Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Chúa Nhật III Phục Sinh – A: Tiến trình nhận ra Đấng Phục Sinh

Chúa Nhật 3 Phục Sinh – A

TIẾN TRÌNH NHẬN RA ĐẤNG PHỤC SINH

(Lc 24, 13-35)

Trong cuộc sống khi có cơ hội tiếp xúc hay cùng làm việc chung với ai, sẽ lưu lại trong ký ức ta những thói quen của họ. Sau này dù không còn sống và làm việc cùng nhau, nhưng dựa vào giọng nói, lối hành văn, cung cách làm việc chúng ta sẽ nhận ra họ. Bài Tin Mừng hôm nay trình thuật lại biến cố hai môn đệ trở về làng Emmau sau khi Đức Giêsu bị đóng đinh trên thập giá. Sau khi sống lại Đức Giêsu không còn hiện diện cách hữu hình, nên các ông đã không nhận ra Ngài mặc dù Ngài đã đến và cùng trò chuyện dọc đường với họ. Chính Đức Giêsu đã giúp các ông dần dần nhận ra Ngài. Ngài nhắc lại cho các ông những đoạn Kinh Thánh từ thời Môsê đến các ngôn sứ có tiên báo về Đức Giêsu phải chết cách nào, sống lại ra sao, và giải thích cho các ông hiểu. Khi đến lúc dùng bữa, Ngài đã dùng cử chỉ bẻ bánh ngay lúc đó mắt các ông mở ra và nhận ra Ngài. Vậy chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài Tin Mừng để thấy tiến trình nhận ra Chúa của hai môn đệ làng Emmau.

1. Tiến Trình Nhận Ra Đức Giêsu Của Hai Môn Đệ

Niềm hy vọng về một Đấng Mêsia đến giải phóng dân tộc đã bị dập tắt bởi sự thất bại thảm hại của Đức Giêsu bởi thể chế đế quốc Rôma[1]. Các tông đồ vỡ mộng chia sẻ vinh quang với Thầy mình khi thấy Thầy phải chết nhục nhã trên thập giá như một tên tử tội. Trở về quê, quay lại nghề cũ là cách duy nhất của các tông đồ có thể làm lúc này; hai môn đệ về làng Emmau cũng đang mang tâm trạng chán nản nặng nề lê từng bước. Tâm trí các ông đang nuối tiếc và không một lý giải nào về con người Giêsu; Người là một ngôn sứ đầy uy thế trong việc làm cũng như lời nói trước mắt Thiên Chúa và toàn dân, vậy mà bị tố cáo, bị bắt và đóng đinh trên cây thánh giá. “Đang lúc họ trò chuyện và bàn tán, thì chính Đức Giêsu tiến đến gần và cùng đi với họ. Nhưng mắt họ còn bị ngăn cản, không nhận ra Người” (Lc 24,14-16). Chính nỗi thất vọng đó đã che lấp khiến họ không nhận ra Chúa Giêsu khi Người hiện ra cùng đi với họ. Hay nói đúng hơn chính Chúa chưa mở mắt cho họ.

Ngạn ngữ có câu: “Nỗi buồn chia đôi, nỗi buồn vơi nửa”. Với tâm trạng thất vọng và con đường trở về quê xa xôi bao nhiêu, thì con đường tương lai càng mờ mịt bấy nhiêu, khi một khởi đầu mới chưa có định hướng. Chính lúc này Đức Giêsu đã đến trở nên bạn đường với hai ông. Chúa Giêsu đến cùng đồng hành, lắng nghe, và trò chuyện giúp các ông phần nào vơi đi nỗi buồn. Chúa Giêsu đến không chỉ để được nghe biết câu chuyện của họ mà chính họ cũng được Ngài giải thích Kinh Thánh từ thời ông Môsê đến các ngôn sứ. Cuộc gặp gỡ này, Chúa Giêsu không còn là một người bộ hành, nhưng đã trở thành người trao ban. Chúa Giêsu đã trở nên một người bạn không chỉ cùng chung con đường mà còn chung niềm tin. Như vậy, hai ông càng có lý do mời Ngài ở lại dùng bữa khi trời đã về chiều. Khi đồng bàn Đức Giêsu đã cầm lấy bánh dâng lời chúc tụng và bẻ ra trao cho họ. Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người, nhưng Người lại biến mất. Họ mới bảo nhau: “Dọc đường khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao?” (x. Lc 24,29-32). Cử chỉ quen thuộc đã giúp họ nhận ra Ngài. Nhưng đúng hơn là chính Đức Giêsu đã mở mắt để họ nhận ra Ngài.

Khi Nhận ra Đức Giêsu, khoảng cách và không gian đêm tối không ngăn cản được bước chân của hai ông. Họ lập tức quay lại Giêrusalem gặp nhóm mười một và các bạn hữu Người đang tụ tập ở đó. Họ thuật lại những gì đã xảy ra dọc đường về việc mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh (x. Lc 24,33-35). Như thế, tiến trình nhận ra Đức Giêsu Phục Sinh của hai môn đệ khởi đi từ việc cùng nhau chia sẻ Lời Chúa và chia sẻ bàn tiệc Thánh Thể, nhờ sự thúc đẩy của Lời Chúa và sức mạnh của Thánh Thể các ông bắt đầu một xuất phát mới ra đi khắp nơi loan báo một Đức Giêsu chịu đóng đinh. Phải chăng đây cũng là tiến trình nhận ra Chúa của mỗi người chúng ta?

2. Tiến Trình Nhận Ra Chúa Của Chúng Ta

Sự hiện hữu của chúng ta trên trần gian đều nằm trong ý định quan phòng của Thiên Chúa, Ngài luôn đồng hành với chúng ta trong mọi nẻo đường. Khi thành công hay gặp điều may mắn chúng ta dễ nhận ra Chúa luôn đồng hành. Còn khi thất bại, đau khổ, chúng ta thường trách móc Thiên Chúa: Tại sao Ngài để những sự đó xảy ra? Hay có khi còn hoài nghi có Thiên Chúa hay không? Nếu có, sao Ngài không can thiệp? Nhưng Chúng ta không biết rằng chính lúc khó khăn nhất là lúc Ngài luôn cận kề bồng ẵm chúng ta trên tay của Ngài[2]. Không những thế, mặc cảm về thân phận tội lỗi, tính ích kỷ, lòng tham, sự đố kỵ, những thành kiến về tha nhân, sự thù ghét, sự vô cảm đã che khuất làm chúng ta không nhận ra Chúa đang hiện diện trong tha nhân.

Sau khi Chúa Giêsu Phục Sinh, không ai còn có thể thấy Người bằng con mắt thể xác nữa. Người đã vượt qua thế gian này và về với Cha Người, và thế giới mới này vượt quá tầm mức giác quan của chúng ta, nhưng chính nhờ cái nhìn mới mẻ này, chính nhờ ánh sáng đức tin mà chúng ta nhận ra Người hiện diện và hành động trong chúng ta và quanh chúng ta[3]. Nhờ đức tin chúng ta luôn sống trước sự hiện diện của Chúa như hai môn đệ trên đường về làng Emmau dù đang thất vọng nhưng vẫn kiên nhẫn lắng nghe người bạn đường giải thích Kinh Thánh. Chính Lời Chúa đã dẫn các ông từng bước một nhận ra Chúa. Hằng ngày chúng ta cần biết lắng nghe Lời Chúa, suy niệm và  đem ra thực hành để khi các biến cố xảy đến trong cuộc sống chúng ta vững tin vào Lời Chúa phán: “Mọi sự đều sinh ích cho những ai mến yêu Người” (Rm 8,28), nhờ đó mà đón nhận tất cả với niềm tín thác vào Chúa. Dưới con mắt đức tin chúng ta sẽ nhìn thấy Chúa trong tất cả mọi người nhất là những người rốt hết để tôn trọng, cảm thông, tha thứ và yêu thương họ. Vì Chúa từng nói: “mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính ta vậy” (Mt 25,40).

Cử chỉ bẻ bánh khi đồng bàn đã giúp các môn đệ nhận ra Đức Giêsu để cùng nhau chia sẻ một tấm bánh là Đức Kitô và biết bẻ cuộc đời mình ra cho anh em. Nhạc sĩ Nguyễn Duy đã phổ nhạc rất ý nghĩa về cuộc sống này như sau: “Trái đất này nơi con người náu thân, thế gian này con đường dẫn lên trời, kiếp sống này ta xây dựng thế giới để dọn đường cho Nước Trời mai sau”. Trong cuộc đời này chúng ta đừng vì lòng tham và sự ích kỷ mà thiếu bác ái với mọi người, trái lại hãy nhớ lời Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia Người sẽ thêm cho” (Mt 6,33).

Có lẽ ai trong chúng ta đều cảm nhận đã hơn một lần Chúa mở mắt cho ta, nhưng rồi chúng ta lại nhắm lại hay khi Chúa mở mà chúng ta cứ ngoan cố nhắm lại trong các đam mê, trong tính ích kỷ, vì sợ mở mắt ra chúng ta sẽ thấy nhu cầu của người khác rồi chúng ta sẽ mất mát thời gian, sức khỏe, khả năng…, nhắm lại trong lòng thù hận, trong sự tham lam mà làm thiệt hại đến người khác. Do đó, chính chúng ta không muốn nhận ra Chúa chứ không phải Ngài không mở mắt cho ta. Như vậy, Sau khi được Chúa mở mắt và nhận ra Ngài chúng ta cũng cần làm một cuộc thay đổi nơi chính bản thân ta, sống Đời Sống Mới trong Chúa Kitô.

Như thế, tiến trình nhận ra Đức Giêsu Phục Sinh nơi mỗi người ngắn, dài là tùy hoàn cảnh khác nhau nhưng đều tiệm tiến qua từng giai đoạn; lắng nghe và sống Lời Chúa, cùng nhau chia sẻ bàn tiệc thánh thể. Từ đó chúng ta nhận ra Chúa nơi những người chúng ta gặp gỡ, những người yêu thương và cả nơi những người thù ghét ta nữa. Tiến trình này không ngừng được lặp lại mỗi ngày trong thánh lễ qua hai bàn tiệc Lời Chúa và Thánh Thể. Vậy chúng ta hãy năng tham dự thánh lễ hằng ngày; hiệp dâng cách sốt sắng, để tái khám phá Chúa mỗi ngày nơi tha nhân. Và rao giảng tình thương Chúa qua đời sống bác ái yêu thương phục vụ, để một cách nào đó người khác cũng nhận ra Chúa nơi cuộc sống của mình.

Mai Lệ Thi, CĐ Phước Thiên


[1] Ellis Rivkin, Vụ Án Đức Giêsu Dưới Cái Nhìn Của Một Thần Học Gia Do Thái, ĐIỀU GÌ ĐÃ ĐÓNG ĐINH ĐỨC GIÊSU ?, Thế Hanh, OP chuyển ngữ, cập nhật 3/4/2023.

[2] Các Giờ Kinh Phụng Vụ, Lời Chúa Cho Mọi Người, phần chú giải, Tr. 1801.

[3] Các Giờ Kinh Phụng Vụ, Lời Chúa Cho Mọi Người, phần chú giải, Tr. 1800

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...