Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Lời thổn thức từ trái tim yêu (Bài Suy Niệm Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu) – Mai Thi

LỜI THỔN THỨC TỪ TRÁI TIM YÊU

(Bài Suy Niệm Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu)

“Vì loài người chúng ta và để cứu rỗi chúng ta”, Con Thiên Chúa đã nhập thể mặc lấy xác phàm, “trở nên một con người và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1,14).

Khi vào trần gian, Chúa Giêsu chấp nhận đi vào cuộc sống của chúng ta để chia sẻ niềm vui hạnh phúc; đồng thời cảm thông và ngay cả đảm nhận mọi ưu tư, lo lắng, nhất là gánh lấy tội lỗi của cả nhân loại.

Nơi Chúa Giêsu Kitô, một Thiên Chúa trở nên người phàm, hết lòng vì yêu mến Thiên Chúa và hết lòng vì yêu thương con người. Tận đáy lòng mình, Chúa Giêsu luôn hướng về Thiên Chúa Cha và hướng đến toàn thể nhân loại. Từng hơi thở, từng nhịp đập của con tim của Người đều hướng về Cha, về hạnh phúc của con người.

Suốt 33 năm trên trần thế với bao nhiêu ưu tư, bao nhiêu tâm huyết, bao nhiêu lời nói, lời giảng dạy đều là những lời thổn thức phát xuất từ trái tim yêu, đặc biệt lời đó dành cho con người: những kẻ bé mọn, những tấm lòng tan nát khiêm cung. Và ngay cả khi đã về với Chúa Cha, tấm lòng yêu thương đó cũng không dừng lại mà tiếp tục vang lên, tiếp tục lên tiếng, tiếp tục nài xin để nhiều người được hạnh phúc và được ơn cứu độ.

Người nhân ngày mừng lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu hôm nay, chúng ta có thể liệt kê ba lời ngọt ngào, êm dịu và cũng là những lời thổn thức xuất phát từ trái tim của Đấng có tên là Tình Yêu, Đấng trao ban cả chính Thân Mình và trao ban đến giọt máu cuối cùng cho nhân loại.

  1. Lời thứ nhất: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11, 28).

Lời kêu gọi khẩn thiết của Chúa Giêsu dành cho tất cả mọi người, rằng: “hãy đến cùng tôi, tôi sẽ nâng đỡ bổ sức cho”. Với một Thiên Chúa có trái tim con người, Chúa Giêsu nhìn thấu những khó nhọc của kiếp người chúng ta. Người không làm ngơ trước nỗi khổ đau của chúng ta, nhưng muốn nâng đỡ và bổ sức cho. Người không cất khỏi khó nhọc của chúng ta nhưng sẵn sàng ban ơn trợ giúp để chúng ta có thể đón nhận và lướt thắng những khó nhọc ấy.

Biết bao nhiêu lần chúng ta gặp khó khăn trong cuộc sống. Có những lúc chúng ta đối diện và chiến đấu bằng sức của riêng mình. Thậm chí, có khi chúng ta than trách Chúa vì cho rằng Chúa để những khó nhọc đó đến với chúng ta. Không. Chúa không vác thay những gánh nặng cuộc đời chúng ta nhưng cùng vác với chúng ta và nâng đỡ bổ sức cho chúng ta. Chính vì vậy khi nghe lời từ trái tim yêu chúng ta đừng ngại hay chậm trễ chạy đến Chúa mỗi khi chúng ta gặp khó khăn. Hãy lắng nghe những lời thổn thức của Chúa Giêsu để mau chạy đến nép mình vào Trái Tim yêu thương vô bờ bến của Người, để kín múc được nguồn tình yêu của Người. Hãy để cho Chúa Giêsu đưa tay nâng đỡ chúng ta. Hãy tin vào Chúa Giêsu vì Người sẵn sàng nâng đỡ bổ sức cho chúng ta.

  1. Lời thứ hai: “Ta khát” (Ga 19, 28).

Khi Chúa chết trên thập giá, một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra, chảy ra cho đến giọt cuối cùng. Khi sự tàn nhẫn của loài người dùng lưỡi gươm đâm vào trái tim Chúa Giêsu là lúc dòng nước và máu cứu độ tuôn trào. Tuy nhiên khi trao hiến tất cả, khi trao ban cả chính Thân Mình và trao ban đến giọt máu cuối cùng thì cơn khát của Thiên Chúa mới được mãn nguyện: thỏa mãn cơn khát được yêu thương và hiến dâng cho mọi người.

Cái chết trên thập giá của Chúa Giêsu diễn tả sâu xa nhất lời yêu thương của Người. Chết mới diễn tả tất cả, chết mới thốt nên lời. Lời của Chúa Giêsu trên thập tự: “Ta khát” là lời tình yêu, lời thổn thức của kẻ si tình đối với con người, ngay cả khi họ còn ngập tràn tội lỗi. Con tim, nơi chất chứa tình yêu của Chúa Giêsu đối với tha nhân sẽ không bao giờ cạn, tình yêu hy sinh tự hiến với những người xung quanh không bao giờ đắn đo hay tính toán nay trở nên Thánh Tâm yêu thương. 

Trái Tim Chúa đang đổ hết sức sống và tình yêu của Người ra nhằm rửa sạch tội lỗi con người, để họ trở thành tạo vật mới, thánh thiện, trong sạch đẹp lòng Chúa. Lời “Ta khát” diễn tả trọn vẹn khắc khoải đó. Quả vậy, không có một lời nói nào hay một cử chỉ nào hay một khoảng thinh lặng nào của Chúa Giêsu lại không nói lên tình yêu mãnh liệt và vĩnh cửu, không chứng minh nỗi khát khao của Người đối với nhân loại chúng ta.

  1. Lời thứ ba: Chúa Giêsu nói với thánh nữ Margaret Mary Alacoque.

Ngày 23 tháng 08 năm 1856, Đức Piô IX đã ấn định rằng, Đại Lễ Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu sẽ được cử hành trên toàn Giáo hội vào ngày thứ Sáu đầu tiên sau tuần Bát Nhật Kính Mình và Máu Thánh Chúa.

Trong những lần thị kiến của thánh nữ Margaret Mary Alacoque, Chúa Giêsu yêu cầu thánh nữ xin giáo quyền cử hành lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu vào thứ Sáu sau lễ Mình Máu Thánh Chúa, để đền bù sự vô ơn bạc nghĩa của loài người đối với sự hy sinh cao cả của Chúa Giêsu. Ngang qua vị tông đồ của Thánh Tâm này, chúng ta có thể sơ lược kể về những lời xuất phát từ trái tim, những thổn thức của Chúa Cứu Thế tỏ lộ với nhân loại chúng ta.

Vào ngày 27 tháng 12 năm 1673, trong thị kiến đầu tiên của 4 đại thị kiến, Chúa Giêsu đã nói với Thánh Nữ Margareta Maria Alacoque rằng: “Thánh Tâm Ta bừng cháy vì Tình Yêu đối với nhân loại, và đặc biệt là đối với con, đến độ những ngọn lửa của lò lửa này không thể tự giữ lại trong chính nó được nữa. Vì thế nó phải được trải rộng ra qua con, nó phải được mặc khải để làm phong phú hóa nhân loại với những kho tàng quý giá mà Ta sẽ tiết lộ cho con. Những kho tàng ấy sẽ chứa đựng những ân sủng mà chúng giúp con người đạt tới được ơn cứu độ, cũng như sẽ kéo họ ra khỏi vực thẳm sự dữ. Còn con, một vực thẳm của sự bất xứng và của sự thiếu hiểu biết, nhưng Ta đã chọn con để thi hành kế hoạch vĩ đại này, vì chỉ có mình Ta mới là Đấng hoàn tất công trình này”.

Trong cuộc thị kiến thứ tư vào tháng 06 năm 1675, Chúa Giêsu đã hiện ra với Thánh Nữ và nói về Đại Lễ Kính Thánh Tâm như sau: “Hãy nhìn Thánh Tâm Ta, Thánh Tâm đã rất yêu thương nhân loại để biểu lội cho nhân loại thấy Tình Yêu của Ta. Điều mà Ta nhận được hầu hết chỉ là sự vô ơn thông qua những sự bất kính và những điều phạm thánh, thông qua sự nguội lạnh và sự khinh mạn dể duôi mà con người đã bổ sung cho Ta trong Bí Tích Tình Yêu này. Tuy nhiên, sự đớn đau nhất đối với Ta lại chính là các Linh Hồn mà họ đã được thánh hiến cho Ta, nhưng đang chống lại Ta”.

Như vậy, tâm tình xứng hợp cũng như phương thế khiến chúng ta tôn thờ, yêu mến, đền tạ và tận hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu là lắng nghe những lời thổn thức của Người để mau mắn thực hiện khát khao của Người. Không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa trước, nhưng chính Thiên Chúa đi bước trước để yêu thương con người ngay khi con người chẳng có gì đáng yêu cả, ngay khi con người vẫn còn là các tội nhân. “Chính Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Ngài đến làm của lễ đền tội cho chúng ta”. Đó là mạc khải quan trọng, là tiền đề cho những lời xuất phát từ trái tim yêu đã, đang và tiếp tục gởi đến chúng ta.

Mai Thi

* Tham khảo một số bài viết trên Internet.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

“Ánh trăng” trong đan viện

“ÁNH TRĂNG” TRONG ĐAN VIỆN Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Thuở...

“Ngươi phải thờ cha kính mẹ” – Suy niệm Lời Chúa Thánh Lễ Mồng Hai Tết

“NGƯƠI PHẢI THỜ CHA KÍNH MẸ” Suy niệm Lời Chúa:...

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm)

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng...

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19: Hai cách làm chứng

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19 HAI...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...