Thứ năm, 26 Tháng mười hai, 2024

Chúa nhật IV Mùa Chay, năm C: “GIAO HÒA” (Hiền Lâm)

 

BÀI GIẢNG CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY
Gs 5,9a.10-12; 2Cr 5,17-21; Lc 15,1-3.11-32
 
“GIAO HÒA”
 
Chúa Nhật IV Mùa Chay quen gọi là Chúa Nhật Letare. Letare là chữ Latin, chữ đầu tiên của bài Ca Nhập Lễ hôm nay có nghĩa là “hãy vui lên” được trích từ Is 66,10. Hiểu một cách vắn tắt là “Chúa Nhật Vui”, nhưng để có được niềm vui trọn vẹn, thì điều kiện cần và đủ là khi ai nấy có được sự giao hòa với Thiên Chúa và không có xích mích gì với tha nhân. Lời Chúa trong Chúa Nhật hôm nay mời gọi chúng ta sống đời sống tương quan đó.
 
Tại một xứ đạo kia, hôm nọ, trước giờ thánh lễ ngày Chúa Nhật, trước cổng nhà thờ có hai bà đang đứng chửi nhau về một chuyện xích mích trước đó mà hôm nay nhân dịp đi lễ hai bà chạm mặt nhau. Lúc cha xứ bắt đầu thánh lễ, một bà vội chạy vào nhà thờ, vừa chạy vừa mặc áo dài vào, nhưng không quên ngoảnh lại bảo:
– Mi đợi đấy, tao mới xưng tội, để tao vào xem lễ và rước lễ cái đã, rồi ra tao hay tội cho…
 
Chứng kiến cảnh này, bần đệ tự hỏi, bà kia chắc vào rước lễ để lấy sức ra chửi tiếp…?
Giao hòa với Thiên Chúa thì xem ra dễ, vì Thiên Chúa “vô hình”, để rồi nhiều người như một thói quen chịu các nghi thức bí tích qua loa chiếu lệ mà không có sự chân thành và cốt để an tâm. Trong khi giao hòa với tha nhân hữu hình sống chung sống đụng với nhau thì lại coi như chuyện xa xỉ.
 
Đọc bài đọc I (sách Giô-su-ê), nhớ lại Dân Do-thái ngày xưa như người con phung phá được Chúa đưa về Đất Hứa và cất đi nỗi ô nhục nô lệ Ai-cập, nhưng rồi họ không thể sống an bình được với lân bang, và ngay cả ngày hôm nay cuộc chiến dai dẳng với người Palestine vẫn xảy ra hằng ngày.
Bài đọc II (thư thứ II gửi giáo đoàn Cô-rin-tô), thánh Phao-lô nói rằng, qua Đức ki-tô, chúng ta hòa giải với Thiên Chúa và Người trao cho chúng ta sứ vụ hòa giải.
Đặc biệt bài Tin Mừng (theo thánh Lu-ca), dụ ngôn “Người cha nhân hậu”, làm nổi bật lên hình ảnh một Thiên Chúa giàu Lòng Thương Xót, chờ đợi người con tội lỗi trở về để tha thứ và cho được giao hòa với Thiên Chúa và giao hòa với cộng đồng. Đồng thời, mời gọi người anh em đồng loại cùng tha thứ và giao hòa với nhau.
 
Như thế, trái ngược với cái nhìn loại trừ của các kinh sư Do Thái, khi họ bàn tán xầm xì với nhau về việc Chúa Giêsu đã đón nhận và đồng bàn với những người thu thuế và tội lỗi, Chúa Giêsu trả lời các kinh sư bằng dụ ngôn “Người cha nhân hậu”, qua đó lột tả hết đời sống tương quan, sự yêu thương tha thứ của Thiên Chúa và mời gọi con người cùng sống tha thứ và giao hòa với nhau:
 
+ Hình ảnh người cha nhân hậu luôn ra đứng trước cửa chờ đợi và chuẩn bị đầy đủ đồ đẹp và bê béo, đằng đẵng đợi chờ đứa con trở về để phục hồi nhân phẩm cho con. Người cha là là hiện thân một Thiên Chúa giàu lòng thương xót, luôn kiên nhẫn chờ đợi tội nhân trở về để tha thứ và phục hồi lại quyền làm con cho họ.
+ Hình ảnh người con thứ là một người con quyết ra đi có chủ ý, dù không từ nhận cha mình, không cắt đứt với anh mình, nhưng nó muốn bỏ nhà cha và xa anh em để ra đi khẳng định mình bằng những gì mình mang theo (dù đó là của cha cho), muốn tự lập và tự do thoải mải ngoài luân thường đạo lý. Đây là mẫu người dù không từ chối Chúa và Hội Thánh, nhưng muốn tự mình giải thoát, tin vào khả năng mình (mặc dù khả năng đó là do Chúa ban), muốn vượt ra ngoài giáo huấn Tin Mừng và lề luật Hội Thánh để được tự do phóng khoáng và giữ “đạo tại tâm”.
+ Riêng người con cả, tưởng là anh gần gũi cha nhất nhưng lòng anh thực sự rất xa cha. Đây là hình ảnh phản diện nhất về sự GIAO HÒA mà chúng ta cần quan tâm suy nghĩ hơn:
Mới đây, một tòa án tại Sài Gòn xử một phạm nhân tái phạm tội buôn bán ma túy và phạt anh ta 10 năm tù giam. Quan tòa hỏi tại sao anh tái phạm sau khi mãn hạn tù? Anh ta trả lời:
“Ra tù, tôi rất muốn hoàn lương sửa đổi để làm ăn lương thiện, nhưng người ta không cho tôi cơ hội. Tôi làm giấy xin cơ quan công quyền chứng nhận để được đi làm công ty mà cũng không chịu chứng giấy cho tôi… Vì bị người ta thành kiến và xa lánh, nên tôi chán nản và lại sa lầy vào đường cũ…”
Phạm nhân kia nói lên lời bào chữa, nghe xong thật đau lòng, nhưng đó là sự thật của nhiều người chúng ta, phản ảnh qua chân dung “người anh cả” mà dụ ngôn Tin Mừng kể đến:
– Trong khi người cha tha thứ và vui mừng vì con mình trở về, thì anh lại giận dỗi loại trừ em mình.
– Trong khi người cha mở tiệc ăn mừng và phục hồi quyền thừa tự cho đứa con lầm lạc, thì anh ruột lại từ chối vào ăn uống với em và không nhận em.
– Trong khi ngươi cha tha thứ và quên hết chuyện quá khứ, thì anh cả nhắc lại và phân bì…
– Người cha sống yêu thương con, nhưng đứa con cả lại sống như một người nô lệ (hầu hạ cha…).
– Người cha hạ mình để đến với từng đứa con, chạy ra ôm đứa con thứ, chạy đến mời con cả vào nhà. Trong khi người anh lại ganh tị và lấy mình làm chuẩn để phân bì. Người anh tự cho mình là tốt để rồi lên án em và trách cha không công bằng.
 
Còn chúng ta thì sao?
– Chúa sẵn sàng quên hết quá khứ của người tội lỗi, còn chúng ta thì bới móc lên, mang lấy thành kiến – yên trí cả đời.
– Chúa đón nhận, tha thứ và tạo cơ hội cho tội nhân trở về, còn chúng ta kết án và loại trừ người anh em, con cùng một cha trên trời
– Có thể chúng ta cũng đang mang tâm trạng như người con Cả, chúng ta vẫn đi nhà thờ đi lễ, vẫn chu toàn các giới răn lề luật, không hề trái bao giờ, nhưng chúng ta lại không hiểu được lòng Cha, không cảm nhận được tình yêu của Ngài, lòng chúng ta đã xa Ngài, và điều khiến người cha đau khổ hơn nữa là khi thấy những người con không hòa thuận với nhau.
– Có thể chúng ta cũng giống như người con Cả khi chúng ta trách móc Thiên Chúa không công bằng, khi chúng ta nhìn anh em xung quanh như là người xa lạ với mình như là người dưng nước lã và ghanh tỵ với những thành công của người anh em…
Cũng có thể, chúng ta như người con phung phá, dù không từ chối Chúa và Hội Thánh, nhưng muốn tự mình giải thoát, tin vào khả năng mình (mặc dù khả năng đó là do Chúa ban), muốn vượt ra ngoài giáo huấn Tin Mừng và lề luật Hội Thánh để được tự do phóng khoáng và giữ “đạo tại tâm”.
 
Tóm lại, bài Tin Mừng hôm nay đặc biệt nói lên tình thương vô bờ bến của Thiên Chúa luôn sẵn sàng tha thứ, đi tìm, chữa lành và đón nhận tội nhân trở về. Nếu lúc này còn những ai đang lạc bước trong tội, chúng ta đừng tuyệt vọng, hãy tin tưởng vào Chúa và đưa tay cho Người dắt về. Lại nữa, để được Thiên Chúa tha thứ, chúng ta cuần biết bao dung, đón nhận và tạo cơ hội cho tội nhân trở về.
 
Lạy Chúa Giêsu,
Xin cho chúng con biết mặc lấy tâm tình của Chúa, biết học nơi Chúa cái nhìn bao dung và không thành kiến với mọi người, để chúng con không ngần ngại đến với những người tội lỗi và đem họ về với Chúa. Amen
 
Hiền Lâm.
 
 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Giáng Sinh – Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta

Giáng Sinh - Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Giáng Sinh – Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính

Giáng Sinh - Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, muôn dân đã được thấy ơn...

Giáng Sinh – Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu Nhau Muôn Sự Chẳng Nề…”

Giáng Sinh - Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu Nhau Muôn Sự Chẳng Nề…” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong khung cảnh huy hoàng của Đêm Thánh vô...

Lễ Vọng Giáng Sinh (Mt 1,1-25) Đức Giêsu – Thiên Chúa Làm Người

Lễ Vọng Giáng Sinh (Mt 1,1-25) Đức Giêsu - Thiên Chúa Làm Người Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bầu khí háo hức rạo rực mừng kỷ...

Lễ Giáng Sinh: Con Thiên Chúa nhập thể làm người và nhập thế cứu người

    Lễ Giáng Sinh 2024 CON THIÊN CHÚA NHẬP THỂ LÀM NGƯỜI VÀ NHẬP THẾ CỨU NGƯỜI Đaminh-Hạnh Lê Văn Chương, Phước Hiệp Hôm nay, ngày 25/12 chúng ta...

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ vội vã lên đường

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ Vội Vã Lên Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta...

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa qua muôn nẻo đường

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa Qua Muôn Nẻo Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ lời...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, C, Lc 3,10-18: Trở về với sự thiện

    TRỞ VỀ VỚI SỰ THIỆN (Lc 3,10-18) M. Mai Đăng Minh, CĐ Thiên Phước Con người ngay từ đầu được sinh là nhân chi sơ tính bản...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, Lc 3,10-18: Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế

    Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế  (Lc 3,10-18)            Đan sĩ M. Paula Đình, Châu Thủy Khởi đi từ bài đọc II,...

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa đến trong cuộc đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...