Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Chúa Nhật 30 Thường Niên, A: Tình yêu và lề luật

CHÚA NHẬT 30 THƯỜNG NIÊN A

TÌNH YÊU VÀ LỀ LUẬT

(Mt 22,34-40)

M. Clara Diệu, PT

Lề luật và tình yêu không phải là những khái niệm trừu tượng nhưng là những thực thể sống động trong đời sống con người. Qua câu hỏi liên quan đến lề luật của một người trong nhóm Pharisêu, câu trả lời của Chúa Giêsu như sợi chỉ đỏ đúc kết cho toàn bộ tinh thần của lề luật. Với câu trả lời đó, Người khẳng định với chúng ta: tình yêu là nội dung và là cứu cánh của lề luật; tình yêu của con người được cụ thể hóa qua hai điều răn: mến Chúa và yêu người.

Chúa Giêsu đã khẳng định tình yêu là trung tâm của lề luật. Thật vậy, như linh hồn gắn bó với thân xác thế nào thì tình yêu cũng phải gắn bó với lề luật như vậy. Tình yêu phải là nội dung và là linh hồn của lề luật. Bởi lẽ, lề luật tự nó là hữu ích, giúp ổn định trật tự và thăng tiến cuộc sống con người nhưng nếu gạt bỏ tình yêu, lề luật trở thành những nguyên tắc cứng nhắc và những quy định vô hồn. Chính tình yêu thổi hồn sống cho lề luật và làm cho lề luật trở nên ý nghĩa và mang một giá trị: “Ách ta êm ái và gánh ta nhẹ nhàng” (Mt 11,28-30). Ách và gánh của Chúa Giêsu chính là tình yêu.

Tuy nhiên, tình yêu không phải là một điều gì đó thuộc về tình cảm ủy mị hay là sự thỏa hiệp giữa con người với nhau. Tình yêu là một giá trị tuyệt đối. Bởi đó, chính tình yêu cứu rỗi và kiện toàn lề luật. Khi người thanh niên giàu có đến gặp Chúa Giêsu để hỏi xem anh phải làm gì để được nên hoàn thiện. Tất cả những lề luật Chúa Giêsu nêu ra, anh đều đã giữ từ nhỏ. Thế nhưng, Người bảo anh: hãy bán tất cả tài sản và phân phát cho người nghèo “rồi hãy đến theo tôi” (x. Mt 19,21). Như thế, đối với người môn đệ, tuân giữ luật thôi chưa đủ nhưng cần vượt lên trên ranh giới của lề luật để thi thố tình yêu. Bởi vì tình yêu là điểm khởi phát cũng là đích điểm của lề luật. Chúa Giêsu đã kiện toàn lề luật bằng cách đưa tình yêu vào trong lề luật : “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em phải yêu thương nhau” (Ga 13,34). Hôm nay, Người khẳng định với chúng ta rằng lề luật lớn nhất trong mọi lề luật là mến Chúa và yêu người.

Chúng ta yêu mến Thiên Chúa là vì Thiên Chúa đã yêu chúng ta trước, ngay khi chúng ta còn hoài thai trong tội (x. Rm 5,8; Is 49,1). Hơn nữa, Thiên Chúa đã dùng giá máu cứu chuộc chúng ta: “Chính Người đã yêu thương chúng ta và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta” (1 Ga 4,10). Người phục hồi phẩm giá chúng ta để chúng ta trở nên “thánh thiện và tinh tuyền” (x. Ep 1,4). Tình yêu đó vẫn không ngừng theo đuổi chúng ta trong suốt cuộc đời (x. Tv 22,6). Yêu Chúa không gì hơn là đáp trả lại tình yêu đó. Yêu Chúa hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực trở thành điều răn thứ nhất và trọng nhất. Chúng ta phải ghi nhớ điều đó, như sách Đệ Nhị Luật đã viết, phải buộc những lời ấy vào tay làm dấu, mang trên trán làm phù hiệu, phải viết lên khung cửa nhà, và lên cửa thành của chúng ta (x. Đnl 6,8-9).

Nhưng ai nói yêu Thiên Chúa mà ghét anh em là kẻ nói dối “vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy” (1 Ga 4,20). Từ ban đầu, tha nhân được trao ban cho chúng ta như một món quà vô giá (x. St 2,22). Chính tội lỗi đã xen vào hủy hoại và làm đổ vỡ mối tương quan thân thiết đó. Sống tinh thần của lề luật là phục hồi và làm mới lại mối tương giao giữa người với người như thời nguyên thủy. Đó là nhận ra người thân cận là “xương bởi xương tôi và thịt bởi thịt tôi” (x. St 2,18-23), và trong Đức Kitô, chúng ta chỉ là một thân thể duy nhất (x. 2 Cr 12,13). Bởi đó, chúng ta phải yêu tha nhân như chính mình.

Bài đọc thứ nhất, trích từ sách Xuất Hành, cũng nhấn mạnh đến bổn phận của tình yêu; một tình yêu được chứng minh một cách cụ thể trong các mối tương giao giữa con người với nhau, đó phải là những mối tương giao tôn trọng, cộng tác và giúp đỡ quảng đại. Người thân cận được yêu thương cũng là người xa lạ, trẻ mồ côi, góa phụ và người nghèo khó, nói cách khác là những công dân không có “người bảo vệ” mình (x. Bài giảng của Đức Giáo hoàng Biển Đức XVI, 26.10.2008).

Khi ra trước tòa Chúa, chúng ta sẽ bị xét xử không phải về việc đã tuân giữ lề luật như thế nào nhưng đã sống tình yêu ra sao (x. Mt 25,31-46). Chúng ta sẽ không còn bị phân tâm điều răn nào trọng nhất, điều răn nào tùy phụ, chỉ còn mỗi thao thức làm sao cho tình yêu trong cuộc sống chúng ta tròn đầy, vì lề luật sẽ qua đi nhưng tình yêu thì thì vĩnh cửu.

Lạy Chúa, xin cho chúng con cảm nhận được tình thương của Chúa trong cuộc đời mình và nhận ra mọi người là anh chị em của nhau để chúng con có thể đáp trả tình yêu Chúa và yêu mọi người như Chúa muốn nơi chúng con. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...