Chủ Nhật, 8 Tháng mười hai, 2024

Suy niệm: Lễ Dâng Chúa Giêsu trong Đền Thánh

Suy niệm Lễ Nến

(Ml 3, 1-4; Dt 2, 14-18; Lc 2, 22-40)

TRỞ NÊN CON NGƯỜI CỦA SỰ GẶP GỠ

Mai Lệ Thi, CĐ Phước Thiên

Có thể nói, gặp gỡ là một trong những yếu tố xây dựng các mối tương quan giữa con người với nhau. Có những cuộc gặp gỡ thoáng qua thì cũng có những cuộc gặp gỡ đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời. Bài Tin Mừng hôm nay đã thuật lại một cuộc gặp gỡ lịch sử của dân Chúa; một cuộc gặp gỡ đã được tiên báo từ trước, một cuộc gặp gỡ mà muôn dân trông đợi và cũng là niềm an ủi của dân Chúa. Cuộc gặp gỡ này ám chỉ tương quan giữa nhân loại với Thiên Chúa Cha, qua trung gian cần thiết của Đức Trinh Nữ Maria đồng công cứu chuộc. Cuộc gặp gỡ loan báo Hy Tế Cứu Chuộc mang lại ơn cứu độ sau này. Cuộc gặp gỡ này còn loan báo vận mệnh tương lai, làm thỏa lòng mong đợi, đó là cuộc gặp gỡ giữa Đức Giêsu và cụ già Simêon. Chúng ta cùng tìm hiểu về cuộc gặp gỡ này.

 Đức Giêsu Con Người Của Sự Gặp Gỡ

Theo trình thuật Tin Mừng hôm nay, khi đã đủ thời gian đến ngày các ngài phải được thanh tẩy theo luật Môsê, bà Maria và ông Giuse đem con lên Giêrusalem, để tiến dâng cho Chúa, như đã chép trong luật Chúa truyền rằng: “Mọi con trai đầu lòng phải được thánh hiến, dành riêng cho Chúa” (Lc 2, 22-23). Được thần khí thúc đẩy, ông Simêon lên đền thờ vào lúc Cha và Mẹ của Hài Nhi đưa Ngài lên đền thờ, ông đã ẵm lấy Hài Nhi trên tay mà chúc tụng Thiên Chúa:

“Muôn lạy Chúa, giờ đây

theo lời Ngài đã hứa,

 Xin để tôi tớ này

 được an bình ra đi.

 Vì chính mắt con

 được thấy ơn cứu độ

Chúa đã dành sẵn

cho muôn dân:

Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại,

 Là vinh quang của Itrael dân Ngài” (Lc 2, 29-32).

Ông Simêon còn tiên báo về vận mệnh tương lai của Đức Giêsu và mẹ Người: “Cháu bé này được đặt làm duyên cớ cho nhiều người Itrael ngã xuống hay đứng lên… Như vậy, những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra”(Lc 2, 34-35). Đây là cuộc gặp gỡ đã được Thánh Thần linh báo; là ông sẽ không thấy cái chết trước khi được thấy Đấng Kitô của Đức Chúa (x. Lc 2,26). Đây còn là cuộc gặp gỡ giữa sự vâng phục của người trẻ và lời tiên tri của người già[1]. Theo Giáo hội Đông Phương, thánh lễ này thể hiện cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và Dân Người, mà hai cụ già Simêon và Anna là đại diện. Ðây cũng là cuộc gặp gỡ lịch sử của Dân Chúa; gặp gỡ giữa các người trẻ là Ðức Maria cùng thánh Giuse và các người già là Simêon cùng Anna. Chúa Giêsu là trung tâm, chính Người lôi kéo con người đến Ðền Thánh, nhà Cha Người. Có thể nói, đây là cuộc gặp gỡ khởi đầu cho các cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa với con người qua Đức Giêsu.

Đức Giêsu gặp gỡ con người như thầy thuốc đối với bệnh nhân, quyền năng Ngài chữa được hết mọi bệnh hoạn tật nguyền của con người (x. Mt 9,10-13). Ngài đến tìm và cứu những gì đã mất như cuộc gặp gỡ giữa Ngài và Gia kêu (x. Lc 19,1-10). Ngài gặp gỡ không phải để lên án nhưng là để tha thứ, yêu thương, tạo cơ hội làm lại cuộc đời như người phụ nữ ngoại tình và Phêrô khi chối Chúa ở trong dinh Cai- Pha (x.Ga 8,2-11; 18,15-27). Để gặp gỡ được con người, Ngài đã kiên trì chờ đợi như người cha nhân hậu chờ người con hoang đàng trở về, cho phục hồi lại địa vị làm con (x. Lc 15,11-32 ). Suốt ba năm rao giảng Ngài đã không mỏi mệt tìm gặp mọi mảnh đời và trên thập giá Ngài cũng không từ bỏ cơ hội gặp gỡ tên trộm lành (x. Lc 23,39-43). Nhất là trước khi trút hơi thở cuối cùng Ngài đã gặp gỡ Thiên Chúa Cha để xin tha cho con người với lời biện minh: “Vì chúng không biết việc chúng làm” (x. Lc 23,34).

Dù là cuộc gặp gỡ cá nhân hay tập thể, trong hội đường hay ngoài phố xá, lời lẽ mang giọng  điệu khuyên răn hay gay gắt lên án, trách phạt… Tất cả đều là cách thế Thiên Chúa biểu lộ lòng thương xót của Ngài qua dung mạo Đức Kitô. Phải chăng đời sống thánh hiến cũng được mời gọi trở nên con người của sự gặp gỡ?

Đời Sống Thánh Hiến Được Mời Gọi Trở Nên Con Người Của Sự Gặp gỡ

Trước khi về trời, Đức Giêsu đã trao lại cho các môn đệ cũng là cho mỗi người chúng ta sứ mạng ra đi làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Người (x. Mt 28,18-20). Lệnh truyền của Đức Giêsu đã được Giáo hội thực hiện hơn hai ngàn năm qua. Chúng ta là những người môn đệ theo sát Đức Kitô, cần thực hiện lệnh truyền cách triệt để hơn. Việc thực thi này thể hiện qua nhiều cách thức trong đó có hình thức gặp gỡ. Mỗi Hội dòng thể hiện cung cách gặp gỡ khác nhau. Như thánh Giáo hoàng Gioan Phalo II, trong triều đại của mình, ngài không ngừng mở rộng ảnh hưởng của Giáo hội Công giáo trong thế giới thứ ba. Ngài đã thực hiện rất nhiều chuyến công du tới hơn 129 quốc gia. Ngài ủng hộ hòa bình và đã lên tiếng phản đối chiến tranhchủ nghĩa phát xítchủ nghĩa cộng sản, chế độ độc tàichủ nghĩa duy vật, các phương pháp phá thai, cách thức chết êm dịu. Ngài cũng được coi là một trong những nguồn lực dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng Sản ở Ba Lan và Đông Âu. Đặc biệt, ngài là vị Giáo hoàng đầu tiên công khai xin lỗi về những lỗi lầm của Giáo hội trong quá khứ. Ngài cũng là vị Giáo hoàng đầu tiên đứng ra hòa giải với Chính Thống giáo Đông phương và Do Thái giáo; Anh giáo. Ngài là vị Giáo hoàng đầu tiên đứng ra tổ chức cuộc gặp gỡ với các lãnh đạo của các tôn giáo khác như Phật giáoKhổng giáoChính Thống Giáo Đông PhươngDo Thái giáoCao Đài và Hồi giáo; là vị Giáo hoàng đầu tiên đến thăm một ngôi đền Hồi giáo ở Syria; là vị Giáo hoàng đầu tiên tổ chức ra Ngày Giới trẻ Thế giới hằng năm; và cũng là vị Giáo hoàng đầu tiên đến thăm vùng Thánh Địa Giêrusalem [2]. 

 Nếu thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II luôn gặp gỡ để cổ võ cho công cuộc hòa giải và đối thoại liên tôn thì Mẹ Têrêsa luôn đấu tranh vượt qua đói nghèo và túng quẫn. Mẹ đến thắp lên ngọn lửa hy vọng sưởi ấm cuộc đời cho những ai đang thất vọng. Mẹ đến gặp gỡ, an ủi, yêu thương những người nghèo đói. Đối với người đau yếu nặng, Mẹ quan tâm chăm sóc đầy tình thương trong những giây phút “thập tử nhất sinh” và được chết trong nhân phẩm, được chôn cất theo niềm tin tôn giáo của họ; người Hồi giáo được đọc kinh Quran, người Hindu được tẩy rửa bằng nước sông Hằng, và người Công giáo được làm lễ xức dầu thánh. “Một cái chết đẹp”, Mẹ nói: “Cho những người từng sống kiếp thấp hèn như những con vật, nhưng chết như những thiên thần, được yêu thương và được trọng vọng”. Mẹ Têrêsa được đặt cho danh hiệu “Mẹ của những người cùng khổ”[3].

Là đan sĩ, đâu là cách thế bạn gặp gỡ người khác?

Theo Théodore Studio: “Đan sĩ là người chỉ nhìn một mình Thiên Chúa, chỉ mong ước một mình Thiên Chúa, chỉ gắn bó với một mình Thiên Chúa, và là người, khi phụng sự một mình Thiên Chúa, trở thành nguyên cớ bình an cho mọi người”. Với đặc sủng chuyên về chiêm niệm, mọi hoat động của đan sĩ được diễn ra trong nội đan viện. Cách thế đan sĩ gặp gỡ mọi người là nhân danh Giáo hội và cùng với Giáo hội cử hành các giờ thần vụ, đưa những trăn trở, đau khổ của kiếp nhân sinh vào đời sống cầu nguyện. Như trong huấn thị “Trái Tim Cầu Nguyện” Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắn nhủ Đan sĩ là những người ở bên cạnh trái tim nhân từ của Thiên Chúa, để khẩn cầu lòng Thiên Chúa cho toàn thế giới. Và đan sĩ ở bên cạnh lòng nhân từ của Thiên Chúa để khẩn cầu cho toàn thể nhân loại, để dâng lên Thiên Chúa tất cả những nỗi niềm, thao thức, đau khổ của toàn thể nhân loại này.

Ngoài ra, đan sĩ còn gặp gỡ mọi người khi sống tình huynh đệ ngay trong chính đan viện của mình; biết đón nhận ý Chúa qua những người có trách nhiệm, khiêm nhường lắng nghe khi được đóng góp ý kiến hay sửa lỗi, đi bước trước làm hòa với anh chị em, kiên nhẫn đối thoại để hiểu nhau, chia sẻ gánh nặng tinh thần và thể lý cho nhau, bước ra khỏi vỏ ốc an toàn, vượt qua được nghi kỵ về quan điểm cũng như thành kiến và ngay cả thù nghịch, cùng nhau xây dựng cộng đoàn. Và cuộc gặp gỡ quyết định chúng ta tiến đến gặp gỡ tha nhân là gặp gỡ chính Đức Kitô, vì nhờ gặp Ngài mà chúng ta được biến đổi, trở nên con người mới theo hình ảnh Đức Kitô, có khả năng sống tình đệ huynh với mọi người.

Như Đức Giêsu đến trần gian để hoàn thành chương trình cứu độ của Thiên Chúa, lập lại tương quan giữa con người với Thiên Chúa và với nhau, mỗi người chúng ta khi hiện hữu trên trần gian, cũng được mời gọi công tác vào chương trình cứu độ đó bằng việc trở nên dấu chỉ của tình thương Thiên Chúa đối với con người qua cách thức gặp gỡ ngay trong chính ơn gọi của mình. Chúng ta đã sống như thế nào? Sự hiện diện của chúng ta là niềm vui và bình an cho người khác hay là gánh nặng và gây sợ hãi? Những cuộc gặp gỡ của chúng ta để trao ban hay chỉ để lãnh nhận? Những cuộc gặp gỡ của chúng ta để nối kết tình huynh đệ hay gây chia rẽ?…  Để sự hiện diện của chúng ta trở nên ý nghĩa cho người khác, chúng ta hãy luôn sống trước sự hiện diện của Chúa, để người khác có thể gặp gỡ được Chúa qua cung cách hân hoan cử hành thần vụ, qua việc kiên nhẫn chu toàn những bổn phận hằng ngày trong âm thầm, qua cung cách ân cần và niềm nở với mọi người đến đan viện, biết hòa nhã, tôn trọng và lịch sự giữa anh chị em. Chúng ta đang cùng nhau bước đi trên con đường Hiệp Hành; cùng nhau nhìn về một hướng, không bước đi riêng rẽ bằng sức của mình nhưng là đi chung cùng nhau, cùng nắm tay nhau đi về Nhà Cha. 


[1] Dâng Chúa Giê-Su Trong Đền Thánh, https://annunciationchurch.net/news/02022020

[2] x. Giáo hoàng Gioan Phaolô II, https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Gioan_Phaol%C3%B4_II

[3] “Không phải tất cả chúng ta có thể làm những việc lớn, nhưng chúng ta có thể làm những việc nhỏ với tình yêu lớn”. https://www.giaoxuchinhtoadanang.org/khong-phai-tat-ca-chung-ta-co-the-lam-nhung-viec-lon-nhung-chung-ta-co-the-lam-nhung-viec-nho-voi-tinh-yeu-lon/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI Mầu nhiệm tội lỗi Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Đan viện Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón ngày tận thế

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón Ngày Tận Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật áp chót năm...