Thứ sáu, 22 Tháng mười một, 2024

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) Xin Chữa Con theo Cách Của Chúa

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B

(Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37)

XIN CHỮA CON THEO CÁCH CỦA CHÚA

Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist

Một cô gái đi xuất khẩu lao động bên Hoa kỳ. Có lẽ do mới sang đất khách quê người – lạ nước lạ cái, công việc chưa ổn định nhất là vì nhớ nhà, mà người bạn hay gọi điện về thăm những người thân và lần nào cũng vậy cô ta xin mọi người cầu nguyện cho khỏi chứng “ngọng” và “điếc”. Bởi vì, trên đất Mỹ, cô cố gắng nói Mỹ mà họ không nghe được, và khi họ nói, cô cố gắng vểnh tai nghe mà vẫn không hiểu được.

Vâng, bệnh ngọng và điếc ở thời nào cũng có, nó gây cản trở trong các mối tương giao giữa người với người. Những lời của Chúa qua miệng ngôn sứ Isaia cho chúng ta tràn trề niềm an vui và hy vọng: “Thiên Chúa của anh em đây rồi… chính Người sẽ đến cứu anh em. Bấy giờ mắt người mù mở ra, tai người điếc nghe được. Bấy giờ kẻ què sẽ nhảy nhót như nai, miệng lưỡi người câm sẽ reo hò”. Những lời đầy an ủi mà ngôn sứ công bố cho dân Israel giữa cảnh lưu đày tại Babilon năm xưa, hôm nay, vẫn vang vọng đến chúng ta giữa những thử thách gian nan. Xin cho chúng ta vững tin rằng “Thiên Chúa của anh em đây rồi, chính Người sẽ cứu anh em”. Chắc chắn Chúa sẽ cứu chúng ta nhưng bằng cách nào và ở thời điểm nào thì chúng ta không biết.

Một điều chúng ta biết chắc rằng: Chúa thường làm những điều lạ thường cho con người, Tin Mừng hôm nay cho ta thấy như vậy, khi Chúa chữa cho anh thanh niên vừa điếc vừa ngọng, bằng những cách thức lạ thường, chứ không theo lời đề nghị của dân chúng.

Điều lạ thường thứ nhất: Chúa Giêsu làm nhiều động tác trên bệnh nhân, Ngài kéo anh ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào lỗ tai, nhỏ nước miếng mà bôi vào lưỡi anh. Với quan niệm vệ sinh thời nay, thì những cử chỉ của Chúa Giêsu thật mất vệ sinh. Tuy nhiên, không dưng mà Chúa Giêsu lại làm như vậy. Chúng ta nên biết, Chúa Giêsu đã thích nghi phương pháp chữa bệnh của dân ngoại thời đó, vì Ngài đang chữa bệnh cho người ngoại và trên vùng đất của người ngoại; cần có những dấu hiệu khả giác để thúc đẩy lòng tin của họ.

Điều lạ thường thứ hai: Chúa Giêsu vừa chữa bệnh, vừa cầu nguyện trong tiếng thở dài. Đa số chúng ta thường thở dài khi: mệt mỏi, căng thẳng, buồn bã, lo lắng… Phải chăng hành động của Chúa Giêsu có gì đó không ổn? Theo các nhà chú giải tiếng thở dài của Chúa Giêsu tỏ lộ rằng: Ngài đang làm một việc hết sức khó khăn, vượt quá sức con người. Thành ra, việc người ngọng điếc được chữa lành càng chứng tỏ quyền năng phi thường và tình thương vô biên của Chúa, chứng tỏ rằng đối với Chúa không có gì là không thể làm được.

Điều lạ thường thứ ba: Chúa Giêsu chữa cho bệnh nhân khỏi ngọng, khỏi điếc nhưng lại cấm không cho người ta nói về Ngài. Đây chẳng phải là lạ thường hay sao? Bởi đã nhiều lần Chúa Giêsu chữa bệnh và liền sau đó Ngài bảo họ hãy đi loan báo cho mọi người biết việc kì diệu Chúa đã làm cho con. Thế mà lần này Ngài cấm không cho nói về Ngài. Chúng ta tự hỏi tại sao lại có sự mâu thẫn như vậy? Thưa ở đây, Chúa Giêsu không muốn công bố sứ mệnh Thiên sai trước hạn định. Vì lẽ, người Do thái có thể hiểu sai về vai trò của Đấng Thiên sai đến để giải thoát dân Do thái khỏi ách đô hộ của La mã, hoặc Ngài đến như thể chỉ để chữa bệnh và cho họ được ăn bánh no nê… Thực tế, sứ mệnh của Đấng Thiên sai chỉ hoàn tất trong cuộc Tử nạn và Phục sinh mang lại ơn cứu độ viên mãn cho nhân loại.

Thế thì, việc Chúa Giêsu chữa lành bệnh nhân ngọng điếc cách lạ thường như thế có liên quan gì đến chúng ta, hôm nay? Thưa, việc Chúa Giêsu chữa lành bệnh ngọng điếc cách lạ thường đảm bảo cho ta có một niềm hy vọng cũng được Chúa chữa lành theo những cách thức lạ lùng của Chúa. Vì, có lẽ chúng ta không bị ngọng điếc về thể lý, nhưng biết đâu chúng ta lại bị ngọng, điếc tâm linh.

Có thể chúng ta đang bị “ngọng” khi thích nói những lời độc địa… mà không dám nói về Chúa, không biết nói về Chúa, hoặc nói sai về Chúa qua những việc làm bất chính của mình. Chúa là Cha tốt lành luôn yêu thương tha thứ cho chúng ta. Thế mà, cuộc sống của chúng ta vẫn chất đầy nhỏ nhen, ích kỉ, tham lam, ganh tị… 

Cũng có thể chúng ta đang bị “điếc” tai lòng, khi ham nghe những chuyện chua cay hằn học… mà không biết lắng nghe Lời Chúa, không thể nghe tiếng Chúa nói trong lương tâm mình, trong tha nhân và trong các biến cố xảy ra thường ngày.

Như người ngọng điếc, cầu xin Chúa đoái thương cho chúng ta tấm lòng chân thành, khiêm tốn để Chúa được tùy ý chữa chứng ngọng ngựu, điếc lác của chúng ta theo những cách thức lạ lùng của Chúa.

Và như Dân chúng đã đem người có bệnh đến với Chúa để được chữa lành. Cũng vậy, chúng ta tín thác phó dâng lên Chúa những người thân yêu, những anh chị em đang đau bệnh thể xác và tâm hồn, nguyện xin Chúa chữa lành họ theo những cách thức lạ lùng của Chúa.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

“Ánh trăng” trong đan viện

“ÁNH TRĂNG” TRONG ĐAN VIỆN Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Thuở...

“Ngươi phải thờ cha kính mẹ” – Suy niệm Lời Chúa Thánh Lễ Mồng Hai Tết

“NGƯƠI PHẢI THỜ CHA KÍNH MẸ” Suy niệm Lời Chúa:...

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm)

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng...

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19: Hai cách làm chứng

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19 HAI...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón ngày tận thế

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón Ngày Tận Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật áp chót năm...

Chúa Nhật XXXIII TN, B, Mc 13,24-32: Không biết ngày giờ tận thế vẫn tốt hơn?

    KHÔNG BIẾT NGÀY GIỜ TẬN THẾ VẪN TỐT HƠN? (Mc 13,24-32) M. Eugenio Nguyên, Phước Lý Có một bí mật, mà bất cứ thời đại nào, cho...

Chúa Nhật 32 TN, B, Mc 12,38-44: Tấm lòng sẻ chia của bà góa nghèo

      Tấm lòng chia sẻ của bà góa nghèo M. Phaolô Thụy, Châu Thủy Ý nghĩa và giá trị của việc dâng cúng như thế nào? Bài...

Chúa Nhật XXXI Thường Niên B (Đnl 6,2-6; Dt 7,23-28; Mc 12,28b-34) Điều Răn trọng nhất

Chúa Nhật XXXI Thường Niên B (Đnl 6,2-6; Dt 7,23-28; Mc 12,28b-34) Điều Răn Trọng Nhất Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Luật tôn giáo Do Thái...

Chúa Nhật XXXI TN, B, Mc 12,28b-34: Điều Răn quan trọng nhất

      ĐIỀU RĂN QUAN TRỌNG NHẤT (Mc 12,28b-34) M. Michael Hội, Phước Lý Là người tín hữu Công giáo, ai trong chúng ta cũng biết tới Mười Điều...

Ngày 01/11: Các Thánh Nam Nữ (Mt 5,1-12) Các Thánh nên thánh giữa đời thường

    Ngày 01/11: Các Thánh Nam Nữ CÁC THÁNH NÊN THÁNH GIỮA ĐỜI THƯỜNG Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, Hội thánh long trọng kính...

Ngày 01/11: Các Thánh Nam Nữ (Mt 5,1-12) Các Thánh là người được ánh sáng Chúa chiếu qua

Ngày 01/11: Các Thánh Nam Nữ (Mt 5,1-12) CÁC THÁNH LÀ NGƯỜI ĐƯỢC ÁNH SÁNG CHÚA CHIẾU QUA Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Các thánh...

01/11 Các Thánh Nam Nữ, Mt 5,1-12a: Tấm gương Các Thánh

  TẤM GƯƠNG CÁC THÁNH (Kh 7,2-4.9-14, Mt 5,1-12a)  M. Bosco, PS      Chuyện kể rằng: Ngày kia một em bé được đi viếng một nhà thờ...

Chúa Nhật XXX TN, B, Mc 10,46-52: Đức tin làm nên phép lạ

    ĐỨC TIN LÀM NÊN PHÉP LẠ (Mc 10,46-52) M. Mai Liên, CĐ Phước Thiên       Khi ước mong một điều gì đó người ta luôn...

Chúa Nhật XXX Thường Niên B (Gr 31,7-9; Dt 5,1-6; Mc 10,46-52) Xin cho con nhìn thấy

Chúa Nhật XXX Thường Niên B  (Gr 31,7-9; Dt 5,1-6; Mc 10,46-52) Xin Cho Con Nhìn Thấy Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thánh sử Máccô kể...