Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Suy niệm Lời Chúa CN III Mùa Vọng, A: “Vui lên anh em…Chúa đã gần đến”

“VUI LÊN ANH EM…CHÚA ĐÃ GẦN ĐẾN

(Is 35,1-6a.10; Gc 5,7-10; Mt 11,2-11)

 

M. Matthêu Viết, PL

Khi nói đến “niềm vui”, chúng ta hiểu đây là biểu hiện của cảm xúc, mô tả các trạng thái tinh thần nơi con người như sự trải nghiệm tích cực, cảm thấy hạnh phúc, thoả mãn đam mê. Trong tâm lý học, việc mô tả niềm vui như một cơ chế phản hồi tích cực, thúc đẩy cơ thể để tái tạo những tế bào mới. Niềm vui được biểu hiện ra một phần bên ngoài như nụ cười, sự hớn hở, phấn khích hoặc những biểu hiện tế nhị hơn[1]. Nhưng có lẽ cách giải thích đầy đủ nhất về “niềm vui” đó là vắng bóng đau khổ. Bởi vì chẳng ai nói tôi cảm thấy vui mừng, phấn khởi khi gặp đau khổ, nhưng con người chỉ vui mừng khi có được thành công hay đạt được những thành tựu nhất định.

Chúa Nhật III Mùa Vọng là Chúa Nhật của niềm vui (Gaudete), vì thế thánh Phaolô mời gọi chúng ta: “Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: vui lên anh em! Sao cho mọi người thấy anh em sống hiền hòa rộng rãi, Chúa đã gần đến” (Pl 4,4-5). Đức Thánh Cha Phanxicô, trong bài huấn từ ngày 11 tháng 12 năm 2016, đã giải thích lời của thánh Phaolô như sau: “Thánh tông đồ không khuyên chúng ta vui mừng một niềm vui mang tính hời hợt, hay một niềm vui thuần tuý cảm xúc, cũng không phải một thứ niềm vui mà trần gian có thể mang lại, hay một thứ niềm vui mang tính tiêu thụ. Không, không phải niềm vui đó đâu, mà là một niềm vui đích thực hơn, một niềm vui mà Chúa mời gọi chúng ta khám phá ra hương vị của nó. Hương vị của một niềm vui đích thực, một niềm vui tác động đến đến phần hữu thể sâu xa nhất của chúng ta, trong khi chúng ta đang mong đợi Đức Giêsu ngự đến. Người là Đấng mang ơn cứu độ đến cho trần gian. Người là Đấng Thiên Sai đã được Thiên Chúa hứu ban” [2]. Cách giải thích của Đức Phanxicô gợi lên cho chúng ta hình ảnh về một niềm vui đích thực đó có sự hiện diện của Đấng Thiên Sai. Nói đúng hơn, đây là một lời nhắc nhở chúng ta về một niềm vui mà chúng ta sẽ được nắm giữ nhờ việc Con Thiên Chúa xuống thế làm người.

Chúng ta sẽ như thế nào khi không có sự hiện diện của Chúa? Chính ngôn sứ Isaia trong bài đọc thứ nhất đã nói: đó là vùng đất sa mạc, vùng đất hoang, nơi đồng khô cỏ cháy (x. Is 35,1). Chính nơi đây những bàn tay sẽ rã rời, đầu gối bủn rủn, những kẻ nhát gan, những người mù, những kẻ câm điếc (x. Is 35,3-5). Đây quả là một hoàn cảnh bi thương, tình trạng đau buồn và số phận thê thảm. Tuy nhiên, chính trong hoàn cảnh như thế lời loan báo của ngôn sứ Isaia về niềm vui, nói đúng hơn về ơn cứu độ của Thiên Chúa sẽ là niềm hy vọng, giúp con người có một cái nhìn đúng đắn về Thiên Chúa. Ở đó, tất cả sẽ được biến đổi, vùng đất hoang, nơi đồng khô cỏ cháy sẽ nở hoa như khóm huệ, vùng đất sa mạc sẽ được ban ánh huy hoàng, những bàn tay rã rời sẽ trở nên mạnh mẽ, đầu gối bủn rủn được vững vàng, người mù sẽ được nhìn thấy, kẻ nhát gan sẽ trở nên can đảm, người điếc được nghe, người câm sẽ cất tiếng nói, kẻ què được nhảy nhót như nai (x. Is 35,2-6a). Trước một viễn tượng được giải thoát như thế, vị ngôn sứ mời gọi mọi người can đảm lên, đừng sợ! Một khi đã nhận được phúc lành của Thiên Chúa, nghĩa là được giải thoát khỏi đau khổ và khóc than thì hãy cất tiếng hò reo giữa thánh điện Sion (x. Is 35,4a.10).

Những dấu hiệu được tiên tri Isaia loan báo để mạc khải ơn cứu độ của Thiên Chúa nay đã nên ứng nghiệm, được thực hiện trong Đức Giêsu. Chính Người đã khẳng định điều này, khi lên tiếng trả lời cho những người được thánh Gioan Tẩy Giả sai đến đó là: “Người mù được thấy, kẻ què được đi, người phong hủi được lành sạch, người điếc được nghe, kẻ chết sống lại” (Mt 11,5). Qua câu trả lời này, Chúa Giêsu muốn nói rằng: Tin Mừng không là những lời loan báo suông, mà trước tiên phải là những việc làm, được thực hiện một cách cụ thể. Nước Thiên Chúa không phải là một ý niệm trừu tượng, mà là một thực tại được thể hiện trong chính con người của Chúa Giêsu và những việc làm của Người. Nói cách khác, đây không phải là những lời nói suông, mà là những việc làm, chứng minh ơn cứu độ do Đức Giêsu mang đến đã tác động và hồi sinh con người như thế nào. Thiên Chúa đã đi vào lịch sử để giải phóng chúng ta khỏi ách nô lệ tội lỗi; Người đã cắm lều giữa chúng ta, để chia sẻ cuộc hiện sinh của chúng ta, để chữa lành, để băng bó những vết thương của chúng ta, và để ban cho chúng ta sự sống mới. Niềm vui là thành quả do ơn cứu độ và tình thương của Thiên Chúa mang lại cho chúng ta[3].

Niềm vui trong cuộc sống phải là thái độ cơ bản nhất của những người tin ở Thiên Chúa cứu độ. Chúng ta vui, bởi vì chúng ta tin rằng chúng ta là những người được cứu rỗi. Niềm vui đó cũng phải là một sự dấn thân của chúng ta, nghĩa là chúng ta phải chia sẻ, phải sống niềm vui đó với tất cả mọi người. Vì thế, niềm vui đích thực của chúng ta cũng được gắn liền với Tin Mừng của Chúa Giêsu, được loan báo bằng những hành động cụ thể. Niềm vui đích thực của chúng ta sẽ có những danh hiệu mới là: phục vụ, quảng đại, yêu thương, cảm thông, chia sẻ và tha thứ.

_________________________

[1] https://vi.wikipedia.org/wiki/niềmvui

[2] Huấn Từ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, chuyển ngữ: JB Lưu Văn Lộc, Nxb Đồng Nai 2019, tr. 25.

[3] x. Huấn Từ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, chuyển ngữ: JB Lưu Văn Lộc, Nxb Đồng Nai 2019, tr. 26.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

08/09 Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, Mt 1,1-16.18-23: Đức Maria cực trinh cực sạch

  ĐỨC MARIA CỰC TRINH CỰC SẠCH (Mt 1,1-16.18-23) M. Eusebia Hương,...

08/09 Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, Mt 1,1-16.18-23: Mừng Sinh Nhật Mẹ

MỪNG SINH NHẬT MẸ (Mk 5,1-4a; Rm 8,28-30, Mt 1,1-16.18-23) Đan...

11/7 Lễ thánh phụ Biển Đức, Mt 19,27-29: Từ bỏ mọi sự để theo Chúa

TỪ BỎ MỌI SỰ ĐỂ THEO CHÚA (Mt 19,27-29) M. Phaolô...

11/7 Lễ thánh phụ Biển Đức, Mt 19,27-29: Từ bỏ mọi sự mà theo Chúa

TỪ BỎ MỌI SỰ MÀ THEO CHÚA (Mt 19,27-29) FM. Đaminh...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...