Chủ Nhật, 27 Tháng 4, 2025

Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19: Ý thức lập trường của chính mình

 

 

Ý THỨC LẬP TRƯỜNG CỦA CHÍNH MÌNH

(Mt 16,13-19)

Mai Lệ Thi, Phước Thiên

 ‘Lập trường’ là yếu tố cần thiết một người cần có trong cuộc sống, nhưng ý thức lập trường của chính mình còn là điều cần thiết hơn. Bài Tin mừng hôm nay thánh sử Mathêu thuật lại những việc Đức Giêsu làm khi Thầy trò đi rao giảng. Ngài thực hiện quyền năng Thiên Chúa qua việc chữa bệnh và hóa bánh ra nhiều, dân chúng đã ngộ nhận Đức Giêsu với các ngôn sứ như: “Kẻ thì nói là ông Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Êlia, có người lại cho là ông Giêrêmia hay một trong các vị ngôn sứ” (Mt 16,14). Qua đó, Đức Giêsu nhận thấy niềm tin của dân chúng và các tông đồ còn mù mờ, nên Ngài muốn các ông xác tín niềm tin và nói lên lập trường của chính mình về Ngài. Ngài đã chất vấn các ông: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?”

Ông Simon Phêrô đã thay anh em trả lời: “Thầy là Đấng Kitô Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16). Lời tuyên tín này không phải tự bản thân hay một ai dạy cho ông Phêrô nhưng là chính Thiên Chúa mặc khải cho ông. Thiên Chúa muốn dùng Phêrô để nói thay cho mọi tông đồ về niềm xác tín của mình. Hơn nữa, Thiên Chúa muốn các môn đệ “ý thức lập trường của chính mình” để rồi sau này chính các ông là những người sẽ tiếp nối sứ vụ của Đức Giêsu rao giảng về lập trường này; và Thiên Chúa cũng biết các môn đệ chỉ có thể cho người khác cái mà các ông có.

Quả thật, “Sau lời tuyên xưng đức tin của Phêrô, Đức Giêsu đã mời gọi Phêrô đứng lên để cùng cộng tác trong công trình xây dựng Hội thánh của Ngài: “Phêrô! con là đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội thánh của Thầy” (Mt 16,18). Vị Giáo hoàng tiên khởi, với biết bao yếu đuối sa ngã, cuối cùng đã lấy cái chết của mình để xác minh chân lý thập giá. Từ chỗ muốn dạy cho Thầy mình về sự khôn ngoan của thế gian đến việc khám phá và ôm ấp giá trị sâu xa sự điên rồ của Thiên Chúa. Từ chỗ phủ nhận và ngăn chặn Thầy mình bước đi trên con đường khổ đau, đến việc chính mình anh dũng tiến vào. Dù bị đe dọa trước Thượng Hội Đồng ông vẫn kiên định với sứ vụ của mình khi quả quyết: “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người phàm” (Cv 5,29). Nhưng nhờ đâu mà Phêrô có được thái độ và hành vi hào hùng đó? Phải chăng chính nhờ niềm xác tín vào Đức Giêsu, Đấng ông đã tuyên xưng. Nếu không có xác tín, hẳn ông đã chẳng dám theo[1].

Chúng ta có thể ví cuộc đời của thánh Phaolô giống như dụ ngôn ‘thương gia đi tìm viên ngọc quý’, khi đã tìm thấy rồi ông bán tất cả để mua viên ngọc đó. Biến cố gặp gỡ Đấng Phục Sinh trên đường Damas thánh Phaolô đã tìm được lẽ sống cho chính mình, ông xác tín: “Tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa của tôi” (Pl 3,8). Thật vậy, trước kia ông luôn tự hào với truyền thống của cha ông và làm mọi cách để bảo vệ niềm tin của cha ông ngay cả việc bắt tất cả những người theo “Đạo” và đưa về Giêrusalem trừng phạt (x. Gl 1,14; Pl 3,5-6; Cv 22,3; 23,6; 26,5). Nhưng Đức Kitô Phục Sinh đã cho ông thấy việc biết Ngài mới là mối lợi trên mọi mối lợi. Từ đó, vì Đức Kitô ông đành mất tất cả, và coi những vinh quang hay khổ đau như rác, điều quan trọng là biết Người và kết hợp với Người (x. Pl 3,9). Và cũng từ đó cuộc đời của ông Phaolô đã đánh đổi tất cả vì Đức Kitô. Ngài đã không ngừng nỗ lực ra đi rao giảng Tin mừng, thành lập và luôn có trách nhiệm với các cộng đoàn. Nhất là những gian nan ngài phải chịu trong ba cuộc hành trình truyền giáo và trước cái chết ngài vẫn giữ vững lập trường của mình là nói lên niềm tự hào vì đã tin và rao giảng Tin mừng của Đức Giêsu với niềm xác tín chính Chúa sẽ ban cho ngài phần thưởng người công chính (x. 2Tm 4,6-8).

Thật vậy, nhờ ý thức lập trường của chính mình về Đức Kitô, thánh Phêrô đã can đảm bước theo con đường Đức Giêsu đã đi. Cũng nhờ ý thúc lập trường của mình về Đức Giêsu mà thánh Phaolô quên đi chặng đường đã qua và lao mình về phía trước để được chính đức Kitô và kết hợp với Người. Noi gương hai thánh Phêrô và Phaolô chúng ta cũng cần phải ý thức lập trường của mình về Đức Kitô để xác định Đức Kitô là đối tượng duy nhất của lòng trí mình. Nhất là dám đánh đổi tất cả vì Đức Kitô trong chính đặc sủng và ơn gọi của mình.

_____________________________

[1] Huệ Minh, https://giaophanvinhlong.net/-Thay-la-Duc-Kito-Con-Thien-Chua-hang-song-.html

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Có Mẹ đồng hành

    CÓ MẸ ĐỒNG HÀNH (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) M....

08/09 Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, Mt 1,1-16.18-23: Đức Maria cực trinh cực sạch

  ĐỨC MARIA CỰC TRINH CỰC SẠCH (Mt 1,1-16.18-23) M. Eusebia Hương,...

08/09 Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, Mt 1,1-16.18-23: Mừng Sinh Nhật Mẹ

MỪNG SINH NHẬT MẸ (Mk 5,1-4a; Rm 8,28-30, Mt 1,1-16.18-23) Đan...

11/7 Lễ thánh phụ Biển Đức, Mt 19,27-29: Từ bỏ mọi sự để theo Chúa

TỪ BỎ MỌI SỰ ĐỂ THEO CHÚA (Mt 19,27-29) M. Phaolô...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật II Phục Sinh: Thực hành lòng thương xót

  Chúa Nhật Lòng Thương Xót C THỰC HÀNH THƯƠNG XÓT (Cv 5,12-16; Kh 1,9-11a.12-13.17-19; Ga 20,19-31) TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Khi còn sống nơi dương thế, Chúa...

Chúa Nhật II Phục Sinh: Lòng thương xót

LÒNG THƯƠNG XÓT                                                                                           Teresa Avila Thảo Phước Hải       Trong dòng chảy cuộc đời, có những khoảnh khắc chúng ta cảm nhận...

Lễ vọng Phục Sinh: Lịch sử tình yêu (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

    Lễ Vọng Phục sinh LỊCH SỬ TÌNH YÊU Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Phụng vụ Lời Chúa đêm Vọng Phục Sinh trình bày lịch sử cứu...

Chúa Nhật Phục Sinh: Đấng Phục Sinh toàn thắng

    ĐẤNG PHỤC SINH TOÀN THẮNG (Ga 20,1-9)  Fm. Franz Xaver Kiên (Fatima)      Halleluia, Chúa đã phục sinh! Vâng, sau cùng "Tình Yêu" đích thực của...

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm C (Lc 22,14-23,56): Chết vì yêu

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm C (Lc 22,14-23.56) Chết Vì Yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Leonard da Vinci là một họa sĩ tài ba, nhưng khi vẽ...

Chúa Nhật Lễ Lá, C, Lc 22,14-23,56: Yêu đến cùng

  YÊU ĐẾN CÙNG (x. Is 50,4-7; Pl 2,6-11; Lc 22,14-23,56) Trường Kha, Phước Lý Chúa Nhật Lễ Lá hôm nay là một ngày lễ vui, đồng thời...

Suy niệm Chúa Nhật Lễ Lá: Cởi áo

    Chúa Nhật Lễ Lá CỞI ÁO Án Khảm Lễ Lá đưa ta từ tâm tình phấn khởi hân hoan đến tâm tình buồn phiền thất vọng. Khởi...

Chúa Nhật Lễ Lá – Cánh cửa của Tuần Thánh (Lc 22,14 – 23,56)

    LỄ LÁ - VINH QUANG VÀ THẬP GIÁ M. Ignatio Hoàng Trọng Danh, Châu Thủy Hôm nay, Giáo Hội bước vào tuần lễ đặc biệt, hay...