Thứ tư, 4 Tháng mười hai, 2024

Giáo trình Linh đạo Đan tu I – Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

IV. THÁNH ANTÔN (251-356)

1.Dẫn nhập

2.Thánh Athanasiô và hoang địa (sa mạc)

3.Đời sống của thánh Antôn

– Giới thiệu

– Ơn gọi Antôn và giai đoạn thứ nhất

– Giai đoạn thứ hai: Trong một ngôi mộ

– Giai đoạn thứ ba: Nơi sa mạc – trong một đồn lũy

– Giai đoạn thứ tư: Nơi núi đồi thăm thẳm

– Bài giáo huấn của Antôn: Biện phân các thần trí

– Thăm viếng các anh em lần cuối và qua đời

4.Kết luận

——- + ——-

1.Dẫn nhập

Lịch sử đan tu bắt đầu với thánh Antôn, vì ngài là đan sĩ đầu tiên có những bản văn của ngài hay viết về ngài.

– Những bản văn của ngài: có tất cả 7 lá thư. Lá thư thứ nhất bàn đến việc trở lại và khổ chế. Sáu lá thư còn lại gởi cho các môn sinh của ngài.

– Những bản văn viết về ngài: ngoài 38 câu châm ngôn còn có Tiểu sử của thánh Antôn do thánh Athanasiô viết. Vậy chúng ta hãy tìm hiểu xem vị Giám mục Athanasiô là ai?

2.Thánh Athanasiô và quan niệm về hoang địa (sa mạc)

Athanasiô đồng hương với Antôn, là người Ai-Cập. Khi viết cuốn “Tiểu sử thánh Antôn”, ngài là giám mục tại Alexandria, thủ đô nước Ai-Cập. Hồi ấy, Alexandria là một thành phố rất lớn, một hải cảng sầm uất hội tụ đủ hạng người và đủ các thứ tôn giáo. Nơi đó có một cộng đoàn Do Thái rất quan trọng và một cộng đoàn Kitô giáo rất năng động. Nhưng ở đó cũng phát xuất những hạt giống xấu, vì tại Alexandria xuất hiện những lạc giáo đầu tiên như phái Ariô mang tên linh mục này, ông chủ trương Chúa Giêsu là một con người cao cả, thánh thiện, nhưng không phải là Thiên Chúa.

  Athanasiô là người đầu tiên chiến đấu với lạc giáo này, một lạc giáo đã gây bao nhiêu thiệt hại suốt thế kỉ thứ tư. Lạc giáo bị lên án bởi công đồng Nicée (325), và bị lên án một cách quyết liệt bởi công đồng Constantinople (381) với khẳng định là Chúa Giêsu đồng bản tính với Chúa Cha. Khi công đồng Nicée nhóm họp, Athanasiô mới là phó tế. Một thời gian sau, Athanasiô được phong làm Giám mục Alexandria và ở đó đến khi qua đời vào năm 373, nghĩa là suốt 46 năm. Trong suốt thời gian đó, ngài chiến đấu chống lại lạc giáo Ariô một cách mạnh mẽ và không khoan nhượng. Chính vì thế mà ngài bị lưu đầy nhiều lần. Những hoàng đế bênh vực lạc giáo này đã vì những động cơ chính trị, nên phát lưu Athanasiô lần đầu 2 năm ở tại Trèves, sau đó 5 năm tại Roma, cuối cùng là bị lên án tử và người ta tìm cách giết chết ngài. Trước tình thế hiểm nguy này, Athanasiô liền trốn vào sa mạc sống gần các đan sĩ và bạn hữu để trốn quân lính đi tìm bắt mình.

  Sống gần các đan sĩ kính yêu mình, Athanasiô hưởng sự an toàn tuyệt đối. Như vậy Athanasiô phải chạy trốn ba lần vào sa mạc và sống một thời gian dài nơi đó. Và nhờ đó, ngài biết rõ sa mạc và những đan sĩ sống nơi đó.

  Những con người này không phải tất cả đều là những con người thánh thiện: khởi đầu, họ ẩn trú trong sa mạc vì nhiều nguyên do: để trốn thuế, trốn đi quân dịch (nghĩa vụ quân sự) vì thời đó nghĩa vụ này rất vất vả, nặng nề. Cũng có những động cơ khác tốt hơn: để không bị bắt buộc tôn thờ các thần minh dân ngoại và trốn tránh những cuộc bách hại.

  Nhưng dù sao đi nữa, những con người sống trong sa mạc, một phần lớn, đều có kinh nghiệm về lợi ích của sự cô tịch để cầu nguyện và sống thân mật với Chúa. Khi ấy họ đến sa mạc vì Thiên Chúa linh hứng kêu gọi.

  Có hai quan niệm về sa mạc tìm thấy ngay trong Kinh Thánh: sa mạc là đất khô cằn, bạc bẽo, nơi con dê gánh tội dân chúng bị đuổi đến; nhưng đồng thời cũng là nơi của những mối tình, đất của những hôn ước. Hai khía cạnh này của sa mạc được tìm thấy trong đời sống của Antôn.

  Trước hết có một khía cạnh bi quan. Tiểu sử thánh Antôn dành khá nhiều cho ma quỉ: ma quỉ được coi như lãnh chúa vùng sa mạc. Trong thời kỳ Kitô giáo phát triển, sa mạc như là mảnh đất còn lại của ma quỉ. Vì thế nó chiến đấu với các đan sĩ đến cư ngụ đông đảo trong sa mạc. Cuộc chiến của đan sĩ chống lại ma quỉ được đặt trong chiều hướng cơn cám dỗ của Chúa Giêsu trong hoang địa. Đan sĩ tiếp tục hành động cứu độ. Đó là một trong các khía cạnh của sa mạc.

  Còn một khía cạnh khác, lạc quan hơn. Nếu người ta đến sa mạc để chiến đấu với ma quỉ như Antôn đã làm, thì người ta cũng đến đó để gặp gỡ Thiên Chúa. Nếu người ta từ bỏ thành đô của con người, chính là để hiệp nhất đời sống của mình: người ta từ bỏ điều làm họ phân tâm, để bảo tồn “tâm trí mình gắn bó với một mục đích duy nhất”, như Cassianô sẽ nói sau này. Động cơ là tích cực: người ta từ bỏ thành đô của con người vì thành đô của Thiên Chúa.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Antôn – Môn đệ của Đức Kitô

Antôn - Môn đệ của Đức Kitô Tủ sách Biển...

Chú quỷ ban trưa và cơn cám dỗ thời đại

          Chú Quỷ Ban Trưa và Cơn...

Đan sĩ – Nhà truyền giáo

    Đan Sĩ - Nhà Truyền Giáo M. Hương Yến, PH  ...

Linh phụ Arès – Lời thích hợp cho một thầy dòng

Linh Phụ Arès  Lời Thích Hợp Cho Một Thầy Dòng Tủ...

Lời Giáo Huấn Của Các Tổ Phụ Sa Mạc

 ACHILLE Chiến đấu đến đổ máu để giữ được...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chú quỷ ban trưa và cơn cám dỗ thời đại

          Chú Quỷ Ban Trưa và Cơn Cám Dỗ Thời Đại FM. Thomas Nguyễn Văn Giang Khởi đầu đan tu trào Kitô giáo gắn...

Linh phụ Arès – Lời thích hợp cho một thầy dòng

Linh Phụ Arès  Lời Thích Hợp Cho Một Thầy Dòng Tủ sách Biển Đức - Xitô   Linh phụ Abraham vừa gặp linh phụ Arès. Họ đang...

Antôn – Môn đệ của Đức Kitô

Antôn - Môn đệ của Đức Kitô Tủ sách Biển Đức - Xitô Vào khoảng năm 270, Antôn - một thanh niên 18 tuổi người Ai...

Viện phụ Agathon – Tỉnh thức nội tâm

  Viện phụ Agathon

Lời Giáo Huấn Của Các Tổ Phụ Sa Mạc

 ACHILLE Chiến đấu đến đổ máu để giữ được tình yêu thương anh em   Tủ sách đan tu Biển Đức - Xitô        ...

Tu trào đan tu (phần kết)

DÒNG XITÔ   Cuộc cải tổ của Dòng Cluny (910) đã đem lại cho Giáo hội nói chung và đan tu nói riêng nhiều sức...

Tu trào đan tu (Tiếp theo)

II-Thánh Biển Đức và nếp sống Đan Tu Cộng Đoàn 1. Con người Biển Đức        Biển Đức sinh năm 480, tại ngôi làng...

Tu trào đan tu

Tu trào đan tu Từ các linh phụ sa mạc đến sự ra đời của Dòng Xitô (1098) I. Tu trào dan tu thời đầu 1. Khái...

Tu trào Xitô

Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam xuất hiện vào đầu thế kỷ 20 do cha Henri Denis Biển Đức Thuận sáng lập. Cha Henri...

ƠN GỌI CHIÊM NIỆM

  ƠN GỌI CHIÊM NIỆM   Có thể nói, chiêm niệm...

Linh Đạo Xitô

LINH ĐẠO XITÔ           Sống trong một đan viện Xi-tô (hay Biển Đức), đan sĩ sống trong một “Trường Phụng Sự...