Thứ sáu, 27 Tháng mười hai, 2024

CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY (LETARE), năm A: “ĐỂ KỲ CÔNG CHÚA ĐƯỢC TỎ HIỆN” (Hiền Lâm)

 

Ga 9,1-41

 

“ĐỂ KỲ CÔNG CHÚA ĐƯỢC TỎ HIỆN”

 

Chúa Nhật IV Mùa Chay quen gọi là Chúa Nhật Letare. Letare là chữ Latin, chữ đầu tiên của bài Ca Nhập Lễ hôm nay có nghĩa là “hãy vui lên” được trích từ Is 66,10. Nhằm nói lên ý nghĩa chúng ta vui mừng đã đi được hơn nửa chặng đường của mùa chay, là dịp nhìn lại chúng ta đã làm được gì và vui mừng vì sắp được hân hoan mừng lễ Vượt Qua.

Kết quả hình ảnh cho hình ảnh người mù bẩm sinh tranh luận với biệt phái pHariseuBài Tin Mừng đọc trong Chúa Nhật hôm nay thật dài, xoay quanh câu chuyện một người mù bẩm sinh đã được Chúa Giêsu cho sáng mắt.

Như chúng ta đã từng chia sẻ, Tin Mừng Gioan mang tính biểu tượng hơn là vấn đề lịch sử, và ngay trong những tường thuật lịch sử cũng dùng những ngôn ngữ biểu tượng. Chúa Nhật III Mùa Chay chúng ta được nghe câu chuyện “trên bờ giếng Giacóp” về một người phụ nữ như là hình ảnh của người “dân ngoại” Samari đã trải qua năm đời làm tôi và ngay đời thứ sáu đương thời họ cũng đang tôn thờ một vị không phải là Thiên Chúa trong tinh thần và chân lý. Thì hôm nay, câu chuyện người mù bẩm sinh cũng đầy ý nghĩa biểu tượng nơi “dân Chúa” Giuđê, khi họ tưởng mình là sáng mắt nhưng lại mù loà tâm hồn để không nhận ra Thiên Chúa nơi Đức Giêsu. 

Thật vậy, có lẽ chúng ta khi nghe qua câu chuyện rất dài này, cũng không khỏi thắc mắc, vì chỉ có chuyện một anh mù bỗng dưng được một người chữa cho sáng mắt thì đâu có tội gì hay vi phạm bất kỳ một điều luật nào trong bộ luật, vậy mà các sếp Do Thái phải triệu tập cả một toà án để xử, mời cả cha mẹ “phạm nhân’ lên để đối chất, rồi trục xuất anh ra khỏi đạo chỉ vì “cái tội sáng mắt mà không xin phép”.

Thiết nghĩ, có lẽ không nhất thiết có hoàn toàn như thế, nhưng chúng ta cũng không nên dừng lại ở vấn đề có bao nhiêu phần trăm, mà là quan trọng hơn cả chính là sứ điệp mà bài Tin Mừng hôm nay chuyển tải qua câu truyện “Chúa Giêsu chữa cho người mù bẩm sinh được sáng mắt”.

Chúng ta cùng tìm hiểu một vài điểm nổi bật:

 

Để công trình Thiên Chúa được tỏ hiện.

Các môn đệ khi thấy anh mù đã hỏi Chúa Giêsu: “Bởi tội anh ta hay tội cha mẹ của anh ta mà phải bị mù…?”, Chúa Giêsu khẳng định, không do ai cả mà là để công trình Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh.

Quan niệm về bệnh tật là do đương sự hay thậm chí quy lên ba bốn đời trước đã phạm tội mà con cháu lãnh hậu quả đã ăn sâu vào tâm thức người Do Thái, chính vì thế mà các môn đệ của Chúa Giêsu cũng không là một ngoại lệ khi hỏi Người.
Tuy khác với kiểu thuyết nhân quả của nhà Phật, nhưng người Do Thái khi quan niệm bệnh là do tội bắt nguồn từ việc tin rằng Thiên Chúa thưởng phạt đến ba bốn đời, dù các ngôn sứ đã lên tiếng chống lại quan niệm “cha ăn nho xanh để con bị ê răng” đó. Và cũng vì từ quan niệm trên, họ đã tôn thờ một Thiên Chúa nghiêm khắc đến mức tàn ác.

Cha Anthony de Melo từng trả lời một cách hài hước rằng: “Con người sinh ra Thiên Chúa và cũng chính con người giết chết Thiên Chúa”. Đúng vậy, người Do Thái xưa đã dựng nên một Thiên Chúa theo ý họ và vẽ ra một Đấng Cứu Thế phải thoả mãn tham vọng của họ, nên cũng chính họ đã giết chết một Thiên Chúa yêu thương và họ loại trừ một Chúa Giêsu khác với quan niệm của họ.

Chúa Giêsu đã khẳng định, anh mù kia không hề do tội lỗi anh hay cha mẹ anh mà là ĐỂ CHƯƠNG TRÌNH CỦA THIÊN CHÚA ĐƯỢC TỎ HIỆN nơi anh. Như vậy, Người vừa nhằm đánh tan quan niệm sai lầm của người Do Thái, vừa nhằm cho thấy vị trí và vai trò của từng nhân vị trong kế hoạch nhiệm mầu của Thiên Chúa.

Đối với chúng ta cũng thế, vẫn muốn thấy một Thiên Chúa đoán phạt cách nhãn tiền mà không thấy được chính mình đáng tội trước một Thiên Chúa giàu tình thương. Chúng ta dễ dàng khinh miệt coi thường một người nào đó kém may mắn hơn chúng ta.

Một sự đối nghịch.

Một cách ngầm ý ở đây là tác giả Tin Mừng cho chúng ta thấy sự nghịch lý: Anh mù cả đời sống kiếp mù loà thể xác (như lời mấy kinh sư nói về anh)và không được ăn học lại “thấy” được Chúa Giêsu bởi Thiên Chúa mà đến (x. Ga 9,30-33); còn những kinh sư Do Thái sáng mắt và có bằng cấp Thánh Kinh kia lại không thấy được Đức Giêsu bởi đâu mà đến.

Thật ra, chính sự ghanh tị và tham vọng, sợ lung lay cái ghế và cạn mất cái nồi. Đặc biệt, đường lối của Đức Giêsu không thoả mãn tham vọng của họ, nên họ đã không nhận ra và cố tình không nhận ra Đức Giêsu. Con mắt tâm hồn của họ ra mù tối, như lời Chúa Giêsu đã nói với họ: “Nếu các ông đui mù, thì các ông đã chẳng có tội. Nhưng giờ đây các ông nói rằng: “Chúng tôi thấy”, nên tội các ông vẫn còn! ” (Ga 9,41).

Vì sự ghanh ghét, nên chuyện anh mù được sáng mắt đã được các kinh sư “chuyện bé xé ra to” với cái lý do “khỏi bệnh trong ngày sabat” để nhân cơ hội đó mà tìm cớ kết án Chúa Giêsu. Và chính anh mù cũng bị bị vạ lây, bị coi như là phạm nhân và bị trục xuất vì đã dám khẳng định về Đức Giêsu.

Thời nào cũng thế, khi đã ghen ghét đối nghịch nhau, thì người ta quan trọng hóa mọi chuyện và tìm mọi kẽ hở dù nhỏ nhất để hại nhau. Người ta cũng dễ “giận cá bằm thớt” mà dùng cả những cách đê hèn nhằm dằm mặt nhau.

 

Tóm lại, bài Tin Mừng hôm nay có quá nhiều điều để chúng ta chia sẻ và học hỏi, nhưng thiết nghĩ, chỉ dừng lại nơi hai ý chính được tìm hiểu trên đây cũng đủ giúp chúng ta biết nhìn nhận lại chặng đường nửa Mùa Chay đã qua: Là luôn nhìn nhận ra mọi nhân vị hay mọi biến cố xảy đến đều là công trình nhiệm mầu của Thiên Chúa để chúng ta tin tưởng và phó thác cho Người. Đồng thời xin Chúa mở mắt tâm hồn chúng ta, để chúng ta nhận ra Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ trần gian. Amen.

 

Hiền Lâm.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Giáng Sinh – Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta

Giáng Sinh - Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Giáng Sinh – Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính

Giáng Sinh - Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, muôn dân đã được thấy ơn...

Giáng Sinh – Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu Nhau Muôn Sự Chẳng Nề…”

Giáng Sinh - Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu Nhau Muôn Sự Chẳng Nề…” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong khung cảnh huy hoàng của Đêm Thánh vô...

Lễ Vọng Giáng Sinh (Mt 1,1-25) Đức Giêsu – Thiên Chúa Làm Người

Lễ Vọng Giáng Sinh (Mt 1,1-25) Đức Giêsu - Thiên Chúa Làm Người Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bầu khí háo hức rạo rực mừng kỷ...

Lễ Giáng Sinh: Con Thiên Chúa nhập thể làm người và nhập thế cứu người

    Lễ Giáng Sinh 2024 CON THIÊN CHÚA NHẬP THỂ LÀM NGƯỜI VÀ NHẬP THẾ CỨU NGƯỜI Đaminh-Hạnh Lê Văn Chương, Phước Hiệp Hôm nay, ngày 25/12 chúng ta...

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ vội vã lên đường

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ Vội Vã Lên Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta...

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa qua muôn nẻo đường

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa Qua Muôn Nẻo Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ lời...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, C, Lc 3,10-18: Trở về với sự thiện

    TRỞ VỀ VỚI SỰ THIỆN (Lc 3,10-18) M. Mai Đăng Minh, CĐ Thiên Phước Con người ngay từ đầu được sinh là nhân chi sơ tính bản...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, Lc 3,10-18: Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế

    Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế  (Lc 3,10-18)            Đan sĩ M. Paula Đình, Châu Thủy Khởi đi từ bài đọc II,...

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa đến trong cuộc đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...