Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Chúa Nhật II Mùa Vọng, B, Mc 1,1-8: Hãy dọn đường cho Chúa đến

HÃY DỌN ĐƯỜNG CHO CHÚA ĐẾN

(Mc 1,1-8)

Tùng Linh, Phước Lý

Mùa Vọng là mùa mong chờ Chúa đến viếng thăm nhân loại. Lần thứ nhất xảy ra qua mầu nhiệm Nhập Thể của Đức Giêsu Kitô; và Kitô hữu sống trong sự chờ đợi Đức Kitô đến lần thứ hai trong ngày Cánh chung. Tuy nhiên, Chúa vẫn không ngừng viếng thăm chúng ta hết ngày này qua ngày khác qua Bí tích Thánh Thể. Sách Khải Huyền cho biết: “Ngài đến, Ngài đứng ngoài cửa và gõ, ai nghe tiếng Ngài mà mở cửa thì Ngài vào nhà người ấy và dự tiệc với người ấy” (Kh 3,20). Muốn nghe được tiếng Chúa gõ cửa, chúng ta phải lắng nghe, và phải nghe bằng tai lòng. Muốn nghe được bằng tai lòng, chúng ta phải có một tâm hồn trong sạch và bình an. Muốn tâm hồn trong sạch và bình an, chúng ta phải dọn dẹp, sửa soạn như thánh Gioan Tẩy Giả hướng dẫn chúng ta trong Tin Mừng hôm nay. 

Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi” (Mc 1,3). Đây là lời trích từ Is 40,3tt: “Có tiếng hô: “Trong sa mạc, hãy mở một con đường cho Đức Chúa, giữa đồng hoang, hãy vạch một con lộ thẳng băng cho Thiên Chúa chúng ta. Mọi thung lũng sẽ được lấp đầy, mọi núi đồi sẽ phải bạt xuống, nơi lồi lõm sẽ hoá thành đồng bằng, chốn gồ ghề nên vùng đất phẳng phiu”.

Muốn mở một con đường đường mới, trước tiên người ta phải giải phóng mặt bằng, sau đó là san lấp mặt bằng. Khi san lấp mặt bằng, những hố rác hay ao hồ của người dân sẽ được lấp đầy lại, gặp những gò nỗng, xe cuốc sẽ ban cho bằng.

Cũng vậy, muốn mở một con đường trong tâm hồn, chúng ta cũng phải bạt những đồi cao, uốn nắn lòng trí cho ngay thẳng và lấp đầy những hố sâu ngăn cách. Theo Đức thánh cha Phanxicô, những hố sâu biểu thị cho những lỗ trống trong cách ứng xử của chúng ta trước Tôn Nhan Thiên Chúa, biểu thị cho những tội lỗi của chúng ta trong những việc thiếu sót[1]. Cũng theo ngài, hố sâu đó cũng có thể là thiếu đức ái trong cách cư xử với tha nhân, nhất là đối với những ai cần chúng ta giúp đỡ nhiều nhất, không những về mặt vật chất mà còn về mặt tinh thần nữa[2]. Bên cạnh lấp đầy những hố sâu, chúng ta còn san bằng những đồi cao, đó là tính ích kỷ, sự ngạo nghễ, là óc thống trị. Lúc đó, chúng ta có một con đường thẳng ngay thay cho con đường quanh co, một con đường bằng phẳng thay cho đồi núi gồ ghề. Sửa đường theo Gioan Tẩy Giả là biến đổi cuộc sống chúng ta, nghĩa là sám hối mỗi ngày. 

Sám hối hay hối cải, tiếng Latinh “Conversio”, tiếng Hy lạp “Metanoia”, có nghĩa thay đổi não trạng, ăn năn trở lại, canh tân đổi mới. Trong Cựu Ước, từ này có nghĩa bỏ tà thần trở về với Giavê Thiên Chúa. Trong Tân Ước, có nghĩa là sự thay đổi toàn diện về đàng tội lỗi, cũng như hướng con người về Thiên Chúa[3].

Sám hối là nhìn lại con đường mình đã đi qua, sửa lại những sai lệch nếu có. Những gì “cong queo” san cho thẳng, những gì “cao” cần bạt xuống. Lúc đó chúng ta mới nhìn thấy ơn cứu độ của Chúa. Gioan Tẩy Giả vẫn thiết tha mời gọi chúng ta hãy san bằng núi đồi của kiêu căng tự mãn, hãy lấp đầy những hố sâu của đam mê tật xấu, của lòng ích kỷ, tham vọng và hưởng thụ, hãy uốn cho ngay những quanh co lươn lẹo trong tư tưởng và hành động gian dối hại người, để có thể đón nhận Đấng Cứu Thế và sống tình liên đới huynh đệ với mọi người.

Sám hối là lo buồn về điều đã vấp phạm hay hối hận vì điều mình đã làm, bằng cách ăn năn những gì đã lỗi phạm. Tuy nhiên Đức cha Nguyễn Duy Thống lại có cái nhìn khác, ngài viết: “Lòng hối hận như thế tự nó có một ý nghĩa nhất định, nhưng nếu chỉ có thế và chấp nhận dừng lại như thế, rõ ràng là có khuynh hướng co cụm lại và cúi gập trên những lầm lỗi của mình. Hối lỗi thì ít mà xem ra hận mình lại nhiều, để rồi khi tự mình vùng vẫy trong tình huống mất thăng bằng ấy, người ta dễ bị rơi xuống vực sâu thất vọng, giống như con muỗi sa vào lưới nhện càng vùng vẫy càng bị xiết chặt, và giống như những kẻ sa vào vũng lầy càng ngoi ngóp càng bị lún sâu”[4].

Các nhà tu đức vẫn nói sám hối là hai mắt nhìn của con người nội tâm: một mắt nhìn vào mình để nhận ra những tội lụy của một đời xa vắng đã dẫn tới sa ngã rồi xa lìa tình thương Thiên Chúa và mắt khác nhìn vào Thiên Chúa để thấy nơi Ngài một tình yêu như tấm lòng người cha, như trái tim người mẹ bao dung thương xót mà xin ơn làm lại cuộc đời[5]

Sám hối Mùa Vọng là sám hối toàn diện đúng mức với lòng hối cải, vốn bao gồm hai động tác cơ bản đan xen: “hối” có nghĩa là hối lỗi và “cải” là kiểu nói tắt của chữ cải thiện. Nếu hối lỗi là lời đoạn tuyệt với quá khứ tội lụy, thì cải thiện là lời quyết tâm dấn bước vào một tương lai tươi mới[6]. Như vậy, sám hối đòi hỏi phải có một cái nhìn mới, một thái độ mới, một cuộc sống mới, và cốt lõi của nó bao gồm sự trở về cùng Chúa.

Hãy làm việc lành cho xứng với lòng sám hối. Mà muốn làm việc lành phải có lòng bác ái, nói khác đi là phải có đức mến: “Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tuông, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả” (1Cr 13,4-7). Khi chúng ta hát được bài ca đức mến, chúng ta sẽ thấy được lòng nhẹ nhàng, thanh thản và hân hoan. Lúc đó chúng ta sẽ được nghe tiếng Chúa gõ, và chúng ta sẽ mở đón Ngài vào dự tiệc với chúng ta.

Tóm lại, sám hối mang màu hy vọng là sám hối tìm về tình thương Thiên Chúa, chấp nhận thay đổi cuộc đời và biết để cho ơn tha thứ thấm đẫm vào mọi ngõ ngách của cuộc sống đức tin. Hãy hoán cải. Hãy thành tâm trở về với Chúa, nỗ lực tìm kiếm Người, nhiệt thành đáp ứng lời mời gọi sám hối bằng việc thực thi đức bác ái vì “trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo” (Cl 3,14) mọi mối trọn lành và là sự chu toàn mọi lề luật. Đó là điều kiện tiên quyết để dọn đường Chúa đến trong tâm hồn và đời sống của mình và của mọi người.

Lạy Chúa, xin san bằng tính kiêu ngạo chúng con như san bằng đồi núi. Xin bồi đắp những khiếm khuyết chúng con như bồi đắp lũng sâu. Xin phá đổ những bức tường hận thù chia rẽ các quốc gia và mở rộng những con đường hòa giải giữa người với người. Amen.

__________________________

[1] Đức Thánh Cha Phanxicô, Tin Mừng Chúa Nhật Năm B, Chuyển Ngữ JB Lưu Văn Lộc, Nxb Đồng Nai, tr. 21.

[2] Đức Thánh Cha Phanxicô, Tin Mừng Chúa Nhật Năm B, Chuyển Ngữ JB Lưu Văn Lộc, Nxb Đồng Nai, tr. 21.

[3] https://gpcantho.com,/cac- bai -suy- niem-chua-nhat-2-mua-vong-nam-a, Lm Giuse Nguyễn An Khang

[4] https://gpcantho.com,/cac- bai -suy- niem-chua-nhat-2-mua-vong-nam-a, Giám Mục Vũ Duy Thống

[5] https://gpcantho.com,/cac- bai -suy- niem-chua-nhat-2-mua-vong-nam-a, Giám Mục Vũ Duy Thống

[6] https://gpcantho.com,/cac- bai -suy- niem-chua-nhat-2-mua-vong-nam-a, Giám Mục Vũ Duy Thống

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

08/09 Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, Mt 1,1-16.18-23: Đức Maria cực trinh cực sạch

  ĐỨC MARIA CỰC TRINH CỰC SẠCH (Mt 1,1-16.18-23) M. Eusebia Hương,...

08/09 Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, Mt 1,1-16.18-23: Mừng Sinh Nhật Mẹ

MỪNG SINH NHẬT MẸ (Mk 5,1-4a; Rm 8,28-30, Mt 1,1-16.18-23) Đan...

11/7 Lễ thánh phụ Biển Đức, Mt 19,27-29: Từ bỏ mọi sự để theo Chúa

TỪ BỎ MỌI SỰ ĐỂ THEO CHÚA (Mt 19,27-29) M. Phaolô...

11/7 Lễ thánh phụ Biển Đức, Mt 19,27-29: Từ bỏ mọi sự mà theo Chúa

TỪ BỎ MỌI SỰ MÀ THEO CHÚA (Mt 19,27-29) FM. Đaminh...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...