Thứ sáu, 22 Tháng mười một, 2024

SỨ VỤ TRAO TAY (Ân Tâm)

SỨ VỤ TRAO TAY

(Ân Tâm) 

 Quan sát đàn gà từ lúc mới nở cho đến khi trưởng thành, chúng ta nhận ra cách thức của việc huấn luyện trong nhiều lĩnh vực, trong nhiều trường hợp. Đàn gà con lúc mới nở được bao bọc chở che bởi gà mẹ. Ngày ngày chúng được gà mẹ dẫn đi kiếp ăn, cùng với đó là dạy cho cách tìm mồi, cách chạy trốn kẻ thù… Cho đến một lúc, gà mẹ thấy gà con đủ độ trưởng thành cần thiết, gà mẹ liền tách ra để những chú gà con sống độc lập và trưởng thành hơn trong thiên nhiên. Không thể so sánh Đức Giê su và các môn đệ với đàn gà, vì hình ảnh quá khập khiễng. Nhưng chúng ta thấy có những điểm tương đồng.

Sứ mạng của Đức Giêsu là đến trần gian loan báo tình thương của Thiên Chúa, ban ơn cứu độ cho nhân loại. Sứ mạng đó, Người đã thi hành trong suốt cuộc đời dương gian, và mãi cho đến tận thế. Tuy nhiên, để sứ mạng của Ngài được thi hành cách hữu hình và cũng để con người được thông phần vào sứ mạng cứu độ. Đức Giê su đã chọn các môn đệ, cho họ ở với Người ngay từ đầu, không những giảng dạy cho họ mọi lẽ cần thiêt, mà còn lấy chính cuộc sống và mạng sống của mình để giảng dạy. Người đã dạy bảo các Tông đồ mà Người đã tuyển chọn nhờ Thánh Thần. Người lại dùng nhiều cách để chứng tỏ cho các ông thấy là Người vẫn sống sau khi đã chịu khổ hình… (Cv 1, 2-3).

Sau khi sống lại, khi các Tông Đồ đã tin vào sự phục sinh, và khi về trời, Đức Giêsu còn hứa ban Thánh Thần và trao cho các ông sứ mạng làm chứng cho Người cho đến tận cùng trái đất. Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. (Mt 28, 19). Nhưng Ngài không để các môn đệ một mình, mà hứa: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”. (Mt 28, 20)… và gia nghiệp vinh quang trên trời.

Cùng một cách làm như thế, Giáo Hôi tông truyền nghĩa là giáo huấn,          quyền hạn của các Tông Đồ được truyền lại cho các thế hệ kế tiếp và như thế sứ mạng làm chứng và lời hứa ở cùng cho đến tận thế được hiện thực trong đời sống Giáo Hội. ( x GLHTCG số 857 – 869). Như thế sứ mạng Đức Giêsu trao phó khi Ngài về trời cũng đang được ủy thác cho mỗi người chúng ta. Vì khi chịu phép rửa tội chúng ta cũng là môn đệ của Người. Vậy chúng ta đã làm gì?

Sứ mạng làm chứng cho Đức Giêsu được trao cho tất cả mọi môn đệ. Nhưng sứ mạng đó cũng được trao một cách cá vị, cá biệt cho từng người. Điều này thể hiện qua ơn gọi của từng hội dòng, từng bậc sống từng ngành, từng nghề. Không chỉ những người được gọi sống đời thánh hiến, những người có chức thánh mới là những người rao giảng và làm chứng, nhưng mỗi người đều có sứ mạng này. Những người sống đời thánh hiến thì sứ mạng quá rõ ràng, không thể chối bỏ. Nếu có ái đó chối bỏ thì quả là đáng tiếc và cũng sống không hề có mục đích và phương hướng. Còn những người ở bậc sống khác cũng được mời gọi, giáo dân làm chứng giữa đời, nghành y làm chứng về tình thương của Chúa với bệnh nhân, ngành giáo dục làm chúng cho việc giảng dạy… Tắt một lời, Chúa trao sứ vụ cho hết mọi người, trao chung, nhưng cũng rất cá vị, cá biệt. Vì thế, mỗi người cũng làm chứng cách cá vị, cá biệt theo ơn gọi và nén bạc Chúa trao cho mình.

Dù thi hành sứ vụ ở lãnh vực nào đi nữa nhưng có một mẫu số chung mà tất cả chúng ta cần phải có. Đó là làm theo gương Thầy Giêsu, đi ra và bỏ mình. Chúng ta không thể làm chứng nếu không “gặp gỡ”, hay không đi ra khỏi chính mình. Dù khi đi ra thì bị bầm dập, đau đớn, nhưng Thầy của chúng ta đã đi con đường đó, và đã đi cho đến chết trên thập giá. Hơn nữa, tình yêu không hy sinh, chỉ là tình yêu giả dối (Ronsard). Làm sao có thể thi hành sứ mạng loan báo tình yêu của Thiên Chúa khi ở trong những tiện nghi và nhàn rỗi, trong khi vẫn còn đó bao người đói khổ. Điều này ĐTC Phanxico đã viết: Tôi muốn một Hội Thánh bị bầm dập, bị tổn thương và dơ bẩn vì đã ở ngoài đường, còn hơn là một Hội Thánh bệnh hoạn vì đóng cửa và thanh nhà bám víu vào sự an toàn riêng của mình. Tôi không muốn Hội Thánh chỉ quan tâm đến việc nằm ở trung tâm và cuối cùng vướng vào một mạng lưới cố chấp và hủ tục.”(Evangelii Gaudium số 49).

Qua tất cả những điều trên, chúng ta nhận ra Thiên Chúa cứu độ con người, nhưng Người cùng cho con người cộng tác vào công trình của Người. Công trình cứu độ là của Thiên Chúa cho nên Người không hề để con người cô đơn, nhưng Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế. Công trình đó, sứ vụ đó nay được trao lại trên tay mỗi người chúng ta. Nó cũng đòi hỏi sự đáp trả đầy nhiệt huyết và tự do, cùng với đó là sự dấn thân, từ bỏ và đi ra để gặp gỡ và trao ban.

 

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lòng tin cậy của Chị thúc đẩy chúng em

  LÒNG TIN CẬY CỦA CHỊ THÚC ĐẨY CHÚNG EM Chị Tê-rê-sa thân mến! “Chính lòng tin cậy” là tựa đề mà ĐTC Phanxicô đặt cho Tông...

Thánh Lễ Khai Mạc Năm Thánh – Mừng 50 Năm Thành Lập Đan Viện Xitô Phước Vĩnh

THÁNH LỄ KHAI MẠC NĂM THÁNH-MỪNG 50 NĂM THÀNH LẬP ĐAN VIỆN XITÔ PHƯỚC VĨNH      Vào lúc 9:30 thứ Ba ngày 19 tháng...

Tâm tình với anh Bernadino

TÂM TÌNH VỚI ANH BERNADINO Dũng Ân Anh thân mến! Anh đã an nghỉ nơi lòng đất mẹ rồi, nhưng em và mọi người vẫn chưa...

Ai tín

…Xin Người cho anh em biết con người và ơn gọi của anh em là gì…

Một vài suy nghĩ về con người và ơn gọi nhân dịp tuyên khấn của anh em (Vinh-sơn Liêm, PV) Hằng năm chúng ta vẫn thường...

TÂM TÌNH TẬP VIỆN TÊ-RÊ-SA PHƯỚC VĨNH SỐ 4

LẠI BẮT ĐẦU          Thưa Chị,...

Bài Giảng Thứ Năm Tuần Thánh

THỨ NĂM TUẦN THÁNH 2015 TẠI PHƯỚC VĨNH VENI...

Bài Giảng Lễ PHỤC SINH- VENI CREATOR SPIRITUS, MATER BONI CONCILII

VENI CREATOR SPIRITUS, MATER BONI CONCILII.Cha Viện Trưởng           ...

Niềm Vui Phục Sinh

Niềm Vui Phục Sinh Truân chuyên vạn nẻo đường...

Tin Mừng Lễ Chúa Nhật Phục Sinh Chúa Giêsu đã phục...

Tin Mừng Lễ Chúa Nhật Phục Sinh             Chúa...

Phước Vĩnh 40 năm hành trình sứ vụ- gắn liền với ơn gọi của thánh Gioan Tiền Hô.

    Hôm nay là ngày sinh nhật của thánh...