Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Chúa Nhật I Mùa Vọng – B: Canh thức

Chúa Nhật I Mùa Vọng năm B 

(Mc 13,33-37)

CANH THỨC

Hoa Tím

Môi trường chúng ta đang sống đầy những ô nhiễm về không khí cũng như thức ăn. Không khí không trong lành, thức ăn nhiều độc tố, làm cho con người chúng ta suy yếu, bệnh tật. Về đời sống thiêng liêng cũng bị nhiễm uế. Chúng ta bị mê hoặc bởi tiền tài, danh vọng, lạc thú. Nhất là phương tiện truyền thông, một mặt nó rất hữu ích, mặt khác nó ru ngủ chúng ta trong lầm lạc, làm cho chúng ta hầu như không còn định hướng cho cuộc sống, không còn nhận ra đâu là nẻo chính đường ngay để bước theo, hay đâu là đường tà để tránh.

Khởi đầu năm Phụng vụ, Lời Chúa đánh thức chúng ta sau những cơn mê ngủ dài trong lầm lạc “hãy canh thức”. Canh thức để chờ đợi chủ trở về; canh thức để chờ đón Chúa đến.

  1. Canh thức chờ đợi chủ về

Chủ và đầy tớ là hình ảnh rất quen thuộc trong đời thường. Bài Tin mừng hôm nay Mc 13,33-37 này kết thúc loạt bài giảng về ngày Quang lâm. Người đầy tớ phải canh thức vì chủ không báo trước giờ trở về (c.35).

Chúa Giêsu dùng một loạt những dụ ngôn để nói về ngày Ngài trở lại để phán xét trần gian. Chúng ta phải canh thức là phải chuẩn bị cả đèn lẫn dầu như 5 cô khôn trong dụ ngôn 10 trinh nữ (x. Mt 25,1-13). Chúng ta phải canh thức vì Chúa đến bất ngờ như kẻ trộm ban đêm (x. Mt 24,42-43). Chúng ta phải tỉnh thức và cầu nguyện luôn vì ngày Chúa đến bất ngờ như chiếc lưới chụp xuống mọi dân cư (x. Lc 21,24-36).

Canh thức là chu toàn tốt công việc được chủ giao (c.34), như các đầy tớ tài giỏi và trung thành đã làm lợi được 5 yến bạc, 2 yến bạc trong dụ ngôn “Những yến bạc” (Mt 25,14-30); hoặc như người đầy tớ trung tín và khôn ngoan cấp phát lương thực cho gia nhân đúng giờ đúng lúc (x. Mt 25,1-13)

Nếu đầy tớ yêu chủ, anh ta sẽ mong chủ mau trở về như lính canh mong trời hừng đông; anh ta sẽ chuẩn bị thật tốt, thật chu đáo mọi thứ và canh thức để đón chủ.

Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh ông chủ đi xa trở về không báo trước để nói về ngày Ngài quang lâm cũng bất ngờ như vậy.

2. Canh thức chờ Chúa đến

Bài Tin Mừng hôm nay vỏn vẹn chỉ có 5 câu, mà có 5 lần Chúa nói đến “canh thức”. Phải chăng đây là điều chủ chốt cho đời sống Kitô hữu? Chúng ta chờ Chúa đến trong cuộc đời của mỗi chúng ta, khi Chúa gọi ta ra khỏi đời này, và chúng ta cũng mong chờ ngày Chúa Quang lâm. Mà ngày Chúa đến thì thật bất ngờ, không ai biết trước được. Cho nên chúng ta phải canh thức.

Chúa đến bất ngờ để tạo niềm vui gặp gỡ được tăng bội, cho những ai có lòng yêu mến, mong chờ gặp Đấng Tình Quân.

Canh thức là luôn sống trước sự hiện diện của Chúa. Trong những việc chúng ta làm, từ việc đạo đức, cử hành phụng vụ, lao tác, cho đến việc ăn uống ngủ nghỉ, chúng ta làm một cách ý thức, luôn tìm cách làm đẹp lòng Chúa. Canh thức như thánh Đa minh Savio, dù Chúa đến gọi thì vẫn vui chơi. Canh thức theo Cha Tổ Phụ là hằng tìm Chúa, gặp Chúa, nói khó với Chúa, sống kết hợp với Chúa (DN 131). Canh thức là canh giữ con tim và hiểu điều đang xảy ra trong nội tâm; canh thức là dấu hiệu của sự khôn ngoan, của khiêm nhường (Đức Thánh Cha Phanxico. Bài tiếp kiến chung ngày 14/12/2022). Theo Đức cha Bùi Tuần, người tỉnh thức là người nhận biết được sự thực: Thực thể chính mình, Thực chất của sự việc, Thực trạng của mọi biến cố và cuộc sống. Do nhận thức được thật giả, người tỉnh thức sống thật và không để bản thân bị lôi theo những điều hư ảo của đời sống (bài viết ngày 11/10/2023).

Canh thức không phải là không ngủ, nhưng là làm tốt công việc được Chúa trao. “Ơn riêng Thiên Chúa ban, mỗi người trong anh em hãy biết dùng mà phục vụ kẻ khác” (1 Pr 4,10). Những nhân đức, tài năng, sức khỏe, của cải vật chất, Chúa ban cho chúng ta là để phục vụ kẻ khác, nên chúng ta phải biết dùng ơn Chúa cho có ý nghĩa, cho sinh lợi. 

Mùa Vọng là thời gian đợi chờ trong hy vọng ngày Chúa trở lại trong vinh quang. Bài Tin Mừng hôm nay thật ý nghĩa cho việc đợi chờ của Mùa Vọng.

Hằng ngày Chúa vẫn đến trong cuộc đời của mỗi chúng ta, qua bí tích Thánh Thể, qua Lời của Chúa, qua những biến cố trong cuộc sống, qua anh chị em đồng loại, qua những sinh hoạt của chúng ta. Quan trọng là chúng ta có tỉnh thức để nhận ra Chúa đến thăm? Và khi Chúa đến gọi chúng ta ra khỏi cuộc đời này, chúng ta có vui mừng hân hoan chào đón cuộc hạnh ngộ với Đấng Yêu Mến mà chúng ta hằng sẵn sàng tỉnh thức mong chờ?

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...