Thứ bảy, 7 Tháng mười hai, 2024

Suy niệm Tin Mừng Mt 3,1-12, Chúa nhật II Mùa Vọng, Năm A: Hai thái độ đón Chúa

HAI THÁI ĐỘ ĐÓN CHÚA

Suy niệm Tin Mừng Mt 3,1-12, Chúa nhật II Mùa vọng, Năm A

M. Lasan Châu Sơn

Anh em hãy sám hối vì Nước Trời đã đến gần (Mt 3,2).

Mùa vọng mời gọi chúng ta sống tâm tình sám hối đón chờ ngày Chúa đến cứu độ chúng ta. Lời Chúa trong Chúa nhật II mùa vọng hôm nay gợi lên cho chúng ta hai hình ảnh đẹp để suy ngẫm. Hình ảnh Gioan Tẩy Giả và hình ảnh đoàn người sám hối tại sống Giođan.

Trước tiên, hình ảnh Gioan Tẩy Giả hiện lên với một đời sống thánh thiện, cùng với lời kêu mời tha thiết: “Anh em hãy sám hối vì Nước Trời đã đến gần.” Là người ai chẳng thích cuộc sống thoải mái, ở nhà cao cửa rộng, đầy đủ tiện nghi, ăn sang mặc đẹp… Thế mà, để đón Đấng cứu thế đến, Gioan Tẩy Giả đã chọn lối sống độc thân, sống trong hoang địa, chấp nhận thiếu thốn mọi tiện nghi. Ông ăn mặc rất giản dị, đơn sơ: Ông mặc áo lông lạc đà là y phục của đám dân du mục nghèo, và thức ăn hằng ngày là châu chấu chấm với mật ong rừng cũng là thức ăn của người nghèo, thời ấy. Điều ấy, chứng tỏ rằng Gioan Tẩy Giả coi nhẹ vật chất, ông không tìm kiếm và thu tích những thứ mà người đời cho là cần thiết. Chúng ta biết rằng Gioan Tẩy Giả là con một của vị đại tư tế Zacaria. Cho nên nếu ông muốn có nhà cao cửa rộng, ăn sang mặc đẹp chắc hẳn sẽ có ngay.

Thế nhưng, Gioan Tẩy Giả dám buông bỏ tất cả để toàn tâm lo một sứ mệnh trọng đại hơn, đó là làm Tiền Hô của Chúa. Là vị Tiền Hô, ông can đảm cảnh cáo mọi người đặc biệt những người quyền thế, những Pharisêu, những tư tế Xađốc, những người nại vào huyết thống với tổ phụ Apraham, yêu cầu họ phải sinh quả tốt chứng tỏ lòng hối cải. Và họ đã làm theo lời ông rao giảng.

Từ hình ảnh Gioan Tẩy Giả vào hoang địa, sống độc thân, khiêm nhường, khổ hạnh, nhiệt thành kêu mời người ta sám hối, như cũng đang giục hối chúng ta sống thanh thoát với những sự vật đời này hầu có thể làm nhân chứng cho lòng tín thác trọn vẹn nơi Thiên Chúa giữa thế giới chạy theo vật chất hưởng thụ vô độ.

Thứ đến, hình ảnh đoàn người sám hối tại sống Giođan cũng đáng để chúng ta suy nghĩ. Những người này từ khắp các vùng miền Giêrusalem, Giuđe, và dĩ nhiên cả vùng ven sông Giođan, nơi ông gioan đang rao giảng, họ tuốn đến xin gioan làm phép rửa thanh tẩy tội lỗi. Họ là dân chúng lính tráng, có cả những người quyền thế như phái Xađốc, những người được coi là công chính như nhóm Pharisêu. Nhưng tất cả họ đều có một điểm chung là lòng khiêm nhường sám hối, nhờ đó mà đón nhận được ơn cứu độ.

Phải chăng, hình ảnh đoàn người sám hối tại sống Giođan cũng giúp chúng ta cảnh giác về lối sống đạo của mình. Có lẽ nếu chỉ nhìn hời hợt bên ngoài, chúng ta cảm thấy mình không cần sám hối. Vì hằng ngày chúng ta vẫng dâng lễ, đọc kinh, vẫn đi từ thiện nơi này nơi kia… Nhưng có khi nào chúng ta làm những việc thiện mà không thực tâm; nghĩa là không làm vì lòng mến Chúa, không thực lòng yêu thương anh chị em.

Sống không có tình yêu thương không phải là sống đạo. Cho nên chúng ta được thức tỉnh để làm mới lại tình yêu của chúng ta trong mọi công việc hằng ngày, như một chuẩn bị sẵn sàng đón Chúa đến bất cứ lúc nào trong cuộc đời chúng ta. Amen

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

“Ánh trăng” trong đan viện

“ÁNH TRĂNG” TRONG ĐAN VIỆN Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Thuở...

“Ngươi phải thờ cha kính mẹ” – Suy niệm Lời Chúa Thánh Lễ Mồng Hai Tết

“NGƯƠI PHẢI THỜ CHA KÍNH MẸ” Suy niệm Lời Chúa:...

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm)

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng...

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19: Hai cách làm chứng

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19 HAI...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón ngày tận thế

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón Ngày Tận Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật áp chót năm...

Chúa Nhật XXXIII TN, B, Mc 13,24-32: Không biết ngày giờ tận thế vẫn tốt hơn?

    KHÔNG BIẾT NGÀY GIỜ TẬN THẾ VẪN TỐT HƠN? (Mc 13,24-32) M. Eugenio Nguyên, Phước Lý Có một bí mật, mà bất cứ thời đại nào, cho...

Chúa Nhật 32 TN, B, Mc 12,38-44: Tấm lòng sẻ chia của bà góa nghèo

      Tấm lòng chia sẻ của bà góa nghèo M. Phaolô Thụy, Châu Thủy Ý nghĩa và giá trị của việc dâng cúng như thế nào? Bài...