Thứ Tư, 25 Tháng 6, 2025

MỘT CON ĐƯỜNG TÂM LINH NGAY THẲNG ĐỂ ĐÓN CHÚA 

Chúa Nhật II, Mv, Năm B

Isaia 40, 1- 5.9 – 11; Pr 3, 8- 14; Mc 1, 1- 8

MỘT CON ĐƯỜNG TÂM LINH NGAY THẲNG ĐỂ ĐÓN CHÚA 

Lm. M.Bartholome Nguyễn Văn Thời

            Trong những năm gần đây, để giúp phát triển kinh tế cho đất nước, nhiều ngôi nhà của người dân đã phải giải tỏa để mở rộng thêm con đường đi lại. Tuy nhiên, cũng có khi người ta mở rộng một con đường nhằm mục đích khác: chẳng hạn để đón tiếp một ông chủ tịch, hoặc một vị tổng thống của một nước nào đó đến thăm quê hương hay đất nước của mình…

            Phụng vụ Lời Chúa trong Chúa nhật II Mùa vọng hôm nay cũng mời gọi mọi người chúng ta phải chuẩn bị một con đường cho ngay thẳng, con đường đó không nhằm để phát triển khu đô thị mới, kinh tế mới, cũng không phải để đón tiếp ông chủ tịch hay tổng thống về nước, nhưng là để đón Vua Hòa Bình ngự đến, Vua Hòa Bình đó là Ngôi Hai Thiên Chúa làm Người.

            Bài đọc thứ nhất, ngôn sứ Isaia nói: ““Trong sa mạc, hãy mở một con đường cho Đức Chúa, giữa đồng hoang, hãy vạch một con lộ thẳng băng cho Thiên Chúa chúng ta. Mọi thung lũng sẽ được lấp đầy, mọi núi đồi phải được bạt xuống, nơi lồi lõm sẽ hóa thành đồng bằng, chốn gồ ghề nên vùng đất phẳng phiu”. Và thánh Gioan tiền hô trong bài Tin mừng cũng mời gọi chúng ta: “Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối ngay thẳng để Người đi”.

           Mở một con đường cho Đức Chúa theo lời mời gọi của ngôn sứ Isaia, hay là dọn sẵn một con đường ngay thẳng cho Người đi theo lời mời gọi của thánh Gioan trong bài Tin mừng hôm nay, không phải là con đường vật chất bằng đất bằng đá, bằng nhựa, nhưng là con đường tâm linh của mỗi người. Thật vậy, con đường vật chất được dùng làm phương tiện đi lại, nhưng nếu con đường đó quá chật hẹp, lại có nhiều chỗ cong queo, gồ ghề thì sẽ làm cho người ta đi lại khó khăn. Con đường tâm linh của mỗi người chúng ta cũng thế, nếu luôn chứa đầy nọc độc của ‘tham, sân, si’, thì càng làm ngăn trở Thiên Chúa đến viếng thăm ngôiâ nhà thiêng liêng của chúng ta và ngăn trở chúng ta đến với tha nhân.

          Mùa vọng là mùa của niềm vui hy vọng, mùa của Giáo hội chào đón ngày kỷ niệm Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người cách đây hơn 2000 năm. Mùa vọng còn có ý nghĩa sâu xa đối với Giáo hội, đó là ngày Giáo hội mong đợi Con Thiên Chúa tái lâm lần thứ hai, hầu dẫn đưa nhân loại chúng ta về hưởng tôn nhan Nước Trời. Nhưng để có thể được vào chung hưởng tôn nhan Nước Trời, thì ngay đời này chúng ta phải chuẩn bị cho mình những thứ hành trang thiêng liêng: một đời sống bác ái, yêu thương và luôn tỉnh thức không để cho lòng mình chiều theo những cám dỗ xấu xa của ác quí. Những thứ xấu xa đen tối của tội lỗi ngăn cản chúng ta đến với Chúa và tha nhân, chúng ta phải mau mau loại trừ. Con đường tâm linh của chúng ta còn nhiều cong queo do sự dối trá đem lại, chúng ta hãy sống cho công minh, trính trực. Con đường tâm linh của chúng ta còn chứa đầy những hố sâu của lòng tham lam, chúng ta hãy lấp cho đầy tình yêu thương và bác ái. Con đường tâm linh của chúng ta còn chứa nhiều thứ gồ ghề của cái tôi ích kỷ, của sự kiêu căng, chúng ta hãy san cho bằng nhân đức hiền lành và khiêm nhường…Có được như thế thì mùa vọng mới đem lại cho chúng ta nhiều ý nghĩa, và hơn nữa nếu giờ của Chúa đến bất cứ lúc nào, chúng ta cũng sẵn sàng ra đi với Chúa trong niêm vui an bình.

          Thánh Gioan tiền hô là mẫu gương cho mọi người kitô hữu chúng ta sống triệt để tinh thần của mùa vọng. Ngài không buông theo những cám dỗ của phù hoa thế tục, nhưng ngay từ thời niên thiếu ngài đà lánh vào hoang địa để sống một đời khổ hạnh, kết hiệp với Thiên Chúa và kêu gọi người ta bỏ đường tội lỗi để được ơn tha thứ. Nhân đức nổi bận nơi thánh Gioan không chỉ là sống khó nghèo, trinh khiết, nhưng là lòng khiêm tốn thẳm sâu. Ngài được dân chúng hâm mộ như một vị Cứu Tinh, nhiều người Dothái thời đó đã lầm tưởng Gioan tiên hô là Đấng Cứu Thế mà họ hằng mong đợi, nhưng Gioan đã khiêm tốn nhận đúng vai trò của mình chỉ là người đi trước để dọn đường cho Đấng Cứu Thế đến sau: “Tôi đây không phải là Đấng mà các ông lầm tưởng, tôi chỉ là tiếng hô trong hoang địaCó Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người”.

          Mọi người kitô hữu chúng ta được mời gọi noi gương thánh Gioan trở nên con người khiêm tốn trong lời nói và việc làm của mình, cũng như được mời gọi noi gương thánh Gioan đi vào sa mạc nội tâm của mình, và hô lớn tiếng cho thế giới thời nay biết bỏ đường tội lỗi, quay trở về với Chúa để đón nhận ơn cứu độ. Nhưng để cho tiếng hô của chúng ta có thể vang vọng đến tai của thế giới, thiết nghĩ chúng ta phải biết họa lại đời sống của Gioan, hãy bỏ lại những thứ không thích hợp với tin mừng để sống một đời sống đơn sơ, khó nghèo kết hiệp với Thiên Chúa.

            Xin thánh Gioan tiền hô cầu bầu cho Giáo hội chúng ta, luôn có nhiều vị ngôn sứ biết ra đi và mạnh dạn hô lớn tiếng cho thế giới nhận biết Chúa Giêsu bằng chính đời sống thánh thiện và gương lành của mình như thánh Gioan ngày xưa, để Danh Chúa được cả sáng.

 

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ sáu, ngày 27 tháng 6 Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu

Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu Mt 11,25-30 Dom. Mai Đăng Minh; CĐ: Thiên Phước Thánh Tâm Chúa Giêsu Mở Ra Vì Yêu Hôm nay chúng ta long trọng...

Ngày 24-06, lễ Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả “Tên cháu là Gioan” – Ơn gọi và sứ mạng từ lòng mẹ

Ngày 24-06, lễ Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả "Tên cháu là Gioan" – Ơn gọi và sứ mạng từ lòng mẹ Lasan Ngô Văn Vỹ,...

24/6 Lễ Sinh Nhật thánh Gioan Tẩy Giả, Lc 1,57-66.80: Người con của ân phúc

    NGƯỜI CON CỦA ÂN PHÚC (Lc 1,57-66.80) Lam Châu, Phước Lý Theo Tin Mừng Luca, ông Dacaria và bà Elisabeth đều thuộc dòng tộc tư tế Aharon...

Chúa Nhật Kính Mình và Máu Chúa Kitô: Thánh Thể – Bí tích Tình Yêu, nguồn sống

Chúa Nhật Kính Mình Và Máu Thánh Chúa Kitô Thánh Thể – Bí Tích Tình Yêu, Nguồn Sống Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, trong niềm...

29/6: Lễ hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô

  Suy niệm  Lễ kính hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô M. Tadeo OCist, Fatima Lễ kính hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô không chỉ là...

Lễ Chúa Ba Ngôi: Ba Ngôi sống trong ta

Lễ Chúa Ba Ngôi CHÚA BA NGÔI SỐNG TRONG TA (Mt 28,16-20) Luca, CĐ Phước Thiên Chúa Ba Ngôi là một trong những mầu nhiệm trung tâm của...

Lễ Chúa Ba Ngôi: Mầu Nhiệm Tình Yêu

MẦU NHIỆM TÌNH YÊU  M. Teresa Avila Thảo- PH       Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi muôn đời vẫn là một chân lý cao...

Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống: Thần Khí…

    THẦN KHÍ (Cv 2,1-11; 1Cr 12, 3b-7.12-13; Ga 20, 19-23)    M. Teresa Avila Thảo, Phước Hải      Trong hành trình làm người, mỗi người đều...