Thứ sáu, 22 Tháng mười một, 2024

THIÊN CHÚA LÀ ĐẤNG CÔNG MINH VÀ NHÂN TỪ

Chủ Nhật XVI TN Năm A: Kh 12:13,16-19; Rm 8: 26-27; Mt 13: 24-43 hay (24-30).

 

THIÊN CHÚA LÀ ĐẤNG CÔNG MINH VÀ NHÂN TỪ

Fr. Vincent Hòa-PV

          Lời Chúa hôm nay trình bày cho chúng ta về một Thiên Chúa công minh chính trực, nhưng đồng thời cũng nhân từ, Đấng đầy nhân hậu với hết mọi người và mọi lỗi lầm chủa chúng ta. 

Có thể nói, cũng như khái niệm tự do và tiền định, hai đặc tính công bằng và nhân từ của Thiên Chúa mặc dầu quen thuộc nhưng trong thực tế không dễ dàng hiểu được. Vậy chúng ta phải hiểu thế nào về việc Thiên Chúa cùng một lúc vừa công bằng, công minh nhưng cũng vừa nhân từ? Và ai sẽ giúp chúng ta hiểu và chấp nhận được hai đặc tính này để rồi luôn biết tin yêu và phó thác vào Thiên Chúa?

          Chúng ta tin Thiên Chúa đã quan phòng và cai quản con người cũng như thế giới nay bằng sự công mình và nhân từ. Nhưng làm sao Thiên Chúa vừa công minh chính trực lại vừa nhân từ được? Khi chứng khiến những cảnh thê lương như nạn dịch Covid 19 đang hoành hành khắp nơi trên thế giới. Rồi thiên tai xẩy ra khắp nơi như lũ lụt khủng khiếp ở Trung Quốc hay nạn châu chấu đang hoành hành nhiều nơi trên thế giới trong những tháng qua… Tất cả những điều đó làm cho chúng ta tự hỏi: Chúa nhân từ sao không can thiệp mà lại để những điều đau thương xẩy ra như vậy? Phải chăng Thiên Chúa không có uy quyền trên tất cả, hoặc có uy quyền nhưng Ngài không phải là một Thiên Chúa nhân từ để ngăn cản những đau khổ đang xẩy ra cho nhân loại? Rồi những bất công, hay bất bình đẳng trên thế giới cũng thế, qua mọi thời đại, ngay cả những nước tiên tiến như nước Mỹ thì bất bình đẳng vẫn có đó, luôn là vấn đề lớn trên thế giới. Bất công hay bất bình đẳng là điều mà Giáo Hội, nhất là Đức Thánh Cha Phanxico đang kêu gọi mọi người trên thế giới cố gắng xoá bỏ. Nhưng nhìn vào lịch sử nhân loại chúng ta thấy bất công vẫn luôn có đó, có chăng chỉ là thay đổi hình thức bất công mà thôi. Những thực trạng như vậy làm cho tự hỏi: có hay không về một Thiên Chúa công minh chính trực và nhân từ? Vì nếu Ngài là Đấng công minh chính trực và nhân từ thì sao lại để cho những thiên tai, những bất công xẩy ra như thế? Sao thế lực kẻ dữ lại hoành hành trên kẻ lành như vậy? Với chúng ta, những người có niềm tin vào một Thiên Chúa quan phòng, một Thiên Chúa tình yêu, chúng ta hiểu về sự công bằng và nhân từ của Thiên Chúa như thế nào đây?

           Chúng ta biết, sự công minh và nhân từ của Thiên Chúa hoàn toàn khác xa với quan niệm về sự công minh hay nhân từ của con người chúng ta, vốn ích kỷ và hẹp hòi. Với chúng ta, công minh chỉ đơn giản là thưởng-phạt: công thì được thưởng, mà tội thì bị phạt. Và nhân từ là nhân từ với người lành, người tốt, chứ không phải nhân từ với người gian ác hay kẻ thù.  Nhưng sự công minh của Thiên Chúa thì không như thế, công bình của Ngài là một công minh luôn đi kèm với nhân từ: Ngài cho mặt trời mọc lên trên kẻ lành cũng như kể dữ (Mt 5,45). Và Thiên Chúa nhân từ với mọi tội nhân như chúng ta vẫn đọc trong Thánh Vịnh 129: “nếu như Ngài chấp tội nào có ai đứng vững được chăng?”. Quả vậy, các bài đọc hôm nay, trong khi cho chúng ta thấy sự khôn ngoan của Thiên Chúa, thì đồng thời nói lên giới hạn về sự hiểu biết của con người chúng ta. Trong bài đọc I, tác giả sách Khôn Ngoan chứng minh Thiên Chúa cùng một lúc có thể đối xử nhân từ cũng như công bằng với hết mọi người. Tại sao? Thưa bởi vì: Thiên Chúa xử khoan hồng vì Ngài làm chủ được sức mạnh. Ngài lấy lòng từ bi cao cả để cai quản chúng ta, nhưng cũng có thể sử dụng quyền năng bất cứ khi nào Ngài muốn… Tuy nhiên sách Khôn Ngoan nói, Ngài cho chúng ta niềm hy vọng tràn trề là: người có tội được Ngài ban ơn sám hối. Đó là lý do tại sao trong Tin Mừng, Thiên Chúa là ông chủ, đã không cho các đầy tớ trong dụ ngôn “Cỏ Lùng”, nhổ hết những cây cỏ lùng trong ruộng lúa. Điều đó thật khác xa với suy nghĩ tự nhiên của con người chúng ta là muốn nhổ ngay những cây cỏ lùng càng sớm càng tốt kẻo nó hại đến cây lúa. Nhưng Thiên Chúa bảo phải để thời gian, và chờ đợi cho đến mùa gặt. Lý do ông chủ nêu ra là: nếu nhổ ngay, người ta sẽ nhổ cả lúa chung với cỏ lùng. Có lẽ lý do này không thuyết phục lắm, vì những người làm nông hẳn sẽ phân biệt được đâu là cây lúa và đâu là cây cỏ lùng để không bị nhổ lầm. Dĩ nhiên khi nhổ như thế thì cây lúa cũng sẻ ảnh hưởng phần nào. Có lẽ lý do quan trọng mà ông chủ muốn cả lúa và cỏ lùng cùng tồn tại cho đến mùa gặt là vì, như trong bài đọc I, sách Ngôn Ngoan nói là: Thiên Chúa nhân từ cho chúng ta niềm hy vọng bằng cách ban ơn sám hối cho những người có tội. Mà chúng ta biết để sám hối thì cần có thời gian. Như vậy lý do chính yếu tại sao Ngài không muốn nhổ hết cỏ lùng lúc này, mà để cho nó cùng lớn lên, tức là cho nó thời gian, cho nó cơ hội.

           Chúng ta biết trong địa hạt tự nhiên, lúa là lúa và cỏ lùng là có lùng. Cỏ lùng có được chăm sóc thế nào thì muôn đời nó cũng là có lùng, nó không thể trở thành cây lúa được. Thế nhưng trong địa hạt siêu nhiên không phải như vậy. Cậy lúa có thể trở thành cây cỏ lùng và ngược lại cây cỏ lùng cũng có thể trở thành cây lúa như thường. Chúng ta ai cũng có kinh nghiệm như vậy, hôm nay tốt lành thánh thiện những biết đâu ngày mai trở nên xấu xa tội lỗi không chừng. Như người ta thường nói: thánh nhân nào cũng có một quá khứ và tội nhân nào cũng có một cơ hội, một tương lai để hy vọng là như vậy. Đó chính là sự công minh và nhân từ của Thiên Chúa mà nhiều khi chúng ta không dễ hiểu được. Vì không hiểu được sự công minh và nhân từ của Thiên Chúa, cho nên trước những khó khăn như bất công hay những thiếu thốn của mình cũng như của người khác, nhất là khi cầu xin hoài mà chẳng thấy Thiên Chúa đáp lời rồi đâm ra bất mãn và trách móc Thiên Chúa vì Ngài không nhận lời theo ý chúng ta cầu xin. Như thế, thay vì để Thiên Chúa điều khiển chúng ta thì chúng ta lại muốn điều khiển Thiên Chúa. Vậy ai có thể giúp chúng ta hiểu biết và tin nhận một Thiên Chúa vừa công minh nhưng cũng vừa nhân từ? Nhất là biết chấp nhận thánh ý của Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh?

            Trong bài đọc thứ  II giởi tín hữu Roma, thánh Phaolo chỉ cho ra một phương thế khả dĩ giúp chúng ta có thể hoà hợp được với thánh ý Thiên Chúa đó là vai trò của Chúa Thánh Thần. Chúng ta không biết cách cầu nguyện thế nào cho đúng – đúng ở đây là đúng theo thánh ý Thiên Chúa – nên Thiên Chúa ban cho chúng ta chính Thần Khí của Ngài, để giúp chúng ta dâng lên Thiên Chúa những lời cầu nguyện thích hợp, vừa đẹp lòng Thiên Chúa vừa sinh ích cho chúng ta (Rm 8, 27). Vâng, có thể nói chìa khoá để giải quyết cho việc hiểu biết, cũng như chấp nhận một Thiên Chúa vừa công minh nhưng lại vừa nhân từ, đó chính là Chúa Thánh Thần. Chỉ có Chúa Thánh Thần mới có thể giúp chúng ta biết cầu xin điều gì đúng đắn và có lợi thực sự, không phải bây giờ mà thôi mà còn mang lại lợi ích cho cả tương lai và sự sống đời đời của chúng ta nữa. Chúng ta tin rằng mọi lời cầu xin đều được Chúa nhận lời như Chúa Giêsu nói: xin thì sẽ được, tìm thì sẽ thấy và gõ cửa thì sẽ mở cho (Mt 7,7). Thiên Chúa như người cha, biết rõ điều gì sẽ tốt cho chúng ta, do đó điều chúng ta xin mà không được vì điều đó chưa chắc đã tốt như chúng ta suy nghĩ, và có khi con nguy hiểm cho chúng ta về sau nữa. Như thế chúng ta phải hiểu rằng, điều chúng ta cầu xin mà không được, lại trở nên có ích lợi hơn cho chúng ta. Và như thế điều chúng ta cầu xin mà không được lại là một ân huệ cho chúng ta.

           Tóm lại với khả năng tự nhiên chúng ta không thể hiểu hết được một Thiên Chúa vừa công minh nhưng lại vừa nhân từ, vì như Tiên tri Is nói: tư tưởng và đường lối của Thiên Chúa thì khác xa tư tưởng và đường lối của con người (Is 55,9). Nhưng chúng ta hãy tin rằng Thiên Chúa luôn cư xử công minh và nhân từ với chúng ta và nhân loại này: Vì Thiên Chúa là Đầng công minh trong mọi lời Chúa phán và đầy yêu thương trong mọi việc Người làm (Tv 144, 17-18).

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lòng tin cậy của Chị thúc đẩy chúng em

  LÒNG TIN CẬY CỦA CHỊ THÚC ĐẨY CHÚNG EM Chị Tê-rê-sa thân mến! “Chính lòng tin cậy” là tựa đề mà ĐTC Phanxicô đặt cho Tông...

Thánh Lễ Khai Mạc Năm Thánh – Mừng 50 Năm Thành Lập Đan Viện Xitô Phước Vĩnh

THÁNH LỄ KHAI MẠC NĂM THÁNH-MỪNG 50 NĂM THÀNH LẬP ĐAN VIỆN XITÔ PHƯỚC VĨNH      Vào lúc 9:30 thứ Ba ngày 19 tháng...

Tâm tình với anh Bernadino

TÂM TÌNH VỚI ANH BERNADINO Dũng Ân Anh thân mến! Anh đã an nghỉ nơi lòng đất mẹ rồi, nhưng em và mọi người vẫn chưa...

Ai tín

…Xin Người cho anh em biết con người và ơn gọi của anh em là gì…

Một vài suy nghĩ về con người và ơn gọi nhân dịp tuyên khấn của anh em (Vinh-sơn Liêm, PV) Hằng năm chúng ta vẫn thường...

TÂM TÌNH TẬP VIỆN TÊ-RÊ-SA PHƯỚC VĨNH SỐ 4

LẠI BẮT ĐẦU          Thưa Chị,...

Bài Giảng Thứ Năm Tuần Thánh

THỨ NĂM TUẦN THÁNH 2015 TẠI PHƯỚC VĨNH VENI...

Bài Giảng Lễ PHỤC SINH- VENI CREATOR SPIRITUS, MATER BONI CONCILII

VENI CREATOR SPIRITUS, MATER BONI CONCILII.Cha Viện Trưởng           ...

Niềm Vui Phục Sinh

Niềm Vui Phục Sinh Truân chuyên vạn nẻo đường...

Tin Mừng Lễ Chúa Nhật Phục Sinh Chúa Giêsu đã phục...

Tin Mừng Lễ Chúa Nhật Phục Sinh             Chúa...

Phước Vĩnh 40 năm hành trình sứ vụ- gắn liền với ơn gọi của thánh Gioan Tiền Hô.

    Hôm nay là ngày sinh nhật của thánh...