Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam – Phải chăng tử đạo vì chán đời?

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

Phải Chăng Tử Đạo Vì Không Muốn Sống Nữa?

Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist

Hôm nay, toàn thể Giáo hội hân hoan mừng kính các thánh tử đạo trên đất nước Việt Nam chúng ta: 117 vị hiển thánh và Chân phước Anrê Phú Yên tử đạo. Thực tế, các vị tử ở Việt Nam có tới 300.000 vị, có lẽ nhiều vào bậc nhất thế giới.

Các vị tử đạo gồm mọi thành phần: Giám mục, Linh mục, Tu sĩ, Giáo dân, quan quân, nhà giáo, lương y… nam nữ, già trẻ các ngài là các bậc tổ tiên của chúng ta trong đức tin. Bởi vậy, là người Việt Nam, chúng ta vinh hạnh được mang dòng máu của các ngài.

Các vị được gọi là thánh tử đạo vì đã can đảm đón nhận cái chết vì đạo Chúa. Các ngài đã hi sinh đến giọt máu cuối cùng để làm chứng cho đức tin. Các ngài đã giặt sạch áo mình trong máu Chúa Kitô: nghĩa là các ngài can đảm đón nhận mọi hình khổ và cái chết như Chúa Kitô chỉ vì tình yêu Chúa và yêu tha nhân.

Là người ai không sợ chết? Chính Chúa Kitô cũng sợ hãi cái chết. Theo lẽ tự ai cũng muốn sống và muốn sống lâu nữa: người ta tìm đủ cách để sống lâu chẳng hạn: ăn uống, nghỉ ngơi, thể dục, hay uống thuốc, chữa bệnh để bảo toàn mạng sống. Với các vị tử đạo Việt Nam, các ngài có thể dễ dàng bảo toàn mạng sống khi nói với vua quan: “Tôi bỏ đạo”, hay chỉ cần nói: “vâng”, khi quan hỏi: “Ngươi có bỏ đạo không?”, thậm chí chẳng cần nói gì, chỉ gật đầu, hay để yên cho người ta khiêng mình qua thánh giá; thế là vừa giữ được mạng sống mà lại vừa được bổng lộc, vàng bạc, chức tước… Vậy, phải chăng các vị tử đạo chán đời khi chọn cái chết? Thực tế, chúng ta nhận thấy ba điểm son trong cuộc tử đạo của các ngài:

Trước hết, cái chết của các vị tử đạo tổ tiên chúng ta đã nói lên một quan niệm sống: Sống không chỉ là tồn tại mà là dấn thân cho một lý tưởng cao đẹp. Các thánh tử đạo đã sống là sống cho Chúa và chết là chết cho Chúa. Lý tưởng của các ngài là Chúa Kitô. Chính vì thế khi bị thế lực trần gian cấm không cho sống theo Chúa Kitô thì các ngài thà chết để trung thành với lý tưởng cao đẹp này. Thánh Micae Mỹ khi bị tra khảo và dụ dỗ bỏ đạo, ngài khẳng khái: “Tôi đã suy xét và tin đạo Chúa là đạo thật, nên tôi không chối đạo bao giờ”.

Thứ đến, cái chết của các vị tử đạo tổ tiên chúng ta chứng tỏ một lòng tin trung thực, không giả dối: Các vị tử đạo tin rằng có Thiên Chúa, có linh hồn, có đời sau. Vậy khi các ngài dám chết vì đạo là các đã sống trung thực niềm tin ấy. Cái chết của các vị chứng tỏ rằng Thiên Chúa hằng sống và linh hồn bất tử sau khi chết các ngài sẽ được sống hạnh phúc bên Chúa đời đời. Thánh Anrê Dũng Lạc tuyên bố: “Đông qua tiết lại thời xuân tới,

khổ trảm mai sau hưởng phúc lành,

làm kẻ anh hùng chi quản khó,

nguyện xin cùng gặp chốn Thiên Đàng”.

Sau nữa, cái chết của các vị tử đạo giúp chúng ta nhận ra rằng trần gian này là tạm bợ, không có gì bảo đảm: sắc đẹp, tiền tài, danh vong, ngay cả thân xác này cũng có ngày tan rã, duy chỉ có Thiên Chúa là trường tồn đáng để con người tôn thờ mến yêu. Lần kia quan án gọi thánh Laurenxô Ngôn và dụ dỗ: “Anh còn trai trẻ, sao lại dại dột muốn chết? Hãy bước qua Thập Tự, anh sẽ được trả về với gia đình”. Ngài trả lời: “Tôi giữ đạo tôn thờ Chúa tể trời đất. Thập giá là phương thế Thiên Chúa đã dùng để cứu độ nhân loại, tôi chỉ có thể tôn kính chứ không bao giờ chà đạp. Nếu quan cho tôi sống tôi cám ơn quan, còn không, tôi sẵn sàng vui lòng chịu chết vì đức tin vào Chúa tôi”. Cùng một chí khí như vậy, trước lời dụ dỗ ngon ngọt của quan, Thánh Theophan Ven trả lời: “Tôi đã suốt đời thuyết giảng về đạo thánh, nay tội lại đạp lên thánh giá thế nào được? Tôi thiết nghĩ sự sống đời này đâu quý hơn đến nỗi tôi phải bỏ Đạo mà mua”.

Hôm nay, chúng ta hân hoan mừng kính các thánh tử đạo tổ tiên của chúng ta. Chúng ta mang ơn các ngài đã để lại trong chúng ta dòng máu anh hùng tử vì đạo. Chúng ta cám ơn các ngài hằng chuyển cầu cho chúng ta bên tòa Chúa. Chúng ta ngưỡng mộ lòng tin trung thành bất khuất các ngài đặt nơi Chúa, cho dù có phải thịt nát xương tan, đầu rơi máu chảy. Nhưng điều cần thiết và mang lại ý nghĩa cho cuộc đời của chúng ta hơn cả, là ra sức noi gương các ngài: luôn lấy Chúa Kitô làm quan trọng nhất trong cuộc đời mình.

Các thánh tử đạo tổ tiên chúng ta cũng là những con người yếu đuối như chúng ta. Các ngài đã có những lúc chối Chúa, như ba vị thánh quân nhân: Augustino Huy, Nicola thể, Đaminh Đạt, nhưng sau đó các ngài đã biết hối hận và can đảm hiến mạng vì Chúa. Chúng ta cũng thế. Có thể nhiều lần, dưới nhiều hình thức chúng ta đã chối Chúa qua cách sống tham lam, oán ghét, bóc lột người khác… Chúng ta là những Kitô hữu, hữu danh vô thực khi hổ thẹn không dám làm dấu thánh giá nơi công cộng, khi không dám nói, hay không biết nói về Chúa cho mọi người, khi không tôn trọng và yêu mến Chúa nơi than nhân.

Nguyện xin các thánh tử đạo tổ tiên của chúng con cầu bầu, để chúng con dám can đảm sống mến Chúa và yêu người, trong mọi hoàn cảnh, cả khi vui cũng như lúc đau khổ buồn phiền, khi bình yên cũng như khi bị bách hại, để loan truyền tình yêu cứu độ của Chúa cho mọi người trên quê hương đất nước chúng con. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

“Ánh trăng” trong đan viện

“ÁNH TRĂNG” TRONG ĐAN VIỆN Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Thuở...

“Ngươi phải thờ cha kính mẹ” – Suy niệm Lời Chúa Thánh Lễ Mồng Hai Tết

“NGƯƠI PHẢI THỜ CHA KÍNH MẸ” Suy niệm Lời Chúa:...

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm)

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng...

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19: Hai cách làm chứng

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19 HAI...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...