Thứ sáu, 27 Tháng mười hai, 2024

Thánh Lễ Giao Thừa 2017: NĂM MỚI CHÚA CHÚC LÀNH NGƯỜI SỐNG MỐI PHÚC – THỨC TỈNH THẾ GIỚI (Fm Dom Savio – CSNQ)

Thánh Lễ Giao Thừa 2017

Năm Mới, Chúa chúc lành

Người sống mối phúc, thức tỉnh thế giới

            Chúng ta đang hiện diện vào những giờ phút cuối cùng của năm Bính Thân 2016. Thời gian năm cũ từng giây phút, từng giờ, ngày và từng tháng đã lần lượt qua đi. Và tất cả những gì chúng ta đã có từ sự hiện hữu của bản thân đến các công trình, sự nghiệp chúng ta làm nên với niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc, bất hạnh, thành công, thất bại, vinh quang, tủi nhục, tội lỗi, thánh thiện cũng lần lượt đang chìm vào quá khứ và sắp trở thành hồi ký, kỷ niệm.

            Tuy nhiên đây không phải là một kết thúc để chấm dứt, nhưng là điểm chuyển giao. Chúng ta không đợi thời gian tự chuyển giao, nhưng chúng ta cử hành thánh lễ Giao Thừa để xin Chúa thực hiện việc chuyển giao.

            Giao là chuyển giao, Thừa là nhận lãnh. Giao thừa là thời khắc chuyển giao – nhận lãnh. Năm bính Thân 2016 giao và Năm mới Đinh Dậu 2017 nhận. Giao không phải là trao cái cũ, trao hết việc giở dang, tồn đọng để rồi năm mới nhận thực hiện, bổ túc. Giao chính là trao gửi một sứ vụ, một dự dịnh, một kế hoạch với ước mong được thi hành và có hiệu quả. Nhận, một sự mở ra, quảng đại, đón nhận và trung tín thi hành và làm cho nó sinh hoa kết quả hơn lên.

            Chúa của thời gian và nguồn cội mọi phúc lành đang chuyển giao cho chúng ta ở thời điểm Giao Thừa này một dự định thịnh vượng, đó là sự chúc lành: “Xin Chúa chúc lành cho chúng con và gìn giữ chúng con. Xin tỏ nhan thánh Chúa cho chúng con và thương xót chúng con. Xin Chúa ghé mặt lại cùng con và ban bằng yên cho chúng con“. Đức Giêsu chỉ cho chúng ta những phúc thật phải tìm kiếm trong năm mới: “Phúc nghèo trong tâm hồn; Phúc sống hiền lành; Phúc gặp đau khổ; Phúc sống công chính; Phúc xót thương người; Phúc sống thanh sạch từ trong trái tim; Phúc xây dựng sự hòa thuận và phúc vì đạo chịu bách hại“.

            Lời Chúa soi sáng, hướng dẫn giúp chúng ta bước vào năm mới Đinh dậu 2017- Năm Con Gà.

 Gà, theo văn hóa Đông Phương và Việt Nam là 1 trong những biểu tượng của 12 con Giáp. Gà đứng thứ 10. Trong sinh hoạt cuộc sống hàng ngày, gà là vật nuôi đã được thuần hóa, gắn bó với cuộc sống con người. Trong tín ngưỡng dân gian và nghi thức tế tự, gà là một loài vật linh thiêng dùng làm nghi thức tế tự, lễ vật cúng tế.

            Ở đêm Giao Thừa, gà được chọn làm lễ vật cúng với ý nghĩa đặc biệt. Truyện truyền tụng rằng : Thần mặt trời đang chiếu soi mặt đất thì bị con người gương cung bắn. Sợ quá mặt trời phải lẩn trốn. Không còn ánh sáng mặt trời chiếu soi sưởi ấm, trái đất trở nên tăm tối, băng giá. Con người và muôn vật kéo nhau đi tìm và gọi mặt trời. Không loài nào gọi được và sau cùng, gà trống khoẻ mạnh cất tiếng gáy vang xa, mặt trời xuất hiện, ló rạng ngó xuống trái đất và vì quên cả sợ hãi nên hạ thấp chiều cao và tiếp tục rực sáng chiếu soi trái đất.

            Gà cũng được nói đến trong Kinh Thánh với ý nghĩa đặc biệt. Chúa Giê-su so sánh sự chăm sóc của Chúa với Dân của Ngài ví tựa gà mẹ ấp ủ con dưới cánh mẹ khi nói về Jerusalem: “Hỡi Jerusalem, Jerusalem, ngươi giết các đấng tiên tri và ném đá những kẻ chịu sai đến cùng ngươi, bao nhiêu lần ta muốn nhóm họp các con ngươi như gà mái túc con mình lại ấp trong cánh, mà các ngươi chẳng hứng” (Mt 23:37; Lc 13:34). Chúa Giê-su đã tiên đoán sự phản bội của Thánh Phêrô: “Thầy bảo thật anh, nội đêm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần.” (Lc 22:34) Lời tiên tri này đã ứng nghiệm và đúng lúc gà gáy Phero đã chối thầy đến ba lần. Phero nhớ đến lời thầy đã nói và ra ngoài ăn năn khóc lóc (Lc 22:61). Qua sự kiện này, tiếng gà trống gáy đã trở thành biểu tượng gợi nhớ đến sự phản bội và sám hối.

            Thực vậy, năm Đinh Dậu – Con Gà gợi lên cho chúng ta những tư tưởng thật hay, sâu xa không chỉ giúp sống ý nghĩa nhân sinh mà còn cả ý nghĩa tâm linh, luân lý đời tu và của đạo Kitô trong năm mới này.

            Gà trống mang năm đặc tính của người quân tử, đó là Văn- Võ- Dũng – Tín – Nhân.

            Mào đỏ của gà trống giống như cái mũ chuồn của vị trạng nguyên, tiến sỹ, biểu tượng cho Văn, người chuyên chăm học vấn và đã thành tài. Hình ảnh gợi cho chúng ta sự say mê, chuyên tâm học hỏi về Chúa, về giáo lý của Chúa và về Tm để đặt tới con người xứng danh Kito hữu đích thật, xứng dang thầy dòng chiêm niệm đích thực và đặt tới sự hiểu biết sâu xa về Đức Kito.

            Gà có cựa sắc bén, cứng, dùng như vũ khí để  bảo vệ mình và chiến đấu với kẻ thù, biểu tượng cho Võ. Chúng ta có võ khí sắc bén và hữu hiệu đó là Lời Chúa, là những thực hành Hiến Chương Nước Trời, là con đường kiên tâm tu luyện, vừa để nên hoàn thiện,  phòng thân, vừa để chiến đấu và mong phần chiến thắng trước sự tấn công của tội lỗi, của ma quỷ và mọi thứ cạm bẫy của thế gian.

            Gà trống khi bị kẻ thù tấn công luôn bảo vệ cho đàn của mình và sẵn sàng chiến đấu chí tử, biểu tượng cho Dũng- khí phách anh hùng. Ý tưởng liên hệ đến sự quyết chí đoạn tuyệt một cách mạnh mẽ với tội lỗi, với những nết xấu đã biến chúng ta thành kẻ tồi tệ nhất và anh dũng chiến đấu để bảo vệ đức tin, sự thanh sạch của con tim, lương tâm ngay chính.

            Tín: Gà trống luôn gáy đúng giờ bất kể sự thay đổi của mùa màng thời tiết nắng mưa, biểu tượng cho chữ Tín trung. Trong khi sống đạo ở năm mới, chúng ta phải giữ sự trung tín với Chúa. Không thể vì hoàn cảnh đổi thay, đau khổ, hoạn nạn xảy đến đã làm chúng ta thay lòng đổi dạ, chối bỏ Chúa, bỏ đạo và tin theo mê tín, bón toán bùa ngải.

            Nhân: Gà mái và nhất là gà trống đầu đàn khi tìm được mồi, hoặc khi gia chủ cho ăn, luôn gọi và chờ cả đàn đến cùng ăn, không bao giờ ăn một mình hay ăn trước, đó là biểu tượng của Nhân- nhân ái, vị tha. Sống ý nghĩa của Năm con gà, chúng ta sống đức ái nhân, khi quan tâm đến người khác, mở rộng khả năng yêu thương, bao dung đến với mọi người, nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh đau khổ.

            Gà gáy trong đêm, đánh thức cho bao người ngủ mê dậy đúng giờ khỏi phải trễ cộng việc những dự định của mỗi ngày, gà gáy kêu gọi và báo hiệu đêm đen sắp qua và mặt trời sẽ ló rạng. Ý nghĩa đẹp cho đời sống chứng tá Tin mừng trong năm mới này. Năm mới đến mọi sự sẽ đổi mới. Nhưng chẳng phải ai ai cũng muốn đổi mới cuộc đời. Bao người vẫn bước đi trong đêm tối tội lỗi, vẫn ngủ say trong mê lầm, mê lầm của lương tri, của cuộc sống không có hoặc thiếu vắng Thiên Chúa. Như tiếng gà trung tín gáy dội vang báo hiệu tàn canh, thức tỉnh lòng người, chúng ta hãy rao giảng vang dội Tin Mừng của Thiên Chúa, hãy làm và sống chứng tá Tm giữa đêm đen cuộc sống hiện tại để đánh thức lòng người khỏi cơm mê sai lầm của lương tri, của niềm tin, của luân lý đạo đức .

            Xin tạ ơn Chúa vì ân huệ thiên hình vạn trạng Chúa ban cho trong 365 ngày qua. Xin thú nhận vì bao yếu hèn tội lỗi đã làm chúng ta xa rời Chúa và không dùng ơn Chúa cho nên. Và giờ đây, xin Thiên Chúa dủ thương và chúc phúc cho chúng ta. Xin Ngài giữ gìn, thánh hóa toàn diện con người, để thần trí, tâm hồn và thân xác chúng ta được an bình. Và cũng xin Ngài làm cho mọi dự định, mọi công việc chúng ta làm được thành đạt, không có gì đáng chê trách trong xuân mới Đinh Dậu 2017 và suốt thời gian sống của chúng ta. Amen.

Fm. Đaminh Savio- Bt CSNQ

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Giáng Sinh – Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta

Giáng Sinh - Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Giáng Sinh – Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính

Giáng Sinh - Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, muôn dân đã được thấy ơn...

Giáng Sinh – Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu Nhau Muôn Sự Chẳng Nề…”

Giáng Sinh - Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu Nhau Muôn Sự Chẳng Nề…” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong khung cảnh huy hoàng của Đêm Thánh vô...

Lễ Vọng Giáng Sinh (Mt 1,1-25) Đức Giêsu – Thiên Chúa Làm Người

Lễ Vọng Giáng Sinh (Mt 1,1-25) Đức Giêsu - Thiên Chúa Làm Người Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bầu khí háo hức rạo rực mừng kỷ...

Lễ Giáng Sinh: Con Thiên Chúa nhập thể làm người và nhập thế cứu người

    Lễ Giáng Sinh 2024 CON THIÊN CHÚA NHẬP THỂ LÀM NGƯỜI VÀ NHẬP THẾ CỨU NGƯỜI Đaminh-Hạnh Lê Văn Chương, Phước Hiệp Hôm nay, ngày 25/12 chúng ta...

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ vội vã lên đường

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ Vội Vã Lên Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta...

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa qua muôn nẻo đường

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa Qua Muôn Nẻo Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ lời...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, C, Lc 3,10-18: Trở về với sự thiện

    TRỞ VỀ VỚI SỰ THIỆN (Lc 3,10-18) M. Mai Đăng Minh, CĐ Thiên Phước Con người ngay từ đầu được sinh là nhân chi sơ tính bản...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, Lc 3,10-18: Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế

    Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế  (Lc 3,10-18)            Đan sĩ M. Paula Đình, Châu Thủy Khởi đi từ bài đọc II,...

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa đến trong cuộc đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...