Chủ Nhật, 8 Tháng mười hai, 2024

Chúa Nhật XIII, Thường Niên, Năm A, Mt 10,37-42: Theo Đạo là bỏ cha mẹ?

Chúa nhật XIII, Thường niên, Năm A, Mt 10,37-42

THEO ĐẠO LÀ BỎ CHA MẸ?

Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist.

Theo lẽ tự nhiên, con cái phải kính yêu cha mẹ và cha mẹ cũng phải yêu thương con cái của mình. Khổng giáo có cả một kho triết lí dạy về Đạo hiếu: bổn phận của cha mẹ đối với con cái, bổn phận của con cái đối với cha mẹ. Phật giáo cũng đã triệt để khai thác yếu tố nhân bản này để truyền đạo:

“Tu đâu cho bằng tu nhà

Thờ cha kính mẹ mới là chân tu”.

Thế mà, Chúa Giêsu – Đấng sáng lập ra Kitô giáo lại dạy chúng ta một điều có vẻ nghịch lý: “Ai yêu cha yêu mẹ hơn Thầy, thì không xứng đáng với Thầy. Ai yêu con trai con gái hơn Thầy, thì không xứng đáng với Thầy”. Chúng ta phải hiểu và sống lời Chúa dạy như thế nào?

Trước hết, chúng ta phải nói với nhau rằng: các tôn giáo chẳng hạn Phật giáo và Khổng giáo đều do những con người rất đức độ như Đức Phật, Đức Khổng lập nên. Còn Kitô giáo được một vị Thiên Chúa nhập thể làm người thiết lập. Kitô giáo là đạo yêu thương: “Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình”,và chính Đức Giêsu – Thiên Chúa làm người đã truyền dạy môn đệ rằng: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. Đức Giêsu đã lập nên đạo yêu thương, dạy người ta sống yêu thương. Hơn nữa, chính bản thân Người đã sống yêu thương nhân loại cho đến cùng: yêu hết mọi người, yêu cả kẻ thù, yêu cho đến chết trên thập giá.

Vâng theo lời Đức Giêsu dạy, các tín hữu thời Hội thánh sơ khai (thế kỉ I) đã rất mực yêu thương nhau; họ đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện, để mọi tài sản làm của chung, không để ai phải thiếu thốn thứ gì… đến nỗi những người ngoại đạo phải thốt lên: kìa xem họ thương nhau biết bao! (Cv 2,42-47). Cho nên, họ đã gọi “đạo Chúa” là “đạo yêu nhau”, mà đúng vậy, đạo Chúa là đạo tình yêu, vì “Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,8.16).

Thế nhưng ngày nay, chúng ta vẫn nghe đâu đó một số người ngoại than phiền rằng: người Kitô giáo, người Công giáo ăn ở bất công với nhau, sống bất hiếu với cha mẹ… Hẳn điều đó có nhiều nguyên nhân: nguyên nhân chủ quan có thể là vì họ cố ý phê phán những khuyết điểm của Kitô giáo để đề cao đạo của họ. Nguyên nhân khách quan cũng có thể vì họ nhìn thấy người Công giáo chưa sống tận tình yêu thương tha nhân, mà cụ thể là chưa sống Lời Chúa dạy: “Ngươi hãy thờ cha kính mẹ” (Xh 20,12). Thực tế, ở nơi này, nơi kia vẫn có những gia đình người Công giáo chưa sống trọn Đạo hiếu: con cái thì bất hiếu với cha mẹ, cha mẹ thì bỏ bê không chăm sóc dạy dỗ con cái, trong khi vẫn dự lễ, đọc kinh ra rả… cách sống hai mặt như vậy đã làm cho người ta hiểu sai về đạo Chúa và những lời Đức Giêsu dạy: “Ai yêu cha yêu mẹ hơn Thầy, thì không xứng đáng với Thầy. Ai yêu con trai con gái hơn Thầy, thì không xứng đáng với Thầy”.

Ở đây, mặc nhiên Đức Giêsu dạy người ta hãy yêu cha yêu mẹ, cha mẹ hãy yêu con trai con gái của mình… Đức Giêsu chẳng những không cấm cản con cái thảo kính cha mẹ, trái lại Ngài nhấn mạnh luật truyền: “Ngươi hãy thờ cha kính mẹ” (Xh 20,12). Trong đoạn Tin Mừng Matthêu 7,11-13, Người đã gay gắt lên án những người Biệt phái nại vào lý do Phụng thờ Thiên Chúamà bỏ bê nghĩa vụ thảo kính cha mẹ. Cuộc sống của Đức Giêsu chỉ ra cho ta cách thức để sống tương quan con thảo với cha mẹ và với Chúa Cha.

Xét ở phương diện con người: khi sống tại Nazarét chính Đức Giêsu đã sống hiếu thảo với Thánh Giuse và Mẹ Maria, như Tin Mừng ghi lại “Người hằng vâng phục các ngài” (Lc 2,51).

Xét trên phương diện cứu chuộc: Đức Giêsuphải dành ưu tiên hơn cho việc thực thi kế hoạchcứu độ của ChúaCha: “cha mẹ không biết là con phải lo việc của Cha con sao?”(Lc 2,48-50)

Như thế, vì ơn cứu rỗi là cao quý trên hết, mà chỉ Thiên Chúa mới là nguồn ơn cứu độ của mọi người. Thế nên, Đức Giêsu dạy chúng ta phải yêu mến Chúa trên hết mọi sự và trên hết mọi loài. Bởi vì Đức Giêsu là Thiên Chúa, là Đấng tốt lành trên hết, là nguồn gốc mọi sự và cùng sau hết mọi loài.

Đức tin Công giáo cho ta biết Đức Giêsu là Chúa. Vì Đức Giêsu đã bày tỏ quyền năng Thiên Chúa của Ngài bằng vô số phép lạ: cho người bị mù thấy được, người què đi được, kẻ chết sống lại… Chính vì thế, Chúa Giêsu đã dạy chúng ta phải yêu mến Chúa hơn cha mẹ; vì cha mẹ của ta là do Chúa sinh ra. Hơn nữa, cha mẹ ta dù yêu thương ta đến mấy cũng không thể ban cho ta sự sống đời đời được. Vả lại cha mẹ ta hẳn sẽ rất hạnh phúc khi ta dành tình trước hết cho Thiên Chúa – Đấng đã tạo dựng nên các ngài. Vậy nên, chúng ta hãy nghe và thi hành giáo huấn của Chúa Giêsu: hãy thảo kính cha mẹ, đồng thời yêu mến Thiên Chúa trên hết sự và hơn hết mọi loài.

Nguyện xin Chúa giúp chúng con luôn biết khôn ngoan thực hành lời Chúa dạy ngay trong cuộc sống hằng ngày. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chọn?

  CHỌN...? Cũng như bao thiếu nữ, lúc đó tôi mới...

Chúa Nhật 32 TN, B, Mc 12,38-44: Tấm lòng sẻ chia của bà góa nghèo

      Tấm lòng chia sẻ của bà góa nghèo M. Phaolô...

Chúa Nhật I Mùa Chay, B, Mc 1,12-15: Vào hoang địa

VÀO HOANG ĐỊA (St 9,8-15; 1Pr 3,18-22; Mc 1,12-15) FM. JB....

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI Mầu nhiệm tội lỗi Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Đan viện Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón ngày tận thế

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón Ngày Tận Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật áp chót năm...