Thứ sáu, 27 Tháng mười hai, 2024

Suy niện Lời Chúa Chúa Nhật III TN Năm B

 

Chúa Nhật III TN Năm B

Mc 1,14-20

 

Tuần qua, Giáo Hội Tin Lành ở tiểu bang California( Mỹ) có một tin chấn động gây sốc cho nhiều người. Hai mục sư Tin lành: Mục sư Nguyễn Quang Minh (ở Santa Ana) và mục sư Hà Cẩm Đường (ở San Jose) đã quyết định trở về với Giáo hội Công Giáo. Trong cuộc phỏng vấn hai mục sư đã xác định: Chúng tôi trở về với truyền thống Giáo hội Công Giáo, chúng tôi không phải là những người “ cải đạo” mà là chúng tôi trở về với mái nhà chung của Giáo Hội mẹ, sống đức tin trên nền tảng vững chắc là Tin Mừng.

Phụng vụ Lời Chúa Chúa hôm nay đã nhấn mạnh đến Ơn gọi: Ơn gọi Gio-na được Thiên Chúa sai đi kêu mời dân thành Ni-ni-vê sám hối. Ơn gọi của bốn môn đệ đầu tiên, hai cặp anh em ruột: Phêrô-Anrê và Giacôbê-Gioan khi được Đức Giê-su kêu mời theo Ngài, các ông “lập tức” bỏ chài lưới, bỏ cha già…mà đi theo Ngài. Tại sao vậy? Rõ ràng các ông đang có nghề nghiệp ổn định nhưng các ông đã Tin-Tin vào Tin Mừng. Các ông tin với lòng yêu mến, phó thác chứ không phải tin một cách mù quáng. Các ông đã nhận ra thân phận giới hạn của mình để theo Chúa hầu được ơn sám hối.

Vâng, Sám hối Tin là hai thái độ sống của con người, hai yếu tố này luôn song hành và bổ túc cho nhau trong đời sống Đức tin. Nếu thiếu một trong hai yếu tố này con người sẽ đi vào tuyệt vọng. Sám hối chuẩn bị cho lòng tin, lòng tin khởi đầu bằng tâm tình sám hối. Người biết sám hối thì trở nên khiêm nhường, dám từ bỏ ý riêng, dám vượt thắng mọi vương vấn, mọi chướng ngại, mọi ghì kéo của bản năng hạ giới nơi thân phận con người. Khi sám hối thật lòng thì con người đặt tất cả niềm tin vào đối tượng duy nhất mà con người theo đuổi là Đức Giê-su. Và khi đó Tin Mừng là kim chỉ nam cho cuộc sống.

Suy niệm bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta cảm nhận được sự tác động và hiệu quả thiêng liêng của Lời Chúa trong đời sống của con người. Tin Mừng không phải là một bản tuyên ngôn, hiến pháp, cũng không phải là bài hịch tướng sĩ, mà là bài giáo huấn cụ thể dạy dỗ con người vui sống đúng theo luân lý đạo đức đời thường, nhận ra ý nghĩa cao cả của đời sống hôn nhân gia đình, lợi ích của lao động, biết phân biệt và cách sử dụng tiền bạc…Hơn nữa Tin Mừng còn giúp con người có đời sống hướng thượng với Thiên Chúa để tin, yêu mến những gì được gọi là “mạc khải, tín điều”; cũng như lập mối tương quan xã hội, gia đình trong đời sống bác ái, công bằng…

Hôm nay, Thiên Chúa không hiện ra bằng xương bằng thịt để trực tiếp mời gọi chúng ta theo Ngài. Nhưng Thiên Chúa đòi hỏi chúng ta sống là có sự lựa chọn, lựa chọn là từ bỏ, từ bỏ để đạt mục đích. Có người nói: Bài Tin Mừng hôm nay chỉ áp dụng cho những người đi tu còn người giáo dân thì “không dám!”. Không phải thế! Vì đời Ki-tô hữu, cho dù sống trong ơn gọi nào đều phải sống đời chứng nhân, là “sống với, sống cho tha nhân”. Xét theo khía cạnh tự nhiên thì đây là mối tương quan trong xã hội, cộng đoàn, gia đình. Còn xét theo khía cạnh thiêng liêng thì “sống với, sống cho” là một bổn phận, một trách nhiệm mà con người phải đáp trả lời mời gọi của Thiên Chúa một cách thực tế. Sự đáp trả đó được diễn tả bằng cách trân trọng lắng nghe Lời Chúa, cần phân biệt đâu là tiếng Chúa mời gọi và đâu là tiếng thế gian với những quyến rũ bởi tiền bạc, danh vọng…

Bởi đó, chúng ta thấy Thiên Chúa luôn tôn trọng tự do của con người. Thiên Chúa có quyền mời gọi con người và con người cần có thái độ đáp trả lời mời gọi đó. Con người cần lắng nghe lời mời gọi của Thiên Chúa và đáp trả liền trong mọi biến cố của cuộc sống. Thiên Chúa chỉ muốn chúng ta sống thật với lòng mình.Vì khi chúng ta kêu xin Ngài, Ngài lắng nghe, và khi chúng ta yêu mến và thực thi Lời Chúa thì Thiên Chúa sẽ chúc lành cho chúng ta. Bởi đó chúng ta hãy sống đúng với ơn gọi của mình, hãy chấp nhận bằng lòng với những gì mình có trong hiện tại để lạc quan nhìn về tương lai. Cho nên chỉ có Lời Chúa và ơn gọi của bản thân mỗi người luôn song hành, triển nở với từng người, cho dù “ bộ mặt thế gian này đang qua đi” nhưng Lời Chúa vẫn tồn tại. Cuộc sống chúng ta sẽ có ý nghĩa khi chúng ta có tâm tình sám hối và tin tưởng vào Tin Mừng.

Phan Sa- PV

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Giáng Sinh – Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta

Giáng Sinh - Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Giáng Sinh – Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính

Giáng Sinh - Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, muôn dân đã được thấy ơn...

Giáng Sinh – Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu Nhau Muôn Sự Chẳng Nề…”

Giáng Sinh - Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu Nhau Muôn Sự Chẳng Nề…” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong khung cảnh huy hoàng của Đêm Thánh vô...

Lễ Vọng Giáng Sinh (Mt 1,1-25) Đức Giêsu – Thiên Chúa Làm Người

Lễ Vọng Giáng Sinh (Mt 1,1-25) Đức Giêsu - Thiên Chúa Làm Người Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bầu khí háo hức rạo rực mừng kỷ...

Lễ Giáng Sinh: Con Thiên Chúa nhập thể làm người và nhập thế cứu người

    Lễ Giáng Sinh 2024 CON THIÊN CHÚA NHẬP THỂ LÀM NGƯỜI VÀ NHẬP THẾ CỨU NGƯỜI Đaminh-Hạnh Lê Văn Chương, Phước Hiệp Hôm nay, ngày 25/12 chúng ta...

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ vội vã lên đường

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ Vội Vã Lên Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta...

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa qua muôn nẻo đường

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa Qua Muôn Nẻo Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ lời...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, C, Lc 3,10-18: Trở về với sự thiện

    TRỞ VỀ VỚI SỰ THIỆN (Lc 3,10-18) M. Mai Đăng Minh, CĐ Thiên Phước Con người ngay từ đầu được sinh là nhân chi sơ tính bản...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, Lc 3,10-18: Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế

    Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế  (Lc 3,10-18)            Đan sĩ M. Paula Đình, Châu Thủy Khởi đi từ bài đọc II,...

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa đến trong cuộc đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...