Thứ năm, 21 Tháng mười một, 2024

Chúa Nhật XXIV TN, B, Mc 8,27-35: Mức độ biết Đức Giêsu

 

MỨC ĐỘ BIẾT ĐỨC GIÊSU

(Mc 8,27-35)

M. Bosco, PS

    “Đức Giêsu là ai?” là câu hỏi được đặt ra suốt 20 thế kỷ nay và tiếp tục được hỏi nữa. Câu hỏi này xem ra dễ đối với người Kitô hữu thời nay vì chỉ việc “copy” câu trả lời của thánh Phêrô: “Thầy là Đấng Kitô” là có câu trả lời đúng. Nhưng lại thực sự khó cho tất cả mọi người khi trả lời một cách hoàn chỉnh. Bởi lẽ câu trả lời hoàn chỉnh phụ thuộc vào mức độ: anh, hay chị, biết Đức Giêsu đến mức độ nào?

  1. Biết Đức Giêsu qua tên gọi

    Đức Giêsu hỏi các môn đệ: “Người ta nói Thầy là ai?” Sự hiểu biết của dân chúng về Đức Giêsu còn giới hạn và sai lầm. Có người bảo Đức Giêsu là Gioan Tẩy Giả. Bởi vì họ đã thấy, đã nghe Gioan Tẩy Giả làm được những điều trỗi vượt hơn việc làm của bao bậc vĩ nhân. Chẳng may ông bị vua Hêrôđê cho chém đầu chết rồi. Nay họ thấy Đức Giêsu cũng làm những việc vĩ đại và giảng dạy như một bậc đại tài nên họ đoán Đức Giêsu là Gioan Tẩy Giả, người bị vua Hêrôđê cho chặt đầu đã sống lại.

    Có người bảo Đức Giêsu là Êlia. Dân chúng thấy Đức Giêsu làm những điều vĩ đại, họ ngỡ rằng Đức Giêsu chính là Êlia. Vì ngày xưa ngôn sứ Êlia làm phép lạ, nay họ thấy Đức Giêsu cũng làm phép lạ và họ nghĩ rằng Đức Giêsu chính là Êlia đã sống lại vì họ dựa vào lời ngôn sứ Malaki: “Đây ta sai ngôn sứ Êlia đến với các ngơi, trước khi ngày ta đến, ngày vĩ đại và ngày kinh hoàng” (Ml 4,5).

    Người khác cho Đức Giêsu là một ngôn sứ nào đó. Họ thấy việc Đức Giêsu làm và nghe lời Người giảng dạy, họ đoán Người là một ngôn sứ đã sống lại. Đúng Đức Giêsu là một ngôn sứ, bởi vì Người làm vai trò truyền đạt lại những gì Chúa Cha muốn nói. Đức Giêsu là một ngôn sứ, nhưng Người còn hơn cả ngôn sứ, vì Người là Đấng được Chúa Cha xức dầu Thánh Thần. Quả vậy, “Khi Đức Giêsu chịu phép rửa xong, vừa ở dưới nước lên, thì kìa các tầng trời mở ra. Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người” (Mt 3,16).

    Đến lượt Đức Giêsu hỏi các môn đệ: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Phêrô trả lời đúng danh xưng của Thầy mình: “Thầy là Đấng Kitô.” Câu trả lời của Phêrô nói lên một sự hiểu biết vượt xa hiểu biết lờ mờ và sai lạc của đại đa số dân chúng về Đức Giêsu. Đức Giêsu không thể bị giản lược vào những hình ảnh chung chung như ngôn sứ, hay như một người tài ba nào đó. Người là Đấng Kitô, nghĩa là Đấng được xức dầu thánh hiến để thực hiện công trình cứu độ.

    Câu trả lời của Phêrô cũng là một lời tuyên xưng về Đức Giêsu. Lời ấy là đỉnh cao của cái biết theo tên gọi và sứ mệnh của Người. Vì qua lời tuyên xưng này, cho thấy Đức Giêsu trỗi vượt hẳn so với Gioan Tẩy Giả, so với Êlia hay với bất cứ ngôn sứ thời xưa nào khác.

    Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở mức độ biết này, thì chỉ biết Đức Giêsu qua tước vị của Người. Tin Mừng hôm nay như đòi hỏi một thứ biết sâu xa hơn đó là biết bằng việc theo và nên một với Đức Giêsu.

  1. Biết Đức Giêsu với mức độ nên một với Người

    Ngay sau khi Phêrô tuyên xưng Đức Giêsu là Đấng Kitô, thì Người liền loan báo về sự thương khó và phục sinh của Người: “Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngay sẽ sống lại.” Rồi ngay sau đó Người nói tiếp: “Ai muốn theo tôi phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo.” Điều này như muốn nói người môn đệ Đức Giêsu cần tiến tới một mức độ biết sâu xa hơn.

    Cái biết sâu xa về Đức Giêsu là chia sẻ cuộc sống với Người, là đi trên con đường Người đã đi, là hiệp thông với Người trong sự đau khổ, bị loại bỏ, bị giết chết và sau đó phục sinh với Người. Biết đến mức đó là nên một với Đức Giêsu, là mang Đức Giêsu trong mình. Lúc đó có thể nói một cách mạnh mẽ như thánh Phaolô: “Tôi sống nhưng không phải tôi sống mà Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20).

    Biết Đức Giêsu đến mức độ nên một với Người là một thách đố lớn đối với người môn đệ thực sự của Đức Giêsu hay những ai muốn biết rõ Đức Giêsu là ai. Thách đố đó là: “Từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo.” Mình là cái làm nên tôi, làm nên sự sống của tôi. Ai cũng yêu mình nên bỏ mình là một chuyện lớn. Bình thường chúng ta bỏ cái bên ngoài mình đã là khó, ở đây đòi hỏi phải bỏ chính mình lại càng khó hơn. Tuy nhiên, đó là cái giá phải trả cho những ai muốn làm môn đệ Đức Giêsu.

    Các thánh, nhất là các thánh tử đạo đã trải qua đau khổ đến mức bỏ mạng sống để làm chứng cho Đức Giêsu và họ được Giáo Hội tôn vinh. Các ngài là những người biết Đức Giêsu là ai ở mức độ cao nhất bởi họ đã hiến cả mạng sống mình vì Đức Giêsu. Họ là những người sống là sống cho Chúa và chết cũng chết cho Chúa.

Quả là để trả lời cho câu hỏi: “Đức Giêsu là ai?” không đơn giản bằng một câu trả lời đúng, mà phải trả lời bằng một cuộc sống với giá rất đắt: nên một với Đức Giêsu bằng việc từ bỏ chính mình, vác thập giá mình. Đây là cái giá phải trả để đi đến phục sinh và cũng là con đường Đức Giêsu đã đi và Người đang chờ chúng ta ở cuối đường. Ai muốn biết Đức Giêsu là ai không thể đi con đường nào khác.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

…Xin Người cho anh em biết con người và ơn gọi của anh em là gì…

Một vài suy nghĩ về con người và ơn...

01/11 Các Thánh Nam Nữ, Mt 5,1-12a: Tấm gương Các Thánh

  TẤM GƯƠNG CÁC THÁNH (Kh 7,2-4.9-14, Mt 5,1-12a)  M. Bosco, PS  ...

Ai tín

Cái giá của người môn đệ

24/11 - LỄ KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT...

Chúa Nhật Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Ga 20,19-23: Vai trò của Chúa Thánh Thần

VAI TRÒ CỦA CHÚA THÁNH THẦN (Ga 20,19-23) M. Michael Thành,...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón ngày tận thế

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón Ngày Tận Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật áp chót năm...

Chúa Nhật XXXIII TN, B, Mc 13,24-32: Không biết ngày giờ tận thế vẫn tốt hơn?

    KHÔNG BIẾT NGÀY GIỜ TẬN THẾ VẪN TỐT HƠN? (Mc 13,24-32) M. Eugenio Nguyên, Phước Lý Có một bí mật, mà bất cứ thời đại nào, cho...

Chúa Nhật 32 TN, B, Mc 12,38-44: Tấm lòng sẻ chia của bà góa nghèo

      Tấm lòng chia sẻ của bà góa nghèo M. Phaolô Thụy, Châu Thủy Ý nghĩa và giá trị của việc dâng cúng như thế nào? Bài...

Chúa Nhật XXXI Thường Niên B (Đnl 6,2-6; Dt 7,23-28; Mc 12,28b-34) Điều Răn trọng nhất

Chúa Nhật XXXI Thường Niên B (Đnl 6,2-6; Dt 7,23-28; Mc 12,28b-34) Điều Răn Trọng Nhất Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Luật tôn giáo Do Thái...

Chúa Nhật XXXI TN, B, Mc 12,28b-34: Điều Răn quan trọng nhất

      ĐIỀU RĂN QUAN TRỌNG NHẤT (Mc 12,28b-34) M. Michael Hội, Phước Lý Là người tín hữu Công giáo, ai trong chúng ta cũng biết tới Mười Điều...

Ngày 01/11: Các Thánh Nam Nữ (Mt 5,1-12) Các Thánh nên thánh giữa đời thường

    Ngày 01/11: Các Thánh Nam Nữ CÁC THÁNH NÊN THÁNH GIỮA ĐỜI THƯỜNG Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, Hội thánh long trọng kính...

Ngày 01/11: Các Thánh Nam Nữ (Mt 5,1-12) Các Thánh là người được ánh sáng Chúa chiếu qua

Ngày 01/11: Các Thánh Nam Nữ (Mt 5,1-12) CÁC THÁNH LÀ NGƯỜI ĐƯỢC ÁNH SÁNG CHÚA CHIẾU QUA Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Các thánh...

01/11 Các Thánh Nam Nữ, Mt 5,1-12a: Tấm gương Các Thánh

  TẤM GƯƠNG CÁC THÁNH (Kh 7,2-4.9-14, Mt 5,1-12a)  M. Bosco, PS      Chuyện kể rằng: Ngày kia một em bé được đi viếng một nhà thờ...

Chúa Nhật XXX TN, B, Mc 10,46-52: Đức tin làm nên phép lạ

    ĐỨC TIN LÀM NÊN PHÉP LẠ (Mc 10,46-52) M. Mai Liên, CĐ Phước Thiên       Khi ước mong một điều gì đó người ta luôn...

Chúa Nhật XXX Thường Niên B (Gr 31,7-9; Dt 5,1-6; Mc 10,46-52) Xin cho con nhìn thấy

Chúa Nhật XXX Thường Niên B  (Gr 31,7-9; Dt 5,1-6; Mc 10,46-52) Xin Cho Con Nhìn Thấy Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thánh sử Máccô kể...