Thứ Sáu, 25 Tháng 4, 2025

LÀM GÌ, KHÔNG LÀM GÌ TRONG NGÀY SABÁT? (Bài suy niệm Thứ 3 tuần II TN, lễ thánh Agnes, TNtđ) – Mai Thi

 

LÀM GÌ, KHÔNG LÀM GÌ TRONG NGÀY SABÁT?

(Bài suy niệm Thứ 3 tuần II TN, lễ thánh Agnes, TNtđ)

 

Là người Công giáo, chúng ta rất quen với danh từ “sabát” – (ngày lễ nghỉ). Tuy nhiên việc hiểu cho đúng, thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nhất là áp dụng linh động trong cuộc sống đức tin không phải là điều dễ dàng đối với tất cả mọi người. Đức Giêsu và các môn đệ thời bấy giờ rất nhiều lần phải đối diện với những vấn đề liên quan tới điều này. Chung quanh cuộc tranh luận về luật giữ ngày hưu lễ giữa Chúa Giêsu và người Pharisêu khiến chúng ta khám phá ra chủ đề chính của bài Tin mừng mà Giáo hội chọn đọc trong ngày Thứ 3 tuần II TN hôm nay (Mc 2, 23-28). Vấn đề của mỗi Kitô hữu chúng ta là cần hiểu đúng về ngày sabát và trong ngày lễ nghỉ ấy chúng ta làm gì, không làm gì mới đúng ý Thiên Chúa? 

  1. Hiểu thế nào về ngày sabát?

Đối với luật của Dothái giáo, ngày sabát là mỗi ngày Thứ bảy, ngày thánh được Thiên Chúa quy định cho con cái loài người nghỉ ngơi các công việc lao nhọc hằng ngày của mình và thờ phượng Ngài. Sách Xuất Hành chỉ cho con cái Israel những điều phải làm và không làm trong ngày thánh đó: “Ngươi hãy nhớ ngày sabát, mà coi đó là ngày thánh. Trong sáu ngày, ngươi sẽ lao động và làm mọi công việc của ngươi. Còn ngày thứ bảy là ngày sabát kính Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi. Ngày đó, ngươi không được làm công việc nào, cả ngươi cũng như con trai con gái, tôi tớ nam nữ, gia súc và ngoại kiều ở trong thành của ngươi” (Xh 20, 8-10). Việc tuân giữ ngày sabát cũng là một dấu hiệu cho thấy rằng dân Israel là dân riêng, là dân giao ước của Thiên Chúa (x. Xh 31, 12-13; Is 56, 1-8; Gr 17, 19-27).

Bước sang thời Tân Ước, Kitô giáo tiếp tục gìn giữ ngày nghỉ lễ nhưng có những thay đổi về ý nghĩa cũng như thời gian mừng: ngày sabát là ngày thứ nhất trong tuần, tưởng niệm việc Chúa Giêsu Kitô chiến thắng sự chết và Phục Sinh vinh hiển. Sau khi Chúa Kitô phục sinh, ngày Chúa Nhật được tách biệt riêng ra, đó là ngày thánh, ngày của Chúa để tưởng nhớ đến sự phục sinh của Ngôi Hai Thiên Chúa (x. Cv 20, 7; 1Cr 16, 2). Từ đó về sau, các tín đồ của Chúa Kitô chọn ngày thứ nhất trong tuần làm ngày sabát của họ. Như vậy, trong cả hai tôn giáo, Dothái giáo lẫn Kitô giáo đều có sáu ngày làm việc và một ngày nghỉ ngơi và thờ phượng Thiên Chúa.

  1. Làm gì ngày sabát?

Mục đích chính mà Đức Chúa Trời tạo dựng nên ngày sabát và muốn dân Israel tuân giữ ngày sabát như được đề cập đến trong các sách Ngũ-Kinh là vì chính con người, để mang ơn phước tốt lành đến cho con người, để bày tỏ lòng yêu thương cùng ân huệ tốt lành trọn vẹn của Thiên Chúa dành cho họ. Tiên tri Isaia đã đề nghị rằng chúng ta nên ngừng làm những điều theo ý thích của mình và phải “gọi ngày sabát là ngày vui thích, coi ngày thánh của Chúa là đáng kính” (Is 58, 13).

Luật của những tín đồ theo Dothái giáo, trong ngày sabát có 39 việc cấm làm:

Cấm gặt hái, cấm đập lúa, cấm nấu nướng.

Cấm mang gánh nặng tương đương với 2 trái vả khô.

Cấm sinh hoạt việc vợ chồng.

Cấm các dự định sẽ làm trong ngày sabát như dự định đi mua bán, kéo nước, đi du lịch, săn thú, săn chim, nhóm lửa, cưỡi lừa, đi tàu ngoài biển, đánh giặc…vv. Ai vi phạm luật sẽ bị phạt, có khi tới mức phải chết. Một ví dụ cụ thể về gặt lúa được ghi trong sách luật như sau: “Khi ngươi vào đồng lúa của kẻ lân cận, thì được phép lấy tay rứt gié lúa, nhưng chớ đặt lưỡi hái vào đồng lúa của kẻ lân cận” (Đnl 23, 25).

Còn Chúa Giêsu đã dạy rõ ràng qui tắc chung áp dụng trong vấn đề này rằng: ngày sabát được lập ra vì lợi ích của con người (x. Mc 2, 27), nên điều gì có lợi cho con người thì được phép làm. Mục đích của ngày sabát là cho chúng ta một ngày nào đó trong tuần để hướng các ý nghĩ và hành động của mình đến Thiên Chúa. Đó không phải thuần túy là một ngày chỉ để nghỉ làm việc thể xác nhưng là một ngày dành cho những việc thiêng liêng: dành thời gian để thờ phượng và tôn kính Thiên Chúa. Khi chúng ta nghỉ ngơi các sinh hoạt thường lệ hằng ngày của mình, thì tâm trí của chúng ta được tự do để suy ngẫm các vấn đề thuộc về đời sống linh hồn. Vào ngày này, chúng ta nên lập lại các giao ước của mình với Chúa và nuôi dưỡng linh hồn của mình bằng những sự việc do Chúa Thánh Linh thúc đẩy.

Đối với tinh thần sống ngày sabát, Chúa Giêsu phán rằng: “Vì loài người mà lập ngày sabát chớ chẳng phải vì ngày sabát mà dựng nên loài người” (Mc 2, 27), đây là mục đích mà Đức Chúa Trời tạo nên ngày nghỉ. Chính vì thế ngay cả những việc không được sách luật nói tới nhưng gắn liền với sự sống con người thì vẫn cứ được làm nếu không muốn nói là buộc phải làm: ví dụ nhu cầu ăn uống, những nhu cầu thuộc tinh thần, thuộc đời sống tâm linh,….vv. Chúa Giêsu đã không phán xét và đòi buộc người ta đến mức bắt chẹt như người Biệt Phái và Pharisêu: Người nhấn mạnh đến việc phải lấy tình thương để giải quyết nhu cầu của con người hơn là khăng khăng giữ các luật lệ một cách cứng nhắc. Vì cần phải ăn để duy trì sự sống như trường hợp các tông đồ hay như vua Đavít khi đói bụng thì không được coi là vi phạm luật ngày hưu lễ. Cũng vậy trong các lãnh vực y tế sức khỏe, đời sống đức tin, các việc thuộc về sự sống linh hồn…. đều được làm trong ngày sabát nếu đó là nhu cầu, là yếu tố giúp người ta lớn lên trong đời sống.

  1. Không làm điều Thiên Chúa không muốn.

Trong bài Tin mừng hôm nay chúng ta thấy một số người lãnh đạo dân Dothái chỉ trích Chúa Giêsu Kitô đã làm thinh khi các môn đệ bứt lúa ăn trong ngày sabát. Chúa Giêsu đã nhắc những người có nhiệm vụ nắm giữ lề luật trong tay nhớ rằng ngày sabát được lập ra vì lợi ích của con người. Vậy với Chúa Giêsu, trong ngày sabát chúng ta chỉ không được phép làm những điều Thiên Chúa không muốn mà thôi.

Có thể kể ra đây một loạt những việc không được phép làm trong ngày sabát:

– Không trách móc, không lên án như các Biệt Phái và Pharisêu.

– Không tranh giành, không bè phái, ghen ghét, ích kỷ.

– Không cáu gắt, đôi co cãi vã, phân bì, làm những việc gây hại cho người khác….

Tóm lại: Đối với đời sống đức tin trưởng thành của con cái Thiên Chúa, để duy trì và phát triển quân bình đời sống con người, một đàng chúng ta cần cố gắng nhiệt thành làm việc tích cực để sinh lợi thêm của cải vật chất nhưng bên cạnh đó cũng phải có ngày nghỉ, có thời gian riêng khả dĩ tìm lại ý nghĩa cho đời sống thiêng liêng của mình. Luật ngày nghỉ lễ trước hết và trên hết là vì ích lợi cho con người, đây mới là điều Chúa muốn, là điều chúng ta xây dựng, bảo vệ và khuyến khích nhau thực hiện.

 

Mai Thi

 

* Bài viết có tham khảo từ một số trang web.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ Sáu Tuần XII Thường niên, Mt 8,1-4: Chạy lại với Chúa nhận ơn chữa lành

Thứ Sáu Tuần XII Thường niên, Mt 8,1-4 Chạy lại với Chúa nhận ơn chữa lành Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay mô tả...

Thứ Năm Tuần XII Thường niên, Mt 7,21.24-27: Đời hạnh phúc khi sống Tám Mối Phúc

Thứ Năm Tuần XII Thường niên, Mt 7,21.24-27  Đời hạnh phúc khi sống Tám Mối Phúc Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Đoạn Tin Mừng hôm nay...

Thứ Ba Tuần XII, Thường niên, Mt 7,6.12-14: Sống tương quan ba chiều

Thứ Ba Tuần XII, Thường niên, Mt 7,6.12-14 Sống tương quan ba chiều Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đọc Tin mừng hôm nay, có một số người...

Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn Đơn Dương – Trao Tác Vụ Đọc Sách & Giúp Lễ

ĐAN VIỆN XITÔ THÁNH MẪU CHÂU SƠN ĐƠN DƯƠNG TRAO TÁC VỤ ĐỌC SÁCH & GIÚP LỄ Vào lúc 5h30’, ngày 25/03/2023, Đan Viện Xitô Thánh...

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm)

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm) M. Lasan Châu Sơn Trong khung cảnh huy hoàng của...

Con biết con cần Chúa – Con biết Chúa cần con – Suy niệm Tin Mừng: Mt 1,18-24 – CN IV MV, năm A

CON BIẾT CON CẦN CHÚA - CON BIẾT CHÚA CẦN CON Suy niệm Tin Mừng: Mt 1,18-24 Chúa nhật IV Mùa vọng, Năm A M. Lasan...

Tình yêu tự hủy của Vua Kitô

TÌNH YÊU TỰ HỦY CỦA VUA KITÔ SNTM Lc 23, 35-43; Chúa Kitô - Vua vũ trụ, Chúa nhật 34, Năm C Lasan Châu Sơn Một điều...

Tôi tin một cuộc sống đời đời

TÔI TIN MỘT CUỘC SỐNG ĐỜI ĐỜI Suy niệm Lời Chúa: Mcb 7,1-2.9-14; Lc 20,27-38; Chúa nhật 32 Thường niên, Năm C M. Lasan Châu Sơn Chúng...