Thứ Ba, 17 Tháng 6, 2025

Khát Nước Trường Sinh – Suy niệm Tin Mừng: Ga 4,5-42; Chúa nhật 3, Mùa Chay, Năm A

Khát Nước Trường Sinh

Suy niệm Tin Mừng: Ga 4,5-42 ; Chúa nhật 3, Mùa Chay, Năm A

Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist

Nước không thể thiếu trong sinh hoạt của con người. Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể con người. Người ta không thể sống nếu không có nước. Từ sợ cần thiết của nước trong đời sống thường ngày, các bài đọc Lời Chúa hôm nay hướng chúng ta đến mạch Nước Trường Sinh, là chính Đức Giêsu Kitô – Đấng cứu độ trần gian.

“Cho chúng tôi nước uống đi”. Đó là những tiếng than van kêu trách của dân Israen trong sa mạc Masa và Mêriva. Trong cơn khát nước, dân Israen quên mất hồng ân được giải phóng khỏi cảnh nô lệ Ai cập. Họ nghi ngờ: Không biết có Đức Chúa ở giữa chúng ta hay không? Dầu vậy, Đức Chúa vẫn giàu kiên nhẫn, đầy yêu thương mà đáp ứng cơn khát của họ, khi sai Môsê dùng cây gậy đập vào tảng đá khiến nước trào ra. Hình ảnh ông Môsê như tiên báo Chúa Kitô sẽ dùng cây Thập giá đem ơn cứu độ dư tràn cho nhân loại (x. Xh 17,3-7).

Thánh Phaolô đã nhìn thấy ý nghĩa này, như trong lá thư ngài viết cho các tín hữu Rôma xưa, cũng là cho mỗi chúng ta hôm nay: Trong Đức Kitô nhờ lòng tin, chúng ta được nên công chính, được bình an với Thiên Chúa, được hưởng ân sủng Thánh Thần. Đức Kitô đã chết vì chúng ta. Đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta (x. Rm 5,1-2.5-8).

Bài Tin mừng theo thánh Gioan nói về hoạt động truyền giáo của Chúa Giêsu tại thành Xykha, xứ Samari. Thánh sử đã tường thuật câu chuyện này một cách hết sức sống động:

Chúa Giêsu vừa trải qua một quãng đường dài mệt nhọc, Ngài ngồi xuống bờ giếng Giacóp, giữa cái nắng trưa oi ả, thì bỗng nhiên có một người phụ nữ từ trong làng tiến ra lấy nước. Chúa Giêsu chủ động gợi chuyện: “Chị cho tôi xin chút nước uống”, câu hỏi khá bất ngờ làm người phụ nữ tỏ vẻ ngạc nhiên: “Ông là người Do thái mà lại xin tôi, một phụ nữ Samari, cho ông uống nước sao?” Rồi câu chuyện tiếp diễn với chủ đề nước. Từ nhu cầu nước tự nhiên, Chúa Giêsu mạc khải cho chị biết chính Ngài là mạch Nước Trường Sinh sẽ làm cho chị hết khát và được sống đời đời.

Qua cuộc trò chuyện với Chúa Giêsu, người phụ nữ Samari trải nghiệm từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Đầu tiên, chị chỉ thấy Chúa Giêsu là một người đàn ông Do thái đi đường (c.6), đến xin chị nước uống (c.9). Rồi chị tự hỏi: “Phải chăng ông lớn hơn cả tổ phụ Giacóp, người đã cho chúng tôi giếng nước này…” (c.12). Tiến thêm một bước nữa, chị công nhận Chúa Giêsu là một Tiên tri (c.19), và cuối cùng chị tuyên xưng Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai đến dạy dỗ con người mọi sự (c.25).

Từ cuộc hạnh ngộ giữa Chúa Giêsu và người phụ nữ Samari giúp chúng ta liên tưởng vào cuộc sống của chúng ta. Chúa Giêsu vẫn ngồi chờ đợi ta bên bờ giếng cuộc đời của mỗi chúng ta. Ngài tự hạ, kiên nhẫn nài van chúng ta: Cho tôi xin chút nước uống! Nếu chúng ta chân thành mở lòng ra, thổ lộ với Chúa nỗi “khát khao nên thánh” của ta như người phụ nữ Samari xưa, thì chính Chúa sẽ chữa lành cơn “khát” của chúng ta.

Qua Bí tích Thanh tẩy chúng ta được cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi nhờ Đức Giêsu Kitô – Mạch Nước Trường Sinh. Thế nhưng cũng giống như dân Israel trong sa mạc hay như người phụ nữ Samari xưa, chúng ta vẫn còn khát: khát dục vọng, khát của cải, khát quyền lực, khát đủ thứ thế gian… đến nỗi nhiều lần chúng ta đã kêu trách, thử thách, thiếu tín thác vào Chúa.

Vậy thì Lời Chúa trong Chúa nhật III Mùa chay này đang thúc bách chúng ta hãy phó dâng mọi khát vọng nơi Thiên Chúa vì chỉ có Thiên Chúa là Cha toàn năng mới có thể lấp đầy nỗi khát vọng của chúng ta.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

“Ánh trăng” trong đan viện

“ÁNH TRĂNG” TRONG ĐAN VIỆN Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Thuở...

“Ngươi phải thờ cha kính mẹ” – Suy niệm Lời Chúa Thánh Lễ Mồng Hai Tết

“NGƯƠI PHẢI THỜ CHA KÍNH MẸ” Suy niệm Lời Chúa:...

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm)

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng...

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19: Hai cách làm chứng

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19 HAI...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ Chúa Ba Ngôi: Ba Ngôi sống trong ta

Lễ Chúa Ba Ngôi CHÚA BA NGÔI SỐNG TRONG TA (Mt 28,16-20) Luca, CĐ Phước Thiên Chúa Ba Ngôi là một trong những mầu nhiệm trung tâm của...

Lễ Chúa Ba Ngôi: Mầu Nhiệm Tình Yêu

MẦU NHIỆM TÌNH YÊU  M. Teresa Avila Thảo- PH       Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi muôn đời vẫn là một chân lý cao...

Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống: Thần Khí…

    THẦN KHÍ (Cv 2,1-11; 1Cr 12, 3b-7.12-13; Ga 20, 19-23)    M. Teresa Avila Thảo, Phước Hải      Trong hành trình làm người, mỗi người đều...

Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống: Niềm vui Chúa Thánh Thần

    NIỀM VUI CHÚA THÁNH THẦN M. Scholastica, VP      Khi Thầy Giêsu chết mọi sự tưởng chừng như không còn hy vọng, thì nay Thầy...

Lễ Đức Maria Thăm Viếng (Lc 1,39-56): Niềm vui của người tin yêu

Lễ Đức Đi Thăm Viếng (Lc 1,39-56) Niềm vui của người tin yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí...

Lễ Chúa Giêsu Lên Trời, Năm C (Lc 24,46-53): Chúa Giêsu lên trời – Người không rời xa chúng ta

Lễ Chúa Giêsu Lên Trời, Năm C (Lc 24,46-53) Chúa Giêsu Lên Trời – Người Không Rời Xa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Có...

Chúa nhật VII Phục Sinh (Ga 17,20-26): Hiệp nhất – Dấu chỉ của Thiên Chúa Tình Yêu

Gi  Chúa Nhật VII Phục Sinh - Năm C (Ga 17,20-26) Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Chúng ta thấy rằng, sự hiệp nhất chính...

Chúa Nhật VII PS: Chúa Giêsu lên trời

Chúa Nhật VII - PS CHÚA GIÊSU LÊN TRỜI (Lc 24,46-53) M. Aelredo Nguyễn Văn Mạnh, PV Chúng ta biết trước khi Chúa Giêsu phục sinh thăng thiên,...