêu Thế Gian Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Để cảm nghiệm được tình yêu...

Thứ Ba Tuần II Phục Sinh, Cv 4,32-37; Ga 3,7-15: Kitô hữu sống Tin Mừng

Thứ Ba Tuần II Phục Sinh, Cv 4,32-37; Ga 3,7-15 Kitô Hữu Sống Tin Mừng Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Sách Công Vụ Tông Đồ cho chúng...

Thứ Bảy Tuần Bát Nhật Phục Sinh, Cv 4,13-21; Mc 16,9-15 : Sống Lời Chúa Là Loan Tin Mừng

Thứ Bảy Tuần Bát Nhật Phục Sinh, Cv 4,13-21; Mc 16,9-15 Sống Lời Chúa Là Loan Tin Mừng Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Các con hãy đi...

Thứ Sáu Tuần Bát Nhật Phục sinh, Cv 4,1-12: Làm chứng cho Chúa như thế nào?

 Thứ Sáu Tuần Bát Nhật Phục sinh, Cv 4,1-12 Làm chứng cho Chúa như thế nào? Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Để có thể biết lời làm...

Thứ Năm Tuần Bát Nhật Phục Sinh, Lc 24,35-48: Kinh nghiệm gặp Đấng Phục Sinh

Thứ Năm Tuần Bát Nhật Phục Sinh, Lc 24,35-48 Kinh Nghiệm Gặp Đấng Phục Sinh Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay cho chúng...

Thứ Tư Tuần Bát Nhật Phục Sinh, Lc 24,13-35: Đường Emmaus hiện tại

Thứ Tư Tuần Bát Nhật Phục Sinh, Lc 24,13-35 Đường Emmau Hiện Tại Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Khi được Chúa kêu gọi các môn đệ đã...

Thứ Ba Tuần Bát Nhật Phục Sinh, Cv 2,36-41; Ga 20,11-18: Nhân chứng cho Đấng Phục Sinh

Thứ Ba Tuần Bát Nhật Phục Sinh, Cv 2,36-41; Ga 20,11-18 Nhân Chứng Cho Đấng Phục Sinh Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Kitô phục sinh đã...