Thứ sáu, 27 Tháng mười hai, 2024

CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN năm B: “CẦN MỘT TẤM LÒNG” {Đs. Salesio (Đan viện An Phước)}

 
CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN B
 
Bài Ðọc I: Ðnl 4, 1-2. 6-8
Bài Ðọc II: Gc 1, 17-18. 21b-22. 27;
Tin Mừng Mc 7, 1-8a. 14-15. 21-23
 
SUY NIỆM
 
CẦN MỘT TẤM LÒNG
 
Tục ngữ Việt Nam có câu : “Vị tình vị nghĩa, không ai vị dĩa xôi đầy”. Ý câu này là người ta đến thăm viếng nhau vì lòng tốt, vì tình cảm thân thương hơn là vị lợi. Người đời còn thế, phương chi với Thiên Chúa. Bài Tin Mừng hôm nay lưu ý con người đến ‘tấm lòng’ đó, hơn là việc phụng thờ “bằng môi bằng miệng”, để giúp con người tìm ra đường hướng tuân giữ và sống Lề Luật thế nào cho đúng ý Chúa. 
 
Thánh chỉ và mệnh lệnh của Thiên Chúa được chứa đựng trong Lề Luật. Người đã ban Lề Luật cho dân Chúa qua ông Môsê. Lề Luật tóm trong hai điều là mến Chúa và yêu người. Sau ông Môsê, những người lãnh đạo dân Chúa đã không dựa trên cảm nghiệm của tâm hồn hay của đức tin, nhưng dựa trên những hình thức khoa trương bề ngoài để sửa đổi Lề Luật của Chúa. Lề Luật của Thiên Chúa được họ giải thích đã trở thành những luật lệ trói buộc con người và làm cho con người thành nô lệ cho lề luật. Họ gọi đó là những “truyền thống”. Nên khi thấy các môn đệ Chúa Giêsu không tuân thủ luật về sự thanh khiết vì các ông không rửa tay trước khi ăn uống, nhóm Pharisêu và Kinh sư đã hỏi như là khiển trách Người : “Sao môn đệ ông không giữ tập tục của tiền nhân mà lại dùng bữa với những bàn tay không tinh sạch?” (Mc 7,5).
Chúa Giêsu không giải thích lý do việc làm của các môn đệ, nhưng lại tố cáo ngược lại họ là “đã gạt bỏ điều răn của Thiên Chúa mà duy trì truyền thống của người phàm” (Mc 7,8a). Người còn dùng chính những lời của ngôn sứ Isaia để nói mạnh hơn về họ là những kẻ chỉ “tôn kính Thiên Chúa bằng môi bằng miệng, còn lòng mình thì lại xa Thiên Chúa” (Is 29,13 – trích theo bản Kinh Thánh LXX). Câu trả lời của Chúa Giêsu soi sáng cho họ hai điểm. Một là họ đã gạt lệnh truyền của Thiên Chúa, mà cố giữ lấy tập tục do loài người đặt ra. Hai là họ chỉ chú trọng rửa tay bên ngoài mà không thanh tẩy lòng trí bên trong.
Qủa thật, thanh khiết bề ngoài đơn thuần là những nghi thức, có cũng được mà không có cũng chẳng sao; nhưng nếu không có sự thanh khiết tâm hồn, con người mới trở nên ô uế. Những cái làm ô uế tâm hồn người ta phát xuất “từ bên trong, từ lòng người”, như “tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tỵ, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng” (Mc 7,21-22).
Khi quở trách nhóm Pharisêu và Kinh sư như thế, ý Chúa Giêsu muốn bảo họ hãy thay đổi cách tuân giữ Lề Luật : hãy trở lại với Lề Luật đích thực của Thiên Chúa, đừng vênh vang bám lấy những tập tục phàm nhân do họ đề ra. Vì như Người tuyên bố : “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Môsê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn” (Mt 5,17). Nói khác đi, động lực tuân giữ Lề Luật không phải là giữ những “tập tục” để tạo cái nhãn hiệu đạo đức cho mình; nhưng động lực tuân giữ Lề Luật là vì lòng yêu mến Thiên Chúa và yêu thương anh chị em.
Lòng yêu mến Thiên Chúa và yêu thương anh chị em, chính là cốt lõi của việc thờ phượng, là “tấm lòng con thảo” của con người phải có đối với Thiên Chúa mà Tin Mừng hôm nay lưu ý chúng ta. Còn những cái bề ngoài chỉ là phương tiện để con người biểu lộ tấm lòng. Quá đề cao cái bề ngoài, sẽ rơi vào thứ phụng thờ Thiên Chúa “bằng môi bằng miệng”.
 
Vậy, lòng yêu mến phải là động lực cho mọi sự, nhất là việc tuân giữ Lề Luật. Ý thức về “động lực tuân giữ Lề Luật”, con người hiện nay có còn coi là một vấn nạn tra vấn mình nữa không ? Vì sau khi Chúa Giêsu trả lời nhóm Pharisêu và Kinh sư, Người gọi dân chúng lại, và nói với dân chúng rằng : “Xin mọi người nghe tôi nói đây, và hiểu cho rõ…” (Mc 7:14). Lúc này, Người cũng muốn nói với con người hôm nay về điều đó. Nhưng làm thế nào để phát huy lòng yêu mến đó ?
Trong Tông Hiến ‘Sacrae disciplinae leges’, về việc ban hành Bộ Giáo Luật 1983, ĐTC Gioan Phaolo II đưa ra những yếu tố diễn tả hình ảnh trung thực và chân chính của Hội Thánh, “phải kể cách riêng đến đạo lý trình bày Hội Thánh như Dân Chúa (x. Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân, số 2) và quyền bính phẩm trật là nhằm phục vụ (số 3)”. Hai yếu tố “Dân Chúa” và “Phục Vụ”, đây chính là hai tiêu chuẩn mà mỗi Kitô hữu cần đặt làm nền tảng cho lòng yêu mến phải có khi giữ luật đối với bản thân và hành xử luật đối với tha nhân. Hai yếu tố này, không chỉ là niềm vinh dự cho Kitô hữu, mà giúp Kitô hữu biết tôn trọng bản thân mình và tôn kính tha nhân, để quảng đại theo gương Chúa Giêsu “đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mc 10, 45). Chúng ta dùng hai yếu tố “Dân Chúa” và “Phục Vụ” để xây dựng, để phát huy một tấm lòng yêu mến cho việc tuân giữ Lề Luật và hành xử Lề Luật.
 
 
Tạ ơn Chúa đã cho chúng ta được là ‘Dân Chúa’, để chuỗi ngày trên trần gian là thời gian ‘Phục Vụ’. Chúng ta ‘Phục Vụ’ để diễn tả cái hạnh phúc của mình là ‘Dân Chúa’. Chúng ta cảm nghiệm mình là ‘Dân Chúa’ để công bố cho muôn dân biết Lòng Thương Xót của Người, vì “sở hữu của Người là Dân Chúa” (Đnl 32, 9a).
 
Đs. Salesio (Đan viện An Phước)

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Giáng Sinh – Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta

Giáng Sinh - Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Giáng Sinh – Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính

Giáng Sinh - Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, muôn dân đã được thấy ơn...

Giáng Sinh – Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu Nhau Muôn Sự Chẳng Nề…”

Giáng Sinh - Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu Nhau Muôn Sự Chẳng Nề…” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong khung cảnh huy hoàng của Đêm Thánh vô...

Lễ Vọng Giáng Sinh (Mt 1,1-25) Đức Giêsu – Thiên Chúa Làm Người

Lễ Vọng Giáng Sinh (Mt 1,1-25) Đức Giêsu - Thiên Chúa Làm Người Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bầu khí háo hức rạo rực mừng kỷ...

Lễ Giáng Sinh: Con Thiên Chúa nhập thể làm người và nhập thế cứu người

    Lễ Giáng Sinh 2024 CON THIÊN CHÚA NHẬP THỂ LÀM NGƯỜI VÀ NHẬP THẾ CỨU NGƯỜI Đaminh-Hạnh Lê Văn Chương, Phước Hiệp Hôm nay, ngày 25/12 chúng ta...

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ vội vã lên đường

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ Vội Vã Lên Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta...

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa qua muôn nẻo đường

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa Qua Muôn Nẻo Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ lời...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, C, Lc 3,10-18: Trở về với sự thiện

    TRỞ VỀ VỚI SỰ THIỆN (Lc 3,10-18) M. Mai Đăng Minh, CĐ Thiên Phước Con người ngay từ đầu được sinh là nhân chi sơ tính bản...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, Lc 3,10-18: Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế

    Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế  (Lc 3,10-18)            Đan sĩ M. Paula Đình, Châu Thủy Khởi đi từ bài đọc II,...

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa đến trong cuộc đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...