Thứ ba, 14 Tháng Một, 2025

Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, Lc 3,15-16.21-22: Người môn đệ của Đức Giêsu sống tinh thần tự hủy

 

 

NGƯỜI MÔN ĐỆ CỦA ĐỨC GIÊSU SỐNG TINH THẦN TỰ HỦY

 (Lc 3,15-16.21-22)

M. Giuse Tuấn, Phước Lý 

Khi chúng ta lãnh nhận phép Rửa tội, Chúa Giêsu cũng muốn chúng ta tham dự vào mầu nhiệm sự chết và sống lại của Ngài. Trong nghi thức rửa tội, chúng ta được dìm trong nước hoặc đổ nước trên đầu để chỉ việc tẩy rửa khỏi tội tổ tông và mọi tội riêng, được sinh lại làm con cái của Chúa và gia nhập vào Giáo Hội. Khi đó, chúng ta trở thành con cái của Chúa, trở thành môn đệ của Ngài, mà đã là môn đệ của Chúa, chúng ta được mời gọi sống tinh thần tự hủy như Ngài. 

Hôm nay, Chúa Nhật cuối cùng của Mùa Giáng sinh, Giáo Hội mừng kính lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa. Lễ này được dành để kỷ niệm việc Chúa Giêsu chịu phép rửa của thánh Gioan Tẩy giả tại sông Jordan. Tin Mừng cho ta thấy có hai nhân vật chính: Gioan Tẩy giả và Đức Giêsu. Trong hai người, Gioan Tẩy giả là người phàm, đến trước để loan báo: “Tôi, tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi dép cho Người” (Lc 3,16). Còn Đức Giêsu là Thiên Chúa, đến sau để giải phóng nhân loại.

Để chu toàn nhiệm vụ loan báo và thực thi nhiệm vụ của mình, Gioan Tẩy giả phải thực hiện tinh thần tự hủy hoàn toàn. Vậy ông thực hiện như thế nào? Thưa, ông Gioan chấp nhận trở nên nhỏ bé để Đức Giêsu được lớn lên. Ông chịu lùi vào bóng tối để Đấng đến sau ông được tỏa sáng: “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại”. Đây là thái độ sống tự hủy theo gương Chúa Giêsu nơi Gioan, không những là thái độ nhân bản, mà là tư cách của những ai thuộc về gia đình của Thiên Chúa. Đó cũng chính là sự hiếu thảo của những ai nhìn nhận Thiên Chúa là Cha: Để cho Thiên Chúa được nổi bật trong đời sống của mình. Do đó, ông Gioan Tẩy giả ăn chay, cầu nguyện trong sa mạc để dọn đường chờ đón Chúa đến, nghĩa là ông hoàn toàn xóa mình đi, coi mình không là gì cả, có như thế Đấng mà ông loan báo mới được nổi bật lên: “Người phải nổi bật lên, còn tôi phải lu mờ đi” (Ga 3,30).

Còn mỗi người chúng ta ngày hôm nay thì sao? Chúng ta là môn đệ của Chúa, chúng ta sống tinh thần tự hủy như thế nào? Thưa, đó là chúng ta loan báo hay rao giảng không phải vì mình, nhưng vì Đấng mà mình rao giảng. Có nghĩa là chúng ta cần phải sống tinh thần tự hủy, sống theo lề luật của Chúa, tự xóa mình đi như thánh Gioan Tẩu giả khi thực hiện công việc này. Hơn nữa, để sống được tinh thần tự hủy này, chúng ta là môn đệ của Chúa hãy học mẫu gương tự hủy của Đức Giêsu. Ngài là Đấng vô tội, đã tự đồng hóa với tội nhân qua cử chỉ dìm mình trong dòng nước, đồng thời Chúa Giêsu loan báo chính cái chết mà Ngài sẽ trải qua. Phép rửa trong sông Jordan là hình bóng của phép rửa đích thực mà Chúa Giêsu sẽ thực hiện, đó là cái chết của Ngài. Từ cạnh sườn Người khi máu và nước chảy ra, Chúa Giêsu đã khai mở một dòng sông mới để từ đó tất cả những ai đến dìm mình vào đều nhận được sức sống mới.

Chịu phép rửa là khởi đầu một cái chết, là bước vào một cuộc chiến đấu, chiến đấu chống lại con người cũ của tội lỗi, chiến đấu chống lại không biết bao nhiêu cơn cám dỗ trong và ngoài con người của chúng ta. Chiến đấu chống lại không biết bao nhiêu sức mạnh của sự chết như ích kỷ, hận thù, chia rẽ, đố kỵ…

Mừng Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa hôm nay, Giáo Hội muốn nhắc nhở chúng ta về chính những cam kết mà chúng ta đã đoan hứa trong ngày lãnh nhận Bí tích Rửa tội, đó là cùng chết với Đức Kitô để được sống lại với Ngài. Hằng ngày mỗi lần chúng ta giơ tay làm dấu Thánh giá là mỗi lần chúng ta được mời gọi để nhớ lại lời cam kết ấy. Lời cam kết ấy giúp chúng ta sống tinh thần tự hủy, tự xóa mình: coi mình chẳng là gì cả, như một người nhỏ bé không có gì là quan trọng, không cố ý làm gì để lôi kéo sự chú ý của người khác. Nhất là không bao giờ đòi hỏi ý riêng của mình phải được thực hiện, mà trái lại sẵn sàng thực hiện thánh ý Thiên Chúa. Như thế, Thiên Chúa mới làm chủ cuộc đời mình. Phải nhớ rằng chúng ta chỉ là một loài thụ tạo của Thiên Chúa. Chúng ta được dựng nên bằng tình yêu thương của Ngài, nên phải đáp trả lại tình yêu đó bằng cách để cho Thiên Chúa lớn lên trong cuộc đời chúng ta, để cho chúng ta lệ thuộc vào Ngài.

Lạy Chúa, xưa kia Chúa đã đến dòng sông Jordan để chịu phép rửa bởi Gioan Tẩy giả, xin Chúa cho chúng con cũng luôn biết sống khiêm nhường, tự hủy mình ra không để dìm mình vào trong chính cái chết của Chúa Giêsu, và trong con đường tử nạn của Ngài. Nhờ đó, chúng con mới trở thành một con người mới, con người thánh thiện vượt qua khỏi những cám dỗ và yếu đuối trong cuộc sống. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Có Mẹ đồng hành

    CÓ MẸ ĐỒNG HÀNH (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) M....

08/09 Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, Mt 1,1-16.18-23: Đức Maria cực trinh cực sạch

  ĐỨC MARIA CỰC TRINH CỰC SẠCH (Mt 1,1-16.18-23) M. Eusebia Hương,...

08/09 Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, Mt 1,1-16.18-23: Mừng Sinh Nhật Mẹ

MỪNG SINH NHẬT MẸ (Mk 5,1-4a; Rm 8,28-30, Mt 1,1-16.18-23) Đan...

11/7 Lễ thánh phụ Biển Đức, Mt 19,27-29: Từ bỏ mọi sự để theo Chúa

TỪ BỎ MỌI SỰ ĐỂ THEO CHÚA (Mt 19,27-29) M. Phaolô...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa Bước Xuống Để Nâng Ta Lên

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa Bước Xuống Để Nâng Ta Lên Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa là...

Chúa nhật Chúa Hiển Linh (Mt 2,1-12) Con quyết đi tìm Ngài trong cuộc sống

Chúa nhật Chúa Hiển Linh, Mt 2,1-12 Con Quyết Đi Tìm Ngài Trong Cuộc Sống Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm cứ vào mùa Giáng...

Lễ Hiển Linh: Tìm ai hay tìm cái gì

    Chúa Nhật Chúa Hiển Linh 05.01.2025 TÌM AI HAY TÌM CÁI GÌ (Mt 2,1-12) M. Bosco, Phước Sơn Lễ Hiển Linh là lễ kỷ niệm việc Chúa tỏ...

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình an của Thiên Chúa luôn ở cùng chúng ta

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình An Của Thiên Chúa Luôn Ở Cùng Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Kỳ diệu thay Đấng là Mẹ Thiên Chúa

  KỲ DIỆU THAY ĐẤNG LÀ MẸ THIÊN CHÚA (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) Trường Kha, Phước Lý Tình mẫu tử cũng chính là tình cảm mãi...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Có Mẹ đồng hành

    CÓ MẸ ĐỒNG HÀNH (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) M. Luca Ngọc, Phước Thiên Ngày đầu năm mới dương lịch, Giáo Hội cho chúng ta mừng...

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia đình thánh giữa đời thường

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia Đình Thánh Giữa Đời Thường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm,...

Lễ Thánh Gia, Lc 2,41-52: Hiếu Nghĩa

    HIẾU NGHĨA (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) M. David, Vĩnh Phước Qua các bài đọc trong Lễ Thánh Gia hôm nay, Giáo Hội cho ta chiêm...

Lễ Thánh Gia Thất, Lc 2,41-52: Gia Đình Thánh

  GIA ĐÌNH THÁNH ( Lc 2,41- 52)  M. Têrêsa Avila, Phước Hải Gia đình là nền tảng của Giáo Hội và xã hội, bởi gia đình đóng...

Giáng Sinh – Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời đã làm người và sống giữa chúng ta

Giáng Sinh - Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Giáng Sinh – Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô – Mặt Trời Công Chính

Giáng Sinh - Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, muôn dân đã được thấy ơn...

Giáng Sinh – Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu nhau muôn sự chẳng nề…”

Giáng Sinh - Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu Nhau Muôn Sự Chẳng Nề…” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong khung cảnh huy hoàng của Đêm Thánh vô...