Chủ Nhật, 6 Tháng 7, 2025

Suy niệm Chúa Nhật Lễ Lá: Chúa có việc cần dùng

 

 

Chúa Nhật Lễ Lá

CHÚA CÓ VIỆC CẦN DÙNG

(Lc 19,31.34)

Micae Pham Văn Khoa, Thiên Phước

“Chúa có việc cần dùng”. Đó là câu mà thánh Luca đặt hai lần, trên môi Chúa Giêsu và trên môi hai môn đệ, khi Chúa dặn họ đi dắt con lừa con về cho Chúa. Từ “Chúa” thánh Luca đã dùng tới 20 lần trong Tin Mừng của ngài, trong khi Tin Mừng theo thánh Matthêu và Maccô chỉ dùng có 1 lần. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao Chúa lại cần đến con lừa?

Câu chuyện Chúa vào thành Giêrusalem theo thánh Luca có một chi tiết gợi lên câu chuyện vua Salomôn được phong vương. Chi tiết đó là: “Các ông dắt lừa về cho Đức Giê-su, rồi lấy áo choàng của mình phủ trên lưng lừa, và giúp Người cỡi lên khi đó” (Lc 19,35). Vua Đavít nói với tư tế Xađốc và ngôn sứ Nathan là: hãy đem theo lính của vua, xức dầu tấn phong và đặt Salomôn trên con la cái của vua, rồi rước xuống Ghikhôn, “lúc đó người ta rúc tù và và toàn dân hô: “Vua Salomôn muôn năm!” Toàn dân tiến lên theo sau vua. Dân chúng thổi sáo và reo vui đến nỗi đất cũng chuyển động vì tiếng hò la của họ” (x. 1V 1,33-40). Phải chăng Luca muốn cho thấy Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem không những với tư cách là Messia, Đấng ngự đến nhân danh Chúa, mà còn muốn ám chỉ Chúa Giêsu là vua dân Israel, cũng như là vua toàn thể nhân loại nữa. Tuy nhiên có một điểm khác là Chúa Giêsu không ngồi trên con la, là con vật dùng cho chiến tranh, nhưng Ngài ngồi trên con lừa, là con vật dùng trong thời hòa bình. Luca cũng đã quy chiếu về lời ngôn sứ Dacaria như ba Tin Mừng kia nhưng cách mặc nhiên, đó là câu: “Hãy bảo thiếu nữ Xi-on: Kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi hiền hậu ngồi trên lưng lừa, lưng lừa con, là con của một con vật chở đồ” (Dcr 9,9; Mt 21,5; Ga 12,15).

Như vậy “Chúa có việc cần dùng” đến con lừa có thể hiểu theo những ý sau:

Chúa là vua nhưng không theo nghĩa chính trị, bao hàm những mưu tính theo kiểu con người: xâm lấn, chiếm đoạt, giết chóc, gây chia rẽ, tạo nên những mối thù hằn, để rồi cuộc xung đột giữa người với người cứ kéo dài mãi (những cuộc chiến ở Trung Đông cũng như các nơi khác trên thế giới là một bằng chứng). Chúa là vua theo nghĩa vũ hoàn, hiện sinh, tình yêu, hòa bình, liên kết, cứu độ và đưa mọi người vào vương quốc tình yêu bất diệt của Ngài. Để trở thành vị vua đó, Chúa Giêsu đã phải chọn con đường khiêm nhường, yêu thương, hi sinh, phục vụ, dấn thân cho đến chết và chết tủi nhục trên thập giá. Cuộc thương khó theo Tin Mừng Luca mà chúng ta sắp được nghe hôm nay, cho thấy các kinh sư và thượng tế Dothái đã dùng những thủ đoạn chính trị để kết liễu mạng sống Chúa Giêsu như thế nào. Họ tố cáo Người rằng : “Chúng tôi đã phát giác ra tên này sách động dân tộc chúng tôi, và ngăn cản dân chúng nộp thuế cho hoàng đế Xê-da, lại còn xưng mình là Mê-si-a, là Vua nữa” (x. Lc 23,2). Mặc dù giới thượng tế và kinh sư đã nhiều lần gài bẫy Chúa, nhưng Chúa không hề mắc mưu họ; mặc dù nhiều lần Chúa đã lánh đi hoặc nghiêm cấm không cho các môn đệ hay ai khác đồn thổi, hiểu lầm hay đeo bám Chúa theo kiểu một vị Messia chính trị. Thế nhưng kẻ ghét Chúa vẫn có cớ tố cáo và kết án Chúa. Họ đã thành công và Chúa biết chắc là họ đã thành công ở một phương diện nào đó. Thế nhưng, sự thật vẫn là sự thật. Đó là: Chúa không xưng mình là vua theo kiểu người đời, nhưng Ngài là vua theo kế hoạch của Thiên Chúa Cha, kế hoạch của tình thương, sự sống và ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại.

Cả bốn tác giả Tin Mừng đều cho thấy Đức Giêsu muốn làm cho lời sấm của Dcr 9,9-10 (đoạn văn duy nhất nói về một Đấng Mê-si-a khiêm tốn) được nên trọn: “Nào thiếu nữ Xi-on, hãy vui mừng hoan hỷ! Hỡi thiếu nữ Giê-ru-sa-lem, hãy vui sướng reo hò! Vì kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi: Người là Đấng Chính Trực, Đấng Toàn Thắng, khiêm tốn ngồi trên lưng lừa, một con lừa con vẫn còn theo mẹ. Người sẽ quét sạch chiến xa khỏi Ép-ra-im và chiến mã khỏi Giê-ru-sa-lem; cung nỏ chiến tranh sẽ bị Người bẻ gãy, và Người sẽ công bố hoà bình cho muôn dân. Người thống trị từ biển này qua biển nọ, từ sông Cả đến tận cùng cõi đất”.

Qua lời ngôn sứ này, chúng ta thấy dung mạo Đấng Kitô của Thiên Chúa , Đức Vua của hòa bình đi sát với hình ảnh con lừa con. Chúng ta thử phân tích một chút để thấy được phần nào dung mạo của Vua Giêsu:

Con lừa, được dùng vào thời không có chiến tranh, dùng để chở người hay vận chuyển đồ. Vua Giêsu đến không phải để được phục vụ nhưng chính Ngài muốn và tự nguyện phục vụ mọi người cho đến hơi thở cuối cùng của đời Ngài.

Con lừa con, một con vật chưa hề chở đồ, vẫn còn theo mẹ. Vua Giêsu là đấng hiền lành và khiêm nhường tột cùng; Ngài chưa hề vấn vương bất cứ tội lụy gì của nhân trần (ít nhất 3 lần Philatô nói Chúa Giêsu vô tội (x. Lc 23, 4.14.22); Ngài luôn vâng theo thánh ý Cha, Ngài theo Cha cho đến khi Ngài thốt lên: “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha” (Lc 23,46).

Con lừa con còn cho thấy một vị Vua hiền lành và khiêm nhường thẳm sâu. Ngài không hề đối đầu với quân gian ác, không nguyền rủa chúng, nhưng luôn cầu nguyện cho chúng. Trên thập giá Ngài đã cầu nguyện: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34).

Tóm lại. Bài tường thuật Chúa vào thành Giêrusalem cách long trọng cũng như bài thương khó theo thánh Luca hôm nay, trình bày một vị Vua Giêsu vừa là con người vừa là Con Thiên Chúa tối cao. Ngài là Con Thiên Chúa khi thực hiện những lời ngôn sứ nói về Ngài; Ngài là con người khi dùng con lừa con làm biểu tượng. Nếu như Ngài cần con lừa để mặc khải quan điểm Thiên sai của Ngài, quan điểm của sự hiền lành, khiêm nhường, vô tội, hòa bình, yêu thương và phục vụ, thì Ngài cũng cần chúng ta, những môn đệ đích thực của Ngài. Chúng ta không chỉ trải áo hay tung hô Ngài là Vua lòng chúng ta, Vua thật của toàn nhân loại chúng ta, mà quan trọng hơn, chúng ta phải là con lừa nào đó, để đưa Chúa đến với muôn người. Chúng ta cần phải sống sao để cho dung mạo của Đấng hiền lành, khiêm nhường và yêu thương như thế họa lại trong cuộc đời chúng ta.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XIV Thường Niên, Năm C, Lc 10,1-12.17-20: Muôn nẻo loan Tin Mừng

Chúa nhật 14 Thường niên, Năm C, Lc 10,1-12.17-20 Muôn Nẻo Loan Tin Mừng Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Anh em hãy đi!” – đó là mệnh...

11/7 Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Phần thưởng

      PHẦN THƯỞNG  (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-29; Mt 19,27-29)                                    ...

Chúa Nhật XIV TN, C, Lc Lc 10,1-12.17-20: Chúa Giêsu sai các môn đệ đi rao giảng Tin Mừng

    CHÚA GIÊSU SAI CÁC MÔN ĐỆ ĐI RAO GIẢNG TIN MỪNG (Lc 10,1-12.17-20) Đaminh Hạnh Lê Văn Chương, Phước Hiệp Bài Tin Mừng Chúa Nhật XIV Thường...

Chúa Nhật XIV TN, C: Niềm vui của người môn đệ Đức Giêsu

  Niềm vui của người môn đệ Đức Giêsu (Lc 10,1-9)                                ...

Ngày 29/6 – Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô: Hai con người, hai cách làm chứng, một đức tin

Ngày 29/6 – Lễ Thánh Phêrô và Thánh Phaolô Tông Đồ Hai Con Người – Hai Cách Làm Chứng Một Đức Tin Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Năm C (Ed 34,11-16; Lc 15,3-7) – Xin ơn thánh hóa các linh mục: “Này là trái tim quá...

Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Năm C (Ed 34,11-16; Lc 15,3-7) - Xin ơn thánh hóa các linh mục “Này là trái tim quá yêu...

Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu: Thánh Tâm Chúa Giêsu mở ra vì yêu

Thánh Tâm Chúa Giêsu Mở Ra Vì Yêu (Mt 11,25-30) Dom. Mai Đăng Minh, Thiên Phước Hôm nay chúng ta long trọng mừng lễ Thánh Tâm Chúa...

Ngày 24-06, Lễ Sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả: “Tên cháu là Gioan” – Ơn gọi và sứ mạng từ lòng mẹ

Ngày 24-06, Lễ Sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả "Tên cháu là Gioan" – Ơn gọi và sứ mạng từ lòng mẹ Lasan Ngô Văn Vỹ,...

24/6 Lễ Sinh Nhật thánh Gioan Tẩy Giả, Lc 1,57-66.80: Người con của ân phúc

    NGƯỜI CON CỦA ÂN PHÚC (Lc 1,57-66.80) Lam Châu, Phước Lý Theo Tin Mừng Luca, ông Dacaria và bà Elisabeth đều thuộc dòng tộc tư tế Aharon...

Chúa Nhật Kính Mình và Máu Chúa Kitô: Thánh Thể – Bí tích Tình Yêu, nguồn sống

Chúa Nhật Kính Mình Và Máu Thánh Chúa Kitô Thánh Thể – Bí Tích Tình Yêu, Nguồn Sống Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, trong niềm...