Thứ Sáu, 19 Tháng Tư, 2024

KIỂM CHỨNG – Suy niệm Thứ Sáu, Tuần VIII TN – Vp. Duyên Thập Tự

Suy niệm thứ Sáu, Tuần VIII TN

KIỂM CHỨNG

(Hc 44,1.9-13 / Mc 11,11-26) 

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Kiểm chứng là sự kiểm tra lại một vấn đề và đưa ra bằng chứng xác thực để có những nhận định chính xác về vấn đề đó. Đây là một sinh hoạt cần thiết cho chúng ta với tính cách là một con vật biết suy tư, biết lượng giá. Kiểm chứng bao trùm hầu như mọi sinh hoạt và mọi lãnh vực của cuộc sống.

Kiểm chứng giúp chúng ta nhìn nhận khách quan các vấn đề để hướng tới một tương lai tốt hơn.

Khi suy niệm hai bài đọc hôm nay, tôi khám phá ra giá trị của sự kiểm chứng trong đời sống đức tin cũng như ánh nhìn về những mới tương giao được kết dệt.

1. NHỮNG NGƯỜI ĐẠO HẠNH

Trích đoạn sách Huấn Ca hôm nay thuộc chương 44 câu 1, từ câu 9 đến 13. Trong trích đoạn này, tác giả đại diện cho những người đang sống, hướng nhìn đến những bậc tổ tiên, những cha ông của họ vừa trong mối tương giao máu thịt vừa trong mối liên hệ đức tin.

Trước hết, họ hướng tới các bậc tổ tiên với sự tôn kính, nghĩa là với lời ca ngợi:

“Chúng ta hãy ca ngợi những vị danh nhân, cũng là cha ông của chúng ta qua các thế hệ.”

Khi sử dụng từ “danh nhân”, họ muốn nói lên rằng những con người đó có tiếng tốt và được nhiều người – hoặc mọi người – biết đến, công nhận. Những người đó là những con người, những nhân vật nổi tiếng, đã cống hiến rất nhiều và để lại những thành quả tốt đẹp cho thế hệ hậu sinh. Đây là ánh nhìn tích cực về những con người quá khứ và điều đó hàm chứa sự trân trọng và tri ân.

Những danh nhân này trổi vượt về phương diện nào?

“ Các vị sau đây là những người đạo hạnh, công đức của các ngài không chìm vào quên lãng”. Điều làm cho những con người của quá khứ trở thành danh nhân, đó là cuộc sống đạo hạnh và những thiện hảo họ đã sống và thực hiện.

Cuộc đời đạo hạnh là một cuộc sống nhân đức. Nhân đức ở đây là các nhân đức thuộc phạm vi nhân bản và cũng là những nhân đức trong đời sống thiêng liêng. Một cuộc sống đạo hạnh là một cuộc sống đạo đức và thánh thiện. Nơi đây, chúng ta nhận ra tầm quan trọng của một cuộc sống công chính và thánh thiện, trong mối tương giao với Thiên Chúa và tha nhân.

Những công đức của họ là những việc làm cụ thể để tôn kính Thiên Chúa và xây dựng, giúp đỡ, tha nhân. Đó là những việc thiện. Cuộc sống đạo hạnh phải được biểu lộ và diễn tả trong việc làm cụ thể.

Như vậy, họ là những danh nhân – những người có danh thơm, tiếng thơm – của một cuộc sống rất có giá trị. Và đây là một trong những bằng chứng để kiểm tra về giá trị của một con người. Cuộc sống đạo hạnh và các công đức. Tuy rằng mỗi người có một cuộc sống riêng với những diễn tả khác nhau, nhưng, tựu trung, đạo hạnh và công đức là những điều người khác có thể nhận ra. Vậy đâu là gia sản các ngài để lại? Đâu là tiếng tốt, danh thơm họ để lại?

Chúng ta nghe câu trả lời: “Dòng dõi các ngài luôn được hưởng một gia tài cao quí, đó là lũ cháu, đàn con.” Nói như vậy, thì rất mơ hồ. Tổ tiên nào cũng có con cháu, có dòng dõi. Đương nhiên, những thế hệ tiếp nối các tổ tiên là gia tài của các tổ tiên. Nhưng gia tài đó cần mang trong mình những giá trị, những giá trị mà các tổ tiên đã từng sống. Và đây là giá trị:

“Dòng dõi các ngài giữ vững các điều giao ước; nhờ các ngài, con cháu cũng một mực trung thành”. Câu trả lời rất rõ ràng: đó là một sự tín trung với Thiên Chúa, với các giao ước với Thiên Chúa được sống và trải dài qua các thế hệ. Và đó là điều tồn tại: “Dòng dõi các ngài sẽ muôn đời tồn tại, vinh quang các ngài sẽ chẳng phai mờ.”

Những điều trên cho phép chúng ta lượng giá và kiểm chứng về giá trị của những cuộc đời, của những dòng dõi. Khi nhìn vào một dân của Thiên Chúa với nếp sống đạo hạnh và các ông đức, người ta có thể thốt lên: “Đây là dòng dõi của những người tìm Thiên Chúa, tìm thánh nhan Người.”

2. NHÀ CẦU NGUYỆN HAY HANG TRỘM CƯỚP

Bây giờ chúng ta bước vào một nơi thánh thiêng, đó là đền thờ Giê-ru-sa-lem. Đền thờ Giê-ru-sa-lem là nơi thánh và là trung tâm phụng tự của dân Do-thái. Đó là biểu tượng của chính dân tộc này. Hơn thế nữa, đây là “nơi Thiên Chúa hiện diện giữa dân Người”. Tất cả những gì tốt đẹp nhất đều được đưa đến đền thờ, đền thánh Giê-ru-sa-lem. Những trang trí và những lễ phẩm diễn tả điều đó. Nơi đây là nơi cầu nguyện, nghĩa là nơi gặp gỡ giữa Thiên Chúa và dân Người; và rộng lớn hơn, đây là “nhà cầu nguyện cho các dân tộc”. Vậy đâu là tiêu chí giúp kiểm chứng đền thánh Giê-ru-sa-lem thực sự mang những dấu ấn thánh thiêng đó?

Hôm nay, trích đoạn Tin Mừng theo thánh Mác-cô chương 11 từ câu 11 đến 26. Trong trích đoạn này, có ba sự kiện: đó là cây vả không có trái, bị chết đứng trước lời của Chúa; đó là sự kiện Chúa vào đền thánh và xua đuổi những kẻ buôn bán; và cuối cùng là lời Chúa đề cập đến hiệu quả của đức tin.

Trong luồng tư tưởng về kiểm chứng, tôi xin dừng lại sự kiện Chúa Giêsu vào đền thờ Giê-ru-sa-lem và đuổi những kẻ mua bán trong Đền Thờ.

Những chi tiết liên quan đến thái độ của Chúa Giêsu đối với những người buôn bán, chúng ta ai cũng đã biết. Điều quan trọng là chính lời của Chúa: “Người giảng dạy và nói với họ: “Nào chẳng có lời chép rằng: Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện của mọi dân tộc sao? Thế mà các người đã biến thành sào huyệt của bọn cướp”.

Đó là những bằng chứng giúp thẩm định hiện trạng và ý nghĩa của Đền Thờ. Đền Thờ Giê-ru-sa-lem được gọi là “nhà cầu nguyện”, nghĩa là nơi gặp gỡ thân tình giữa những người đến đó và Thiên Chúa. Đây là nơi của mối tương giao thân tình, được diễn tả trong sự cầu nguyện. Cầu nguyện là gì, nếu không phải là sự gặp gỡ thân tình với Thiên Chúa. Đây là bằng chứng để kiểm tra ý nghĩa và mục đích của đền thờ, của các “nơi thánh”, của các thánh đường. Và sự gặp gỡ này luôn được mở rộng cho mọi người “nhà cầu nguyện của mọi dân tộc”. Một nơi thánh không phải là nơi của tinh thần cục bộ như nơi sinh hoạt của các giáo phái, mà là nhà cầu nguyện, nơi mà các cánh cửa luôn mở rộng cho mọi người. Đây là nơi sống chiều kích phổ quát, phổ quát tính của Giáo Hội, phổ quát tính của nhân loại. Nơi đây phải sống sự vượt qua của tinh thần cục bộ của thứ “luỹ tre làng”, “tinh thần tháp chuông”.

Qua lời Chúa, chúng ta cần kiểm chứng lại chính nơi thờ phượng của chúng ta, đền thờ, đền thánh, thánh đường của chúng ta. Đó phải là nơi của gặp gỡ của trái tim và của tinh thần rộng mở.

Lời Chúa nói cũng cho chúng ta kiểm chứng điều ngược lại, đó là những kiểm chứng điều phản chứng. Điều phản chứng ở đây là điều xảy ra ngược với ý nghĩa và mục đích của đền thờ. Chúa Giêsu nói: “các người đã biến thành sào huyệt của bọn trộm cướp”. Khi Chúa dùng hình dung từ “sào huyệt của bọn cướp” là Chúa nói đến sự gian ác của hạng người này. Họ trấn lột người ta và mang về nơi ở những “chiến lợi phẩm” đã tịch thu. Đền thờ – khi biến thành sào huyệt của bọn cướp” – là đánh mất bản chất, ý nghĩa và mục đích của nó. Bấy giờ nơi đây không phải là nơi gặp gỡ thân tình với Thiên Chúa mà là lòng tham, sự gian ác đối với tha nhân. Không còn là nơi của chiều kích phổ quát mà là tính ích kỷ, chỉ lo cho bản thân bằng con đường cướp bóc. Mất hết sự linh thánh và vẻ đẹp của đền thờ. Và khi đánh mất những yếu tố đó, thì cũng đánh mất ý nghĩa của cuộc sống: không còn chỗ cho Thiên Chúa và tương giao thân tình; không còn chỗ cho tha nhân với tấm lòng rộng mở; và chính bản thân cũng bị duy vật hoá và trở thành kẻ “buôn thần bán thánh”.

 3. KIỂM CHỨNG NƠI BẢN THÂN

Hai bài đọc Kinh Thánh hôm nay là cơ hội cho mỗi chúng ta kiểm chứng lại chính bản thân và nếp sống của mình. Bản thân tôi – qua cách sống – có thực sự là một con người đạo hạnh và là người thực hiện những điều tốt lành/những công đức? Cuộc sống tôi với cách hành xử và ngôn từ có trở thành “người đáng nhớ” cho tha nhân? Và để trở nên như thế, tôi đã đến những nơi cầu nguyện để sống điều gì? Phải chăng là nơi gặp gỡ Thiên Chúa và muôn dân hay là nơi của những thủ đoạn và tính toán chỉ lợi cho bản thân?

Ước gì nơi thánh thiêng giúp chúng ta trở thành con người thánh với những tâm tình và hoạt động thánh!

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ Sáu Tuần III Phục Sinh, Ga 6, 52-59: Chúa và con nên một

Thứ Sáu Tuần III Phục Sinh, Ga 6, 52-59 Chúa và con nên một Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tại hội đường Caphacnaum khi Chúa Giêsu tuyên...

Thứ Năm Tuần III Phục Sinh, Ga 6,44-51: “Tôi là bánh trường sinh”

Thứ Năm Tuần III Phục Sinh, Ga 6,44-51 “Tôi là bánh trường sinh” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Đọc Tin Mừng Nhất Lãm và Thư thứ I...

Thứ Tư Tuần III Phục Sinh, Ga 6,35-40 : “Ai đến với tôi, không hề phải đói…”

Thứ Tư Tuần III Phục Sinh, Ga 6,35-40 “Ai đến với tôi, không hề phải đói...” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Dù sống giữa thế giới có...

Thứ Ba Tuần III Phục Sinh, Ga 6,30-35: Cuộc sống bất tử cần “bánh trường sinh”

Thứ Ba Tuần III Phục Sinh, Ga 6,30-35 Cuộc sống bất tử cần “bánh trường sinh” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người Việt Nam ta thường dùng...

Thứ Hai Tuần III Phục Sinh, Ga 6,22-29: Khát vọng Tuyệt Đối

Thứ Hai Tuần III Phục Sinh, Ga 6,22-29 Khát vọng Tuyệt Đối Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng chúng ta nhận thấy có nhiều người tìm...

Thứ Bảy Tuần II Phục Sinh, Ga 6,16-21: “Thầy đây, đừng sợ”

Thứ Bảy Tuần II Phục Sinh, Ga 6,16-21 “Thầy đây, đừng sợ” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay khá ngắn, nhưng tường thuật khá...

Thứ Sáu Tuần II Phục Sinh, Cv 5,34-42; Ga 6,1-15: Chúa cần con cộng tác

Thứ Sáu Tuần II Phục Sinh, Cv 5,34-42; Ga 6,1-15 Chúa Cần Con Cộng Tác Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Sống tâm tình niềm vui Mùa Phục...

Thứ Năm Tuần II Phục Sinh, Ga 3,31-36: Nhân chứng giữa đời

Thứ Năm Tuần II Phục Sinh, Ga 3,31-36 Nhân Chứng Giữa Đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thời gian gần đây, dư luận xôn xao vụ anh...

Thứ Tư Tuần II Phục Sinh, Ga 3,16-21: Thiên Chúa vẫn mãi yêu thế gian

Thứ Tư Tuần II Phục Sinh, Ga 3, 16-21 Thiên Chúa Vẫn Mãi Yêu Thế Gian Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Để cảm nghiệm được tình yêu...

Thứ Ba Tuần II Phục Sinh, Cv 4,32-37; Ga 3,7-15: Kitô hữu sống Tin Mừng

Thứ Ba Tuần II Phục Sinh, Cv 4,32-37; Ga 3,7-15 Kitô Hữu Sống Tin Mừng Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Sách Công Vụ Tông Đồ cho chúng...

Thứ Bảy Tuần Bát Nhật Phục Sinh, Cv 4,13-21; Mc 16,9-15 : Sống Lời Chúa Là Loan Tin Mừng

Thứ Bảy Tuần Bát Nhật Phục Sinh, Cv 4,13-21; Mc 16,9-15 Sống Lời Chúa Là Loan Tin Mừng Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Các con hãy đi...

Thứ Sáu Tuần Bát Nhật Phục sinh, Cv 4,1-12: Làm chứng cho Chúa như thế nào?

 Thứ Sáu Tuần Bát Nhật Phục sinh, Cv 4,1-12 Làm chứng cho Chúa như thế nào? Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Để có thể biết lời làm...