Chủ Nhật, 8 Tháng mười hai, 2024

Chúa Nhật 34, Thường niên, Năm A, Mt 25,31-46: Chúa Giêsu – Vị Vua phục vụ

Chúa Nhật 34, Thường niên, Năm A: Mt 25, 31-46

Chúa Giêsu – Vị Vua Phục Vụ

Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist

Tin Mừng hôm nay, mô tả quang cảnh oai hùng ngày Chúa Kitô đến phán xét kẻ sống và kẻ chết. Chúa ngự đến trong vinh quang có các thiên thần hầu cận. Các dân sẽ tập hợp trước mặt Người. Người sẽ phân biệt người lành, kẻ dữ như mục tử phân biệt chiên với dê… Chủ ý của Giáo hội khi sắp đặt lễ Chúa Kitô vua vào Chúa nhật cuối cùng của năm phụng vụ nhằm khẳng định Chúa Kitô là khởi đầu và kết thúc của toàn thể vũ trụ và thời gian của nhân loại. Ngày nay, khi nói đến “vua” người ta thường nghĩ ngay đến một ông vua phàm trần có ngai vàng có lãnh thổ và quyền lực. Vậy, Chúa Giêsu là vua như thế nào?

Trong Cựu Ước lời sấm của Ezekien nói về một vị vua mang đầy phẩm tính của một người mục tử nhân lành: tận tình yêu thương, cất công tìm kiếm tập họp chiên tản mác từ bốn phương về trong đồng cỏ xanh tươi. Vị vua mục tử nhân lành đó chính là Chúa Kitô; vì chính Ngài xác nhận; “Tôi là mục tử nhânh lành, Tôi biết chiên của Tôi và chúng theo Tôi… Tôi đến để chiên được sống và sống dồi dào”. Chúa Kitô là vị vua mục tử hiền lành và khiêm nhường (x. Mt 11,29) đi tìm và vác chiên trên vai (x. Lc 15,5), Ngài luôn chạnh thương và cứu những gì hư hỏng (Lc 19,10). Ngài là mục tử nhân lành hiến mạng sống mình vì đoàn chiên. Chúa Kitô là vị vua mục tử đích thân chăm sóc và gọi tên từng con một. Đồng thời phân tách chiên dê để chúng khỏi húc nhau, lây bệnh sang nhau, để chúng được an toàn.

Ở nước Việt nam ta, hiếm thấy ai chăn chiên chung lẫn với dê. Còn ở Palettin vào thời Chúa Giêsu, người ta chăn chung chiên với dê là chuyện bình thường, khi chiều về người mục tử tách biệt chúng, vì dê con cần được sưởi ấm suốt đêm. Phần nữa, chiên có giá trị cao hơn dê. Ta hiểu ra lí do tại sao người lành được đứng bên phải còn người dữ đứng bên trái.

Sang Tân Ước, thánh Phaolô trình bày Chúa Kitô là vị vuan chiến thắng mọi thù địch, tội lỗi và sự chết. Sau khi nắm quyền thống lãnh mọi loài, Chúa Kitô lại dâng tất cả vương quyền cho Thiên Chúa. Theo thánh Phaolo Chúa Kitô là Vua các vua, vì Ngài đã vâng phục cho đến nỗi bằng lòng chịu chết để cứu độ nhân loại (Pl 4,6-10), thì chúng ta cũng được chia sẻ quyền vương đế với Chúa Kitô khi biết lắng nghe và thực hành lời Chúa dạy. Vua Kitô sẽ cho tất cả những ai liên đới với Ngài”; tức là những ai tin vào Ngài sẽ được sống lại cùng Ngài chung hưởng hạnh phúc viên mãn.

Tiêu chuẩn để được Đức vua nhận vào vương quốc của Ngài là tất cả những ai đã trung thành sống giới luật yêu thương. Đức vua thẩm phán sẽ thưởng phạt mỗi người tùy thuộc vào tấm lòng nhân ái của họ. Nhưng có ai đã gặp Chúa ở trần gian này để bày tỏ lòng nhân ái? Bở đó, chính Chúa xác định rằng: “Mỗi khi các ngươi làm hay không làm cho một người bé mọn trong các anhem của Ta là các ngươi đã làm hay không làm cho chính Ta”.

Nếu mỗi người chúng ta ghi tâm khắc cốt điều này thì không thể nào muốn phục vụ Chúa mà lại không phục vụ tha nhân: những người bé mọn, những người đói nghèo, những người già, bệnh nhân… và tất cả những mảnh đời bất hạnh xung quanh chúng ta.

Như vậy, Chúa chẳng ở đâu xa! Chúa không chỉ ở trong nhà thờ. Chúa ở ngay trong mọi người. Chúa đồng hóa mình với những người cùng khốn, những người đói khát, bị bỏ rơi không nơi nương tựa, những người chịu áp bức giam cầm tù tội… Nếu chúng ta có lòng nhân từ, ân cần đón tiếp những anh em này thì Chúa sẽ kể chúng ta vào số những người lành, người thánh, là bạn hữu của Vua Kitô và Ngài sẽ nói với chúng ta “Hãy đến, hỡi những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy lãnh lấy phần gia nghiệp là Nước Trời đã chuẩn bị cho các ngươi từ khi tạo dựng vũ trụ”. Ngược lại, nếu chúng ta coi thường lời Chúa dạy, không đón tiếp phục vụ mọi người thì Đức vua thẩm phán sẽ tuyên bố: “Hỡi phường bị chúc dữ, hãy lui khỏi mặt Ta mà vào lửa muôn đời đã đốt sẵn cho ma quỷ và kẻ theo chúng…” Như thế, thiên đàng hay hỏa ngục tùy thuộc vào những việc lành hay dữ chúng ta làm khi còn tại thế này.

Hơn ai hết, mẹ Têrêxa Calcutta đã triệt để thực hành lời Chúa dạy. Càng yêu mến Chúa, mẹ càng yêu mến và phục vụ mọi người. Châm ngôn sống của mẹ là: “Tập nhìn ra Chúa Giêsu trong mỗi con người, dù họ có vẻ đáng kinh tởm đến đâu đi chăng nữa”.

Ước chi Lời Chúa hôm nay thôi thúc chúng ta mở rộng tấm lòng yêu thương, tha thứ, mến yêu và phục vụ Chúa trong mọi người, để ngày sau hết được hưởng niềm hoan lạc trong vương quốc của Vua Kitô muôn đời. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

“Ánh trăng” trong đan viện

“ÁNH TRĂNG” TRONG ĐAN VIỆN Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Thuở...

“Ngươi phải thờ cha kính mẹ” – Suy niệm Lời Chúa Thánh Lễ Mồng Hai Tết

“NGƯƠI PHẢI THỜ CHA KÍNH MẸ” Suy niệm Lời Chúa:...

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm)

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng...

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19: Hai cách làm chứng

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19 HAI...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI Mầu nhiệm tội lỗi Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Đan viện Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón ngày tận thế

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón Ngày Tận Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật áp chót năm...