Thứ Tư, 19 Tháng 3, 2025

MỒNG MỘT TẾT KỶ HỢI (St 1,14-18; Pl 4,4-8;Mt 6,25-34)

 

MỒNG MỘT TẾT KỶ HỢI

(St 1,14-18; Pl 4,4-8;Mt 6,25-34)

FM. Montfort Phap-CT

Khi mà tiết trời se lạnh ùa về, khi mà những tàn cây xù xì, già cỗi nhường chỗ cho những chồi non mơn mởn xuất hiện, là y như rằng tết đến xuân về. Các bài đọc trong thánh lễ đầu năm mới này cho chúng ta ba ý tưởng sau:

1. Năm mới thì phải mới  Kết quả hình ảnh cho tết

Ở bài đọc1: Sách Sáng Thế tường thuật cho chúng ta về công trình sáng tạo vũ trụ, sáng tạo thế giới của Thiên Chúa. Thiên Chúa sáng tạo vũ trụ từ hư vô, từ cái không có trở nên có, từ cái lộn xộn, hoang tàn trở nên trật tự và ngăn nắp. Và rồi, kết thúc cuộc sáng tạo, sách Sáng Thế ghi lại: “Thiên Chúa thấy thế rất là tốt đẹp”. Điều quan trọng là ở chỗ này, đó là Thiên Chúa biết biến đổi từ cái không thể trở thành cái có thể, từ cái cũ trở nên cái mới và cái mới luôn mang sự hoàn hảo và tốt đẹp. Vậy nên, bước sang năm mới này, những cái gì là cũ kĩ, già cỗi của năm cũ, những thất bại, những tội lỗi, những thiếu sót, những điều làm chúng ta mất lòng Chúa, mất lòng bà con lối xóm, mất lòng anh chị em trong cộng đoàn, chúng ta hãy vứt nó lại sau lưng, hãy mặc cái gì mới, cái gì hoàn hảo, cái mà Thiên Chúa bảo là tốt đẹp trong năm mới này.

2.Năm mới thì phải vui

Khi vứt bỏ được cái cũ và sắm cho mình những hành trang mới, thì đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ có niềm vui. Vâng, đó chính là thái độ của thánh Phaolo mời gọi chúng ta trong bài đọc 2: “Anh em hãy vui luôn trong Chúa, tôi nhắc lại, vui lên anh em”. Tết là phải vui, tết mà buồn thì có lẽ không ai mong tết cả. Ai mà có tâm trạng buồn thì tết chắc chắn sẽ không vui. Vì cụ Nguyễn Du nói rằng: Người buồn thì cảnh có vui đâu bao giờ. Và các niềm vui này, không ai khác là chúng ta tự tạo niềm vui cho chính mình, tự tạo niềm vui cho nhau. Thiên Chúa đã tạo nên những ngày xuân, việc của chúng ta là hãy sử dụng những ngày xuân đó sao cho vui vẻ, sao cho văn minh và văn hóa. Thánh Phaolo nói: anh em hãy vui luôn trong Chúa, nghĩa là niềm vui chúng ta kiến tạo cho mình, kiến tạo cho nhau phải nằm trong sự cho phép của Thiên Chúa, trong đường lối và huấn lệnh của Người.

3. Năm mới là phải có sự bình an

Ngày tết chúng ta luôn cầu chúc cho nhau được mọi sự may lành, được sự chúc lành của Chúa. Điều đó, đồng nghĩa với mong ước sang năm mới chúng ta được bình an. Và sự bình an này, mời gọi chũng ta hãy tín thác vào Chúa, hãy cộng tác với Chúa để trao ban bình an cho người khác. Vâng, đó là lời mời gọi của Chúa Giêsu trong Tin mừng hôm nay. Chúa bảo chúng ta đừng lo lắng cho ngày mai, ngày nào có sự khốn khó của ngày. Chúng ta hãy phó thác mọi sự cho Chúa. Điều này Thiên Chúa không mời gọi chúng ta có thái độ ù lì, vô tâm và sống sao cũng được. Chúng ta cũng phải ra sức làm việc, cũng lo lắng cho gia đình, cho cộng đoàn và để xây dựng Giáo hội, xã hội. Thế nhưng, như chim trời, như bông hoa ngoài đồng Thiên Chúa còn không bỏ rơi, phương chi con người chúng ta. Thiên Chúa luôn quan tâm, luôn yêu thương, và lo lắng cho chúng ta.Người biết chúng ta cần gì, muốn gì Người sẽ ban cho, miễn sao điều đó tốt cho chúng ta và cho người khác. Điều cần thiết duy nhất của chúng ta, đó là chúng ta hãy tìm kiếm những gì thuộc về Thiên Chúa, thuộc về thế giới mai sau. Tiền tài, danh vọng cần thiết cho cuộc sống, thế nhưng nó không là tất cả. Và nó không là cùng đích của đời sống Kitô hữu. Và một cách nào đó, tiền tài danh vọng không đem lại bình an đích thực. Bình an đích thực chỉ phát xuất nơi Thiên Chúa và chỉ trong Chúa, bình an mới trọn vẹn.

Ngày đầu năm mới này, chúng ta cùng cầu chúc cho nhau luôn có được sự đổi mới, cả về thể xác lẫn tinh thần, có được niềm vui trọn vẹn trong Chúa và sự bình an đích thực của Chúa. Cuộc đời sẽ vui, ngày tết sẽ thêm ấm nồng khi chúng ta biết trao nhau những gì thân thương đó. Cầu chúc và mong mọi người được những ngày tết và năm mới như thế.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Giuse – Gương khiêm nhường

  Giuse - Gương Khiêm Nhường M. Anton Trần Văn Nhâm, PV      Khi nói đến thánh Giuse chúng ta nghĩ ngay đến một vị thánh...

Thánh Giuse – Người Cha khiêm nhường

  Lễ Thánh Giuse, Bạn trăm năm Đức Maria  (Lc 2,41-51a) M. Phêrô Kim Ngôn Nguyễn Bảo Duy, Phước Hiệp Hôm nay, ngày 19-3, chúng ta cùng với toàn...

Chúa Nhật II Mùa Chay, Lc 9,28b-36: Các môn đệ chịu nhiều gian khổ khi đi theo Chúa Giêsu

    Các môn đệ chịu nhiều gian khổ khi đi theo Chúa Giêsu (Lc 9,28b-36) Fm. Emmanuel Trần Quốc Khánh, Fatima Các môn đệ đã phải chịu đói,...

Chúa nhật II MC – C: Đức tin biến đổi cuộc đời

Chúa nhật II MC - C Lc 9,28b-36  ĐỨC TIN BIẾN ĐỔI CUỘC ĐỜI Các môn đệ chịu nhiều gian khổ khi đi theo Chúa Giêsu. Các môn đệ...

Chúa Nhật I, Mùa Chay, Năm C (Lc 4,1-13) Ba cơn cám dỗ

Chúa Nhật I, Mùa Chay, Năm C (Lc 4,1-13) Ba cơn cám dỗ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu dù là Ngôi Hai Thiên Chúa, nhưng...

Chúa Nhật I Mùa Chay, Lc 4,1-13: Những cám dỗ

    NHỮNG CÁM DỖ M. Bartholomeo Nguyễn Văn Thời, Châu Thủy Ma quỉ là loài xảo quyết nhất trên đời. Ma quỉ tìm mọi cách, mọi mánh...

Chúa Nhật I Mùa Chay, Lc 4,1-13: Cám dỗ

    CÁM DỖ (Lc 4,1-13) Luân An, Phước Lý Sống giữa xã hội Việt Nam hôm nay, chúng ta đang được chứng kiến một sự thanh lọc mạnh...

Chúa Nhật VIII, Thường Niên, Năm C (Lc 6, 39-45) “Người tốt thì lấy ra cái tốt từ lòng mình”

Chúa Nhật VIII, Thường Niên, Năm C (Lc 6, 39-45) “Người tốt thì lấy ra cái tốt từ lòng mình” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Sàng rồi...

Chúa Nhật VIII TN, C, Lc 6,39-45: Những bài học đáng quý

    NHỮNG BÀI HỌC ĐÁNG QUÝ (Lc 6,39-45) M. Eugenio Nguyên, Phước Lý Không như mọi khi, bài giảng hôm nay Chúa Giêsu không nói với đám đông...